Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những lời khuyên để ăn uống an toàn khi đi du lịch

Đồ ăn đường phố luôn rất hấp dẫn với khách du lịch, đó là cách tuyệt vời để hòa nhập với vùng đất mới. Nhưng điều quan trọng nhất là làm sao để không bỏ qua những đặc sản địa phương mà vẫn an toàn cho sức khỏe. Hãy tham khảo những lưu ý dưới đây.

1. Để ý những người xếp hàng mua đồ ăn

nhung-loi-khuyen-de-an-uong-an-toan-khi-di-du-lich-ivivu-1

Chắc hẳn có nhiều người khuyên bạn khi đi du lịch nên chọn những nhà hàng đông khách, xếp hàng dài… Nhưng như thế chưa đủ. Nếu tinh tế, hãy để ý thêm những ai đang xếp hàng. Nếu bạn “yếu bụng”, hãy chọn những nhà hàng có nhiều phụ nữ và trẻ em đứng chờ. Hàng càng nhiều lứa tuổi càng chứng tỏ đồ ăn phù hợp với tất cả và hẳn sẽ tốt hơn một hàng dài những người cùng tuổi.

2. Đến những khu trường học vào buổi trưa

Để có bữa trưa rẻ, bạn nên tới khu vực có nhiều trường đại học địa phương và tìm nhà hàng gần đó. Bạn chắc chắn sẽ tìm được những món ăn ngon, có thể là những món ăn độc đáo, pha trộn phong cách. Đó có thể không phải là bữa ăn xuất sắc, nhưng nhanh gọn, rẻ tiền và chắc chắn không tệ.

3. Quan tâm đến cấu trúc các nhà hàng

Nếu nhà hàng mà chỉ có một người vừa làm đồ vừa thanh toán thì không nên ăn. Bạn nên chọn những hàng ăn có một khu thanh toán, một khu làm đồ riêng. Bởi trong tiền có rất nhiều vi khuẩn, hẳn bạn sẽ không muốn đồ chưa ăn mà đã dính đầy vi khuẩn vì đầu bếp phải tiếp xúc với nhiều đồ vật có vi khuẩn.

4. Quan tâm tới dụng cụ dùng để ăn

Dụng cụ ăn có thể là nguồn vi khuẩn mà bạn ít ngờ tới. Bạn nên mang theo khăn giấy để lau sạch thìa, dĩa, đũa… trước khi ăn. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể mang theo đồ dùng riêng của mình. Có thể sẽ hơi lích kích một chút, nhưng như vậy sẽ an toàn nhất, đặc biệt khi bụng dạ bạn không tốt. Ngoài ra, nếu bạn đi vệ sinh và nhà vệ sinh hết giấy, bạn vẫn sẽ luôn có giấy dự phòng trong túi.

5. Đi chợ buổi sáng

Nếu nơi bạn tới có chợ, hãy tự khám phá và sẽ tìm hiểu được nhiều điều về ẩm thực địa phương. Đó cũng là cách bạn tự kiếm đồ ăn. Bạn cũng có thể hỏi những người bán hàng còn địa điểm nào khác để ăn ngon hay không. Trong khi các du khách khác thưởng thức bữa sáng trong khách sạn, bạn hãy tạo sự khác biệt để chuyến đi đặc biệt hơn.

6. Ăn cùng thời điểm với người địa phương

Một lời khuyên thú vị, đó là bắt chước thời gian ăn của người địa phương. Ăn tối lúc 6 giờ, ăn trưa lúc 11 giờ có lẽ không hoàn toàn phù hợp với người đang đi du lịch, nhưng thật sự sẽ khiến dạ dày của bạn làm việc tốt, nhất là khi đó là khoảng thời gian dân địa phương dùng bữa. Điều này là rất quan trọng, bởi lẽ đồ ăn ở nhà hàng được nấu ngon nhất vào khung giờ đó, không bị nguội khiến vi khuẩn thâm nhập.

7. Đồ ăn nấu chín vẫn luôn an toàn nhất

Thưởng thức đồ ăn đường phố khi đi du lịch bao giờ cũng tuyệt vời, vì bạn sẽ hiểu thêm về văn hóa địa phương. Nhưng rủi ro bạn gặp phải sẽ lớn hơn rất nhiều. Cách tốt nhất là hãy yêu cầu làm chín/ làm nóng đồ ăn hơn chút nữa.

8. Cẩn thận với những thức uống gần nguồn nước nhiễm bẩn

Ở nhiều nước châu Á, đồ uống với đá thường khá nguy hiểm, nhất là khi đá thường được làm từ nước không rõ nguồn gốc. Hãy tránh dùng đá, thay vào đó dùng những đồ uống đã được ướp lạnh. Cẩn thận vẫn là thượng sách vì bạn đang ở một nơi xa lạ.

9. Hãy bóc vỏ trái cây

Bạn chỉ nên ăn các loại trái cây bỏ được vỏ, hoặc nếu không bạn phải rất quen thuộc. Chuối, đu đủ, xoài… có thể là những loại trái cây thích hợp. Bạn cũng nên hạn chế ăn rau xà lách, hoặc bất kỳ loại quả nào ăn cả vỏ, chẳng hạn như táo hay lê… Những loại quả như dâu nên tránh ăn ở những nguồn sản xuất bị ô nhiễm hoặc chất lượng nước không đảm bảo.

10. Cẩn thận với các loại sốt

Bữa ăn đầy đủ hương vị thì thật tuyệt vời, nhưng đôi lúc những loại sốt bạn ăn có thể lại khiến chuyến đi của bạn trở thành thảm họa. Các loại sốt thường có khả năng gây bệnh vì chúng được lưu trữ ở nhiệt độ thường, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Nếu cảm thấy không an toàn, hãy hạn chế tối đa, hoặc dùng các loại thực phẩm khác thay thế.

Canh chua cá và tiếng ầu ơ…

Ra ngoài ao bắt lên con tra, xuống vườn rau bẻ vài cây rau ngổ, cắt nhánh bạc hà, hái trái me chua… Một nồi canh mùi thơm bốc lên...

“Cứu khổ” và “cứu khổn”

Báo Tuổi trẻ ngày 8/10/2012 có bài viết nhan đề “Khát vọng cứu khổ phò nguy” của Hồng Hạnh. Sau đó, trên Tuổi trẻ ngày 15/10/2012, bạn đọc Vạn Lý...

Trường thi Gia Định xưa ở giữa thành Gia Định

Ở Việt Nam, thời nhà Nguyễn, khoảng ba, bốn năm, triều đình tổ chức thi Hương, thi Hội và thi Đình, tuyển chọn nhân tài giúp nước. Trường thi Gia...

“Thằng đó chơi được hôn?”

Hồi mới về Sài Gòn sống, tôi ít có cảm nhận mình là dân ngụ cư, đơn giản vì khu phố tôi ở có mấy người là dân Sài Gòn...

Chữ “sĩ” trong ngành y ngày nay

Với bác sĩ, y sĩ thì chữ “sĩ” là điều rất quan trọng. Thế nhưng xã hội lại đang phải chứng kiến sự xuống cấp của cái “sĩ” trong ngành...

Những cái nhất của Sài Gòn xưa

Ngôi trường xưa nhất Trường Lê Quý Đôn được xây vào năm 1874, hoàn tất năm 1877 do người Pháp quản lý. Lúc đầu trường có tên Collège Indigène (Trung...

Áo dài Việt Nam thay đổi thế nào trong hơn 100 năm qua?

Áo dài tân thời Lemur do họa sĩ Nguyễn Cát Tường (1912-1946) khởi xướng. Thập kỷ 1950-1960, áo nịt ngực ngày càng phổ biến nên áo dài được may chít...

Bình Phước năm 1963 qua ống kính người Mỹ

Cùng xem những hình ảnh quý giá về tỉnh Bình Phước năm 1963, khi đó là hai tỉnh Bình Long và Phước Long, do bác sĩ quân đội Mỹ Marv...

Tản Ðà – Nguyễn Khắc Hiếu (1888-1939)

Tản Ðà là biệt hiệu (tên ghép của núi Tản và sông Ðà), tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh năm 1888 lại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh...

ĐÀ trong ĐẬM ĐÀ nghĩa là gì?

Mục “Tiếng Việt” trên báo Văn nghệ số 31 (2945), thứ Bảy 30-7-2016, có đăng bài “Đậm đà” của một tác giả ký tên là Từ Nguyên (tr.19). Cho biết...

Đừng tìm lý do biện hộ cho sự lười biếng của bản thân mình

Người theo đuổi những điều cao xa, thường có nhiều suy tính, cho bản thân là người có chí lớn. Tuy nhiên nếu chỉ mang chí lớn mà quên đi hiện...

Đám ma to

Trang Tử sắp chết. Học trò bàn nhau muốn làm ma rõ to. Trang Tử thấy vậy bảo: “Ta lấy trời đất làm quan quách, mặt trời, mặt trăng làm...

Exit mobile version