Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Mọi thứ đều có giá trị tại Pháp

Không chỉ hút hồn khách du lịch và người yêu nghệ thuật trên toàn thế giới với những di sản văn hoá lâu đời, người Pháp còn luôn thể hiện mình là tiên phong về khả năng “hoán cải công năng” của các công trình và tối ưu cách giải “bài toán” phát triển bền vững.

Không có gì là bỏ đi tại Pháp

Trong quá trình đô thị hóa, một số địa điểm, dịch vụ xưa chắc chắn sẽ không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại. Thay vì phá bỏ xây cái mới, trong nhiều trường hợp, người Pháp chọn “tái chế” các địa điểm và cho chúng một cuộc sống mới. Rất nhiều những công trình cũ không còn giá trị sử dụng đã được người Pháp biến hóa tài tình trở thành cỗ máy kiếm tiền: Từ nhà tang lễ thành phố, các đường tàu, nhà ga, kho cũ, đến những chiếc cối xay gió… tất cả đều có thể trở thành một địa chỉ văn hoá và mang lại lợi ích kinh tế.

Bảo tàng Orsay nổi tiếng thế giới, nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật từ 1848 đến 1914. Năm 2015, bảo tàng đã thu hút 3,4 triệu lượt khách tới tham quan. Ít ai biết được rằng, địa điểm đã được sửa lại từ một ga tàu cũ không còn được sử dụng vào năm 1878.

Bảo tàng Orsay được sửa lại từ một ga tàu cũ không còn được sử dụng vào năm 1878.

Từ năm 2008, khu 104 (Centquatre Paris) không còn là nhà tang lễ của thành phố mà đã trở thành một trung tâm thực hành nghệ thuật đương đại, nơi sáng tác, triển lãm của các nghệ sỹ, nơi dạy mỹ thuật cho trẻ em. Đây cũng là nơi hội tụ nhiều nhà hàng cà phê, ăn uống.

Nhà tang lễ của thành phố mà đã trở thành một trung tâm thực hành nghệ thuật đương đại

Bước vào trường đại học Paris 7 mang tên nhà triết học Diderot, bạn sẽ thấy ngạc nhiên bởi cách đặt tên các toà nhà ở đây: Cối xay gió lớn, sảnh chứa bột… Một sự thật rất thú vị rằng, khu đất này trước kia vốn là nhà máy xay bột của thành phố Paris.

Một tầng của thư viện Đại học Paris 7

Khi đi dạo quanh khuôn viên trường, bạn sẽ gặp những chiếc máy xay bột khổng lồ được trưng bày trên nhiều tầng. Không chỉ tạo ra nét đẹp độc đáo, cách làm “tận dụng” này còn giúp người Pháp hồi tưởng lịch sử một cách sống động và chân thực.

Chiếc máy xay bột khổng lồ được trưng bày tại Đại học Paris 7
Trước đây từng có một hệ thống ray chạy quanh Paris gọi là vành đai nhỏ. Sau khi hệ thống này không được sử dụng nữa và bị bỏ hoang, nhiều nơi đã được quy hoạch chúng thành công viên hay nơi vui chơi giải trí.
Nhà kho cũ của tổng công ty đường sắt Pháp SNCF được chuyển thành công viên và là trụ sở của nhiều câu lạc bộ nghệ thuật, khiêu vũ.

Khu Grand train vốn là một nhà kho của khu La Chappelle, Paris đã trở thành bảo tàng đầu máy xe lửa và nơi quy tụ nhiều nhà hàng. Khách có thể ngồi ăn sẽ được trải nghiệm cảm giác như đang ngồi trong toa xe và biển báo tàu biến thành thực đơn khổng lồ, thuận thuận tiện cho khách hàng lựa chọn.

Khu Grand train vốn là một nhà kho của khu La Chappelle

Phát triển bền vững cần sự hài hòa

Một tiêu chuẩn cho những công trình xây dựng mới ở Paris: phủ xanh nóc nhà bằng cây xanh. Điều này có nghĩa là, tầng thượng của các khu nhà cao tầng phải được thiết kế để trồng các cây xanh loại lớn như trồng trên đường phố. Cây xanh không chỉ giảm CO2, làm mát mà còn đảm bảo sự đa dạng sinh thái – tiêu chí quan trọng của phát triển bền vững.

Một điều đặc biệt nữa, rất nhiều tòa nhà đồ sộ ở Pháp không có móng, bởi phía dưới vẫn còn ga tàu điện. Để bảo tồn những ga tàu này, họ chọn cách xây những dãy hàng cột chống thẳng xuống nền ga. Những công trình hiện đại vẫn được xây dựng và các chuyến tàu vẫn ngược xuôi xuyên qua những gầm tòa nhà này mỗi ngày. Đây quả là một ví dụ sinh động, một lời giải hoàn hảo cho bài toán cân bằng giữa bảo tồn và phát triển.

Không nhất thiết phải phá dỡ, san phẳng, giải phóng mặt bằng rồi xây dựng mới là phát triển. Cái mới không phủ định cái cũ mà cùng cộng sinh và hài hòa phát triển, đó mới là chìa khóa của phát triển bền vững. Đó chính là lý do, suốt nhiều thế kỷ qua, Pháp vẫn giữ nguyên được dáng vẻ cổ kính và quyến rũ, với những tòa nhà chỉ 4-5 tầng có ban công sắt và hoa văn đặc trưng.

Việc xử lý nước mưa cũng được tính toán rất chi tiết. Nếu để nước mưa không ngấm được xuống đất mà chảy hết xuống cống, nhà máy xử lý nước thải sẽ phải tăng công suất làm việc mà nước ngầm trong lòng đất lại không được bổ sung. Chính vì vậy, khi đi trên vỉa hè được lát gạch của khu đô thị, thỉnh thoảng, bạn sẽ bắt gặp những khoảng hở giữa các viên gạch, cỏ mọc lên xanh rì, đó chính là chỗ để nước mưa thấm xuống đất. Người Pháp cho rằng, lát gạch kín mít vỉa hè không phải là một cách làm thông minh, điều này vừa làm lãng phí gạch, vừa hạn chế việc bổ sung mạch nước ngầm và tăng nguy cơ ngập lụt cho thành phố sau những cơn mưa lớn kéo dài.

Trong tổng số các căn hộ ở Paris (tất cả đều cùng một tiêu chuẩn về tiện nghi, tiện ích) có tới 50% dành cho nhà ở xã hội, 30% mới để bán và 20% còn lại để cho thuê. Đây cũng là một tiêu chí cho khái niệm “đô thị bền vững”, nơi các tầng lớp xã hội, các lứa tuổi cả già lẫn trẻ được sống đoàn kết, chan hòa, cùng chia sẻ các tiện ích công cộng.

Theo DaiKyNguyen

Mình ên nghĩa là gì?

Ca dao có câu: “Cút cụt đuôi ai nuôi mày lớn Dạ thưa bà, con lớn mình ên” Nguồn: https://ca-dao.com Theo “Từ điển từ ngữ Nam Bộ” của tác giả Huỳnh...

Đi tìm An Dương vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ

LỜI NÓI ĐẦU Thuyết-truyền vua An-dương, Mị-châu, Trọng-thủy – với những hình-tượng Loa thành, Rùa vàng, nỏ thần, áo lông ngỗng, ngọc trai giếng nước – là một truyện cổ...

Những món canh ngon mang cả tâm tình mùa hè Bắc Bộ

Ẩm thực là một khía cạnh văn hóa vô cùng gần gũi và cũng là nhu cầu thiết yếu của đời người. Mỗi vùng miền đều có bao nhiêu cao...

Tư dinh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn

Tâm điểm của tư dinh Tổng thống Thiệu là khu vườn nhỏ được bài trí tinh tế với hồ cá và hòn giả sơn, nằm trong không gian tràn ngập...

Tại Sao Các Học Sinh Á Châu Học Giỏi Hơn Các Bạn Da Trắng

Lúc đó, tôi thấy sau lưng tôi những người đã qua, và trước tôi những người sẽ đến. Tôi nhìn ra sau và thấy cha tôi, cha của cha tôi,...

Những kiến thức sai trong sách giáo khoa phổ thông

Số giác quan thực sự, từ tính của cà chua và những màu cơ bản là những kiến thức khoa học mà chúng ta thường hiểu nhầm hoặc chưa được...

Tuổi thơ vùng Tân Định

“Đám lau nhau xóm Mayer” là cách gọi của các bậc phụ huynh khu ngã tư Hiền Vương – Hai Bà Trưng xưa. Đó là lũ con trai gần hai...

Tác giả bài hát “Tháng Sáu Trời Mưa” là ai?

Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm là tác giả của nhiều tình khúc bất hủ ở hải ngoại như Tháng Sáu Trời Mưa, Lời Tình Buồn, Trả Lại Thoáng Mây Bay,...

Trà Tầu và ấm Nghi Hưng

Uống trà tàu vốn dĩ phổ thông thời trước, đến nay đã trở thành hiếm hoi trong xã hội Việt Nam. Thanh niên ngày nay chỉ mường tượng được cái...

Đế chế bị lãng quên của dân tộc Khiết Đan

Khiết Đan là một dân tộc thượng võ, dũng mãnh. Trong thời kỳ cường thịnh nhất, vương triều Khiết Đan quốc hiệu Đại Liêu từng chiếm một nửa lãnh thổ...

Xôi ngộ – xôi trẻ

Ăn chơi hay ăn thiệt, ăn nhanh hoặc chậm, vò xôi đều tiện lợi.Và thật bất công khi những vụn thịt gà công nghiệp nhạt phèo, choàng chiếc áo hào...

Chuyện tình buồn của “Hoa trắng thôi cài lên áo tím”

Tên tuổi soạn giả Kiên Giang – Hà Huy Hà (1929-2014) gắn bó với nhiều vở cải lương nổi tiếng như “Áo cưới trước cổng chùa”, “Sơn nữ Phà Ca”,...

Exit mobile version