Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Điều nên làm nếu lạc đường khi du lịch nước ngoài

Có thể bạn sẽ rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nan khi đi lạc mà điện thoại hết pin, mất sóng hoặc không thể bắt Wi-Fi; không có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ địa phương… Hãy chủ động và ghi nhớ những bí kíp nhỏ bên dưới, đôi khi điều này có thể cứu bạn khỏi hiểm nguy trong chuyến du lịch nước ngoài.

Xác định phương hướng

Một tip hiện đại để xác định phương hướng tương tự cách nhìn mặt trời và những vì sao chính là dựa vào ăng-ten chảo trong thành phố. Theo Tristan Gooley, tác giả cuốn sách sinh tồn The Natural Navigator: A Watchful Explorer’s Guide to a Nearly Forgotten Skill, chảo thu tín hiệu vệ tinh truyền hình trên nóc các toà nhà khắp thế giới thường hướng về phía xích đạo. Ví dụ, nếu bạn ở Bắc bán cầu, chảo thu tín hiệu vệ tinh sẽ hướng về phía nam.

Không phải mọi chảo thu ở mọi quốc gia đều tuân theo tiêu chuẩn này, nhưng nhìn chung hướng quay của chúng phải đủ chính xác để thu thập dữ liệu. Hãy nhớ rằng bất kỳ chảo thu vệ tinh đơn lẻ nào cũng có thể lệch hướng, vì vậy hãy nhìn vào khoảng 2 đến 3 thiết bị. Ảnh: Smarter Travel.

Quy tắc STOP

Nếu bị lạc giữa thiên nhiên, hãy tuân thủ quy tắc STOP.

Stop: Dừng lại. Lang thang vô định chỉ khiến người khác khó tìm thấy bạn hơn, vì vậy hãy ở yên nơi bạn thấy mình bắt đầu lạc.

Think: Nghĩ. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh, bạn không nên phung phí sức lực để làm bất kỳ điều gì cho tới khi nghĩ thông.

Observe: Quan sát. Hãy nhìn xung quanh để tìm thứ có thể trợ giúp bạn, như một nơi trú ẩn hay nguồn nước uống. Kiểm tra những vật dụng bạn mang theo để xem thứ gì có ích trong hoàn cảnh này.

Plan: Tính toán. Bạn cần lên kế hoạch để tìm hoặc tự tạo nơi trú ẩn; nhóm lửa để sưởi ấm, xua thú dữ và tạo tín hiệu gây chú ý bằng khói; tìm nguồn nước.

Đi tìm một nơi nổi tiếng

Bạn có nhớ nơi mình cần đến gần một địa điểm nổi tiếng nào không, như toà nhà cao tầng, trung tâm thương mại, công viên, núi hay bãi biển? Hãy nhờ người khác chỉ hướng cho bạn hoặc tìm một điểm trên cao như đài quan sát, ngọn đồi… để có tầm nhìn tốt hơn.

Tới trạm dừng phương tiện công cộng

Một bến xe buýt hay ga tàu điện ngầm thường có bản đồ khu vực lân cận, nhờ đó bạn có thể tính toán đi bộ hay bắt tàu xe về nơi mình muốn.

Nếu bạn không thể xác định điểm đến trên bản đồ, nhân viên trên xe buýt hoặc tàu điện có thể hỗ trợ. Ảnh: @brianac37/Flickr.

Bắt taxi

Nếu quá mệt mỏi khi lang thang trong thành phố, bạn có thể gọi taxi. Tuy nhiên, bạn cần chắc chắn về địa chỉ lưu trú của mình. Hãy nhờ lễ tân viết lại tên và địa chỉ khách sạn bằng tiếng địa phương, hoặc cầm theo name card, tờ rơi của khách sạn trước khi ra ngoài.

Tìm một khách sạn đẹp

Nhân viên khách sạn có thể giúp bạn gọi taxi ngay cả khi bạn không phải khách của họ. Du lịch nước ngoài, nếu cần chỉ đường bạn cũng có thể hỏi lễ tân của các khách sạn vì thường họ sẽ nói tiếng Anh tốt hơn người bình thường bạn gặp trên phố.

Bắt Wi-Fi

Nếu điện thoại hết dữ liệu internet, bạn hãy ghé vào một siêu thị, nhà hàng, quán cà phê, bar… và mua thứ gì đó nhỏ rồi xin mật khẩu Wi-Fi để dò đường. Hãy cẩn trọng với những nguồn Wi-Fi miễn phí vì tính bảo mật không cao.

Hỏi người qua đường

Ngay cả khi không nói tiếng địa phương, bạn có thể dùng các ứng dụng công nghệ để dịch ngoại ngữ. Google Dịch và nhiều app hiện nay cho phép bạn tải dữ liệu để sử dụng trên điện thoại mà không cần kết nối internet.

Du lịch nước ngoài, nếu không tin tưởng người đi đường, hãy tìm cảnh sát, hướng dẫn viên của một đoàn khách bất kỳ, hoặc nhân viên các nhà hàng, quán cà phê…

Dì ghẻ

Người ta đóng đinh vào người bà cái danh xưng "dì ghẻ", người ta lớn tiếng, ỉ ôi trước sự tham lam và dơ bẩn của bà. Nhưng thực chất...

Đôi Giày Rách Và Hai Đồng Tiền

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người...

Chu Văn An – Người thầy chuẩn mực của người Việt

Người thầy tài giỏi, nghĩa khí bậc nhất lịch sử Việt Nam khiến quỷ thần cũng muốn bái sư học đạo. Có bài thơ rằng: “Sông Đằng một dải dài...

Tết xưa của người Tràng An

Tết xưa của đất Tràng An mang phong vị rất riêng, ấm áp và thanh lịch của chốn tinh hoa hội tụ. Tết nay đến rồi, dư âm của Tết...

Đính chính vài chi tiết về các trận thuỷ chiến chống quân Nguyên

Đính chính vài chi tiết về các trận thuỷ chiến chống quân Nguyên tại vùng sông Bạch Đằng trong cuộc xâm lăng nước ta lần thứ ba. Đại Việt Sử Ký Toàn...

Khám phá chiếc đồng hồ cổ nhất ở nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Sài Gòn, một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn, điểm...

Diện mạo hoang sơ của Sài Gòn 1860 qua ảnh

Những hình ảnh do nhiếp ảnh gia Anh John Thomson thực hiện trong thập niên 1860 cho thấy một diện mạo còn rất hoang sơ của Sài Gòn… Hình ảnh...

6 cây cầu gắn liền với lịch sử Sài Gòn

Hơn 300 năm hình thành và phát triển, vùng đất Sài Gòn đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Trong đó, những cây cầu đã gắn liền với...

Tại sao có tên cầu “Nhị Thiên Đường ” ?

Ít ai biết tại sao gọi là Cầu Nhị Thiên đường do ông chủ hãng dầu nóng Nhị Thiên Đường xây cho người làm công của ông ở bờ phía...

Người Việt tôi – Trăm nghìn nhánh khổ

“…..Có lần đi chơi khuya, tôi gặp Bùi Giáng ở ngã ba Trần Quang Diệu – Trương Minh Giảng(3), ăn mặc chắp vá màu mè như phường tuồng, cầm cây...

Phong tục ăn uống của người An Nam

Đối với du khách muốn hiểu người An Nam từ trong căn nhà của họ, không gì thú vị hơn là quan sát họ trong khi ăn và nghiên cứu...

Vài nét kiến trúc Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20

Hà Nội hôm nay đã thay đổi diện mạo, nhiều con đường mới và công trình mới được xây dựng. Nhưng cũng từng có một Hà Nội rất khác trong...

Exit mobile version