Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

10 nét đặc trưng trong giáo dục khiến Nhật Bản cường thịnh

Nhật Bản không chỉ là một trong những quốc gia cường thịnh nhất Châu Á, mà cũng gần như nằm trong top đầu những quốc gia mạnh trên toàn cầu.

Vậy người Nhật đã làm thế nào để bứt phá được khỏi thế giới do Âu Mỹ làm chủ và tạo dựng cho mình một chỗ đứng trên toàn cầu như vậy? Thật ra những điều này đều bắt nguồn từ thể chế giáo dục đáng được thế giới học tập của họ.

1. Học phép lịch sự trước khi học kiến thức

Ngay từ những ngày đầu cho đến trước năm thứ tư tiểu học, các trường học ở Nhật đều không tổ chức thi cử, chỉ có kiểm tra theo lớp. Họ cho rằng trước năm thứ tư tiểu học thì những gì cần học không phải là kiến thức mà là để các em nhỏ biết được tầm quan trọng của phép lịch sự.

Họ dạy các em nhỏ phải biết tôn trọng lẫn nhau, đồng thời biết thân thiện với thiên nhiên và động vật. Các em cũng học được cách chia sẻ và thấu hiểu. Ngoài ra, học cách kiên trì, tự kiềm chế bản thân và biết đâu là đúng sai cũng rất quan trọng.

2. Năm học mới bắt đầu từ ngày 1/4

Các quốc gia khác trên thế giới thông thường đều bắt đầu năm học mới vào khoảng tháng 9 hoặc tháng 10. Còn ở Nhật, tháng 4 là thời gian hoa anh đào nở, vì vậy khi bắt đầu năm học mới, các em học sinh có thể nhìn thấy hoa anh đào tươi đẹp. Ngoài ra, một năm học của họ có 3 học kỳ, mỗi học kỳ có 6 tuần.

Tháng 4 là thời gian hoa anh đào nở, cũng là lúc bắt đầu năm học mới.

3. Trường học ở Nhật do học sinh tự mình quét dọn, không tuyển nhân viên lao công

Học sinh Nhật Bản phải tự mình quét dọn sạch sẽ khu vực trong trường học, các em học sinh sẽ phân tổ để lao động vệ sinh, từ đó học được tinh thần đồng đội và hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra, điều này cũng có thể giúp các em học cách tôn trọng những công việc khác nhau.

Học sinh Nhật cần phải tự mình quét dọn khu vực trong trường học.

4. Trường học Nhật Bản cung cấp bữa trưa dinh dưỡng

Bữa trưa dinh dưỡng được nhà trường cung cấp theo hệ thống giáo dục Nhật Bản có thể bảo đảm sự cân bằng dinh dưỡng của học sinh. Các em học sinh sẽ ăn cơm cùng các bạn học khác và giáo viên trong phòng học, đồng thời cũng có thể bồi dưỡng tình cảm giữa các em học sinh với nhau cũng như giữa giáo viên và học sinh.

Nhà trường cung cấp những bữa trưa dinh dưỡng.

5. Thịnh hành phụ đạo sau giờ học

Để tham gia xây dựng đất nước, các em học sinh thường sẽ phải tham gia các lớp phụ đạo sau giờ học. Ngoài 8 tiếng lên lớp mỗi ngày, vào kì nghỉ hoặc cuối tuần, các em cũng sẽ không được lười biếng. Cũng chính vì vậy mà học sinh Nhật rất ít trường hợp bị lưu ban.

Vào kì nghỉ hoặc cuối tuần, các em học sinh cũng sẽ không được lười biếng.

6. Chương trình học ngoài các môn thông thường ra cũng đồng thời học thư pháp và thơ ca

Đối với người Nhật, thư pháp cũng quan trọng như các môn nghệ thuật, hội họa khác. Bên cạnh đó, thơ Haiku cũng có thể giúp các em học sinh học được ý nghĩa của cách biểu đạt sâu sắc bằng từ ngữ đơn giản. Dù là theo kiểu nào thì cũng đều có thể giúp các em học cách tôn trọng nét đẹp truyền thống.

Học thư pháp và thơ ca.

7. Học sinh phải mặc đồng phục khi đi học

Hầu như tất cả các học sinh trung học đều phải mặc đồng phục khi đến lớp, quy định này có thể giúp học sinh có cảm giác đang ở trong môi trường học đường và cũng tạo cho các em sự hòa đồng.

Hầu như tất cả các học sinh trung học đều phải mặc đồng phục khi đến lớp.

8. Tỉ lệ chuyên cần ở trường học Nhật Bản là 99.9%

Hầu như tất cả mọi người đều từng có suy nghĩ muốn trốn học, nhưng học sinh Nhật lại không như thế. Các em chẳng những không trốn học mà cũng rất ít đi trễ. Thậm chí có 91% tỉ lệ học sinh chưa từng thiếu tập trung nghe giáo viên giảng bài khi lên lớp. Liệu có quốc gia nào khác có tỉ lệ này hay không?

Học sinh Nhật chẳng những không trốn học mà cũng rất ít đi trễ.

9. Chế độ thi cử nhập học đại học

Vào năm cuối trung học, học sinh phải lựa chọn trường mà các em muốn theo học, đồng thời phải trải qua kì thi của trường đại học đó. Nếu như trượt thì sẽ không thể vào được đại học. Thế nhưng sự cạnh tranh trong kì thi này rất quyết liệt, chỉ có 76% học sinh trung học có thể vào được đại học, cũng vì điều này mà thời gian chuẩn bị thi đại học được gọi là “địa ngục”.

Chỉ có 76% học sinh trung học có thể vào được đại học.

10. Những năm đại học là khoảng thời gian vui vẻ nhất của học sinh

Những học sinh thuận lợi vượt qua “địa ngục” và vào được đại học thì sẽ có thể thở phào nhẹ nhõm. Ở Nhật, những năm đại học được xem như khoảng thời gian vui vẻ nhất trong đời người, cũng có thể giúp các em nghỉ ngơi một thời gian trước khi bước vào cuộc sống làm việc đầy áp lực.

Ở Nhật, những năm đại học được xem như khoảng thời gian vui vẻ nhất trong đời người

Thanh Vân / Trithuc.vn

Nghĩa của từ Bá đạo

Bá đạo là từ được sử dụng rộng rãi trong đời sống thường ngày hiện nay và trở thành trào lưu nhiều bạn thích thú. Những câu nói miệng như...

Bạc Liêu: Vọng mãi khúc “Dạ cổ hoài lang”

“Bên nước ngọt, biển cho muối nhiều, bên nước ngọt, phù sa vun bồi; dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu…”, câu hát về xứ Bạc Liêu trong bài...

Lịch sử trồng lúa Việt Nam

1. TỔNG QUAN Nguồn gốc và phân bố cây lúa luôn là đề tài tranh luận nóng bỏng của các nhà khoa học và khảo cổ học thế giới. Tuy...

Bản đồ và hình ảnh Sài Gòn xưa

Cùng chiêm ngưỡng một loạt bản đồ Sài Gòn xưa và các tấm ảnh panorama về Sài Gòn. 15 tấm bản đồ quý giá Việc định hình quá trình khai...

Người chồng lái xe ôm – Xúc động câu chuyện ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Chiều nαy, có việc ρhải đi gấρ,mà xe thì chồng đi, gọi tαxi mãi ko được. Bảo nhân viên đặt hộ cho xe ôm. Cậu xe ôm đến đón, lên...

Một vài tiếng gọi trẻ con

Bài "Bình Ngô đại cáo" có câu: "Đến nỗi đứa trẻ ranh như Tuyên Đức, nhàm võ không thôi; lại sai đồ nhút nhát như Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy" (1). Trong...

Cái nghèo

Người ta hay trách cái nghèo là không biết phấn đấu, nhưng đã nghèo rồi thì phấn đấu bằng cái gì chứ? Có khi cả đời cũng loay hoay ở...

Tiền thưởng đời vua Tự Đức (1848-1883)

Đời vua Tự Đức có đúc loại thoi bạc hình khối hộp chữ nhật. Mặt tiền đúc nổi 4 chữ Tự Đức niên tạo - Tạo tác trong niên hiệu...

Tiết Trung nguyên, Vu lan, Xá tội vong nhân nguồn gốc và tâm thức dân gian Việt

Tháng Bảy âm lịch, theo tín ngưỡng dân gian của một số quốc gia sử dụng Nông lịch tức lịch Mặt trăng thường gọi đây là tháng “cô hồn” và...

Hương chủ là gì?

Hương chức thứ hai, sau hương cả ở các làng Nam Bộ thời Pháp thuộc. Trong Ban Hội tề tại các làng, người đứng đầu là Hương Cả - đổng...

Thiền Tộc Tự Thuật

Ban nhạc La Cigale hợp xướng bản Hè Về của nhạc sĩ Hùng Lân của Việt Nam một cách xuất sắc. Cả hội trường vỗ tay theo nhịp điệu của...

Ai là người giết nhiều vua nhất trong lịch sử Việt Nam?

Người giết nhiều vua nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam không ai khác chính là Trịnh Tùng, vị chúa đầu tiên của dòng họ Trịnh.  Quyền thần giết...

Exit mobile version