Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những con đường ngắn nhất Sài Gòn

Sài Gòn không chỉ biết đến nhờ những Trung tâm thương mại hoành tráng, những khách sạn hạng sang bậc nhất, những tòa nhà cao ốc trọc trời,… mà đâu đó còn có những con đường nhỏ, thật ngắn nằm ẩn mình trong những khu phố có tuổi đời cả trăm năm mang những nét bình dị, đặc trưng riêng của người Sài Gòn.

Đầu tiên phải nói đến là con đường Đường Đỗ Văn Sửu (nằm ngay cầu Chà Và , quận 5) với chiều dài chỉ 45m. Con đường này nằm trong khu vực buôn bán sầm uất của Chợ Lớn – Sài Gòn ngày xưa. Cộng đồng dân cư ở đây cũng chủ yếu là người Hoa, sinh sống ở Sài Gòn từ rất lâu đời. Đường này bán chủ yếu các mặt hàng cơ khí, phụ kiện của ô tô. Theo những người sống lâu năm ở đây, việc buôn bán này chỉ diễn ra sau năm 1975, trước đó, khu vực này vốn là khu dân cư.

Đường Đinh Lễ (quận 4) chỉ dài 56m. Toàn bộ con đường này là không gian của chợ Xóm Chiếu. Ngôi chợ này còn là một trong những điểm ăn uống nổi tiếng của Sài Gòn.

Đường Đinh Lễ còn biết đến là con đường duy nhất chỉ có 1 số nhà là trụ sở Ban quan lý chợ Xóm Chiếu.

Ở vị trí thứ 3 là con đường Phú Định (quận 5), dài khoảng 65m, nằm giữa 02 con đường Nguyễn Án và đường Lương Nhữ Học. Nổi bật là đền Phú Nghĩa Hội quán, thờ Trần Thương Xuyên – người có công đưa người Hoa định cư ở miền Nam từ năm 1679. Con đường này thuộc khu vực sinh sống của cộng đồng người Hoa tại TP.HCM cũng như là một phần của Chợ Lớn ngày xưa.

Người dân nơi đây chủ yếu sản xuất và bán lồng đèn. Những chiếc đèn lồng, mái nhà xưa cũ khiến nhiều người liên tưởng đến giống khu phố cổ Hội An khi đi vào con đường Phú Định nhất là vào dịp lễ Tết Trung Thu.

Đường Nguyễn Thiệp (quận 1) dài 90m. Có thể nói đây là một trong những con đường ngắn và lâu đời nhất Sài Gòn, gắn liền với quá trình phát triển của Thành phố từ khi người Pháp vào. Vào thời Pháp có tên là đường Carabelli. Sau này chính quyền Sài Gòn đổi tên Nguyễn Thiệp. Sau năm 1975 đường vẫn giữ tên cũ, hiện nay đường giới hạn bởi đường Đồng Khởi phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Chỉ dài hơn con đường Nguyễn Thiệp một chút là đường Hưng Long (Quận 10), dài 92m. Đường bị giới hạn bởi đường Nguyễn Chí Thanh và Đào Duy Từ, nằm đối diện với nhà máy bia Sài Gòn. Không ai rõ con đường này có từ khi nào. Con đường ngắn nhìn như một con phố nhỏ rất yên bình.

Tương tự là con đường Huyền Quang (quận 1), dài 94m. Con đường ngắn, hẹp nên dễ bị lầm tưởng là hẻm. Dù vậy, tuổi đời của con đường đến cả trăm năm nay. Ngày xưa có tên gọi là đường Génibrel, rồi đổi tên là Huyền Quang từ năm 1955. Được biết, Génibrel là tên một giáo sĩ người Pháp đã dịch Truyện Kiều của Nguyễn Du và Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu sang tiếng Pháp.

Đường Nguyễn Hữu Thân (quận 5), dài 95m, dẫn ra ngay cổng chính chợ Bình Tây, khu chợ sầm uất bậc nhất của cộng đồng người Hoa. Phía sau đường là bến xe Chợ Lớn. Hai bên đường, là những hộ kinh doanh của người dân buôn bán rất nhộn nhịp, tấp nập.

Đường Phan Văn Đạt (quận 1) dài 103m cũng là một trong những con đường lâu đời của Sài Gòn. Đường nằm ngay góc công trường Mê Linh và Mạc Thị Bưởi. Được biết Phan Văn Đạt là người sĩ phu yêu nước có số phận khá bi đát, ông mất khi tuổi đời chỉ vừa tròn 33 tuổi.

Đằng sau chợ Tân Định là con đường Mã Lộ, cũng hình thành từ lâu đời. Con đường dài 105m, giới hạn bởi đường Bà Lê Chân – Nguyễn Hữu Cầu. Cái tên Mã Lộ có từ khi đường ra đời năm 1928. Đúng như cái tên,ngày xưa đường cho xe ngựa đi hoặc chỗ để đổ xe ngựa chuyên chở hàng hóa tạm dừng nghỉ ngơi lúc đang bốc dở hàng hóa. Sau đó, khi các loại xe động cơ được nhập về, hình ảnh những cỗ xe ngựa chở người chở khách dần lui vào dĩ vãng, nhưng cái tên Mã Lộ vẫn còn được sử dụng đến tận bây giờ.

20 bức ảnh gợi lại ký ức Đà Lạt xưa!!!

Có lẽ không có nơi nào mà mỗi lần nhắc đến đều khiến trái tim bồi hồi rung động như Đà Lạt. Dù là du khách hay người bản địa...

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và ca khúc “Rồi 20 Năm Sau”

Rồi 20 Năm Sau là ca khúc nhạc vàng nổi tiếng của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng hợp soạn cùng Tấn An. Bài hát này còn có tên khác là...

Chúa Chổm có phải là vua Lê?

"Nợ như Chúa Chổm" là thành ngữ rất phổ biến để chỉ người lắm nợ. Nhưng tại sao Chúa Chổm lại lắm nợ như vậy ? Truyền thuyết kể rằng:...

Thuyết âm mưu về hội kín Illuminati

Cách Mạng Hoa Kì khởi lên năm 1775. Cách Mạng Pháp bùng nổ ngày 14.7.1789. Ngày 1.5.1776 Weishaupt thành lập hội kín Đắc Quang (Illuminati) sau đây xin gọi tắt...

Số lượng cống thuế hàng năm dưới thời nhà Minh đô hộ nước ta

Sách An Nam Chí Nguyên [安南志原] đời Minh, tại quyển 2, mục Cống phú [cống thuế] chép khá chi tiết về sản phẩm và tiền bạc phải nạp cho Trung...

Tiếng rao hàng ở Việt Nam thời Pháp thuộc

Những tiếng rao không chỉ chứa đựng giai điệu ngọt ngào, trong nó còn có cả hương thơm, mùi vị, màu sắc, có tính kích thích tất cả các giác...

Ông vua tuyển vợ đặc biệt nhất lịch sử phong kiến Việt Nam

Trong số các vua nhà Nguyễn, vua Thành Thái là một trong những hoàng đế có nhiều vợ con.  Chân dung vua Thành Thái. Trong lịch sử phong kiến Việt...

Sự thật hình tượng Quan Vũ thời Tam quốc

Quan Vũ là danh tướng thời Tam quốc có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, nhưng trên thực tế, con người ông liệu có...

Nón Tây Hồ – Chiếc nón bài thơ

Từ lâu chiếc nón bài thơ gắn với tà áo dài đã trở thành biểu tượng của người con gái Việt nói chung và người thiếu nữ Huế nói riêng. Nói...

Toàn cảnh về lịch sử duyên dáng của áo dài Việt

Sự biến thiên của lịch sử tạo nên những nét đặc trưng của áo dài ở mỗi thời kỳ. Nhưng tựu chung, áo dài lúc nào cũng đẹp, nữ tính...

Thành Nam – Trọng trấn của cả nước ở Nam Định

Đến đầu thế kỷ 19, Sơn Nam Hạ vẫn là một trong những trọng trấn của cả nước. Năm 1822, trấn Sơn Nam Hạ đổi thành trấn Nam Định. Năm...

Trang sức của người Việt cổ 2500 năm trước

Vòng ống chân, vòng ống tay, khuyên tai hay nhẫn được chế tác từ nhiều chất liệu của người Việt cổ thời văn hóa Đông Sơn cách nay 2500-2000 năm...

Exit mobile version