Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

5 Điểm Khác Biệt Trong Tinh Hoa Giáo Dục Hoa Kỳ

Thứ nhất: Dạy tại nhà

Trẻ em Mỹ không buộc phải đến trường học, mà cha mẹ có thể dạy con tại nhà, nếu chưa biết phương pháp thì có những website hướng dẫn dạy con tại nhà, rất thuận tiện. Điểm tích cực của phương pháp giáo dục này là cha mẹ là người gần gũi con cái, hiểu được tài năng thiên bẩm của con, từ đó sẽ có phương pháp giáo dục tối ưu, nhằm phát huy tài năng thiên bẩm đó.
Thời gian học tập hàng ngày cũng không kéo dài quá vài tiếng đồng hồ, thời gian còn lại dùng để du lịch, biểu diễn, tham quan, đọc sách, tiến hành các dự án nghiên cứu hay tham gia hoạt động từ thiện. Hiện nay có khoảng 1 triệu gia đình ở Mỹ áp dụng và theo thống kê đang tăng lên khoảng 15% mỗi năm.
Không một quốc gia nào có phương pháp giáo dục theo kiểu này của Mỹ, do đó Mỹ luôn ở vị trí  siêu cường.

Thứ hai: Các trường tại mỹ không theo một chương trình thống nhất

Các trường tại Mỹ được quyền đưa ra chương trình của riêng mình, vì quan niệm của họ kể cả trong vấn đề giáo dục cũng được khuyến khích cạnh tranh tối đa. Các trường phải đầu tư nghiên cứu để làm sao đưa ra chương trình phù hợp nhất, hấp dẫn nhất.
Họ không có quan niệm như một số nước là thành viên Bộ giáo dục phải “ áp” một nội dung thống nhất lên chương trình giáo dục quốc gia, vì làm như thế, khác nào đẩy phương pháp giáo dục tối ưu phù hợp từng vùng miền vào năng lực hạn chế của một số vị “ chức sắc giáo dục”.
Sáng tạo là đặc điểm trong việc thiết kế nội dung giáo dục của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nền tảng của nội dung là phát huy tối đa năng lực suy nghĩ, năng lực nói và năng lực viết của học sinh. Nội dung bài học có thể khác nhau, nhưng nền tảng này tương đối giống nhau ở các địa phương.
Trình độ của học sinh tốt nghiệp trung học tại Mỹ là không đều nhưng lại rất đều. Không đều ở đây là không đều về nội dung, rất đều ở đây là rất đều về năng lực tư duy và sự tự tin.
Không đều về nội dung có nghĩa là có những nội dung được đào tạo ở bang này nhưng không được đào tạo ở bang khác, được đào tạo ở trường này nhưng không được đào tạo ở trường khác. Quan niệm đào tạo ở Mỹ là không quan trọng học sinh đưa vào đầu khối lượng kiến thức như thế nào, nhưng rất quan trọng ở …phương pháp đưa. Họ nhấn mạnh “ phương pháp” chứ không phải “ lượng kiến thức”.

Thứ ba: Mỹ không có sách giáo khoa chung cho cả nước.

Như đã nói ở trên, quyền chọn nội dung nào để đào tạo con trẻ là quyền của các bậc phụ huynh. Họ có thể chọn để dạy ở nhà, hoặc đưa tới trường có nội dung mà theo họ là phù hợp. Việc lựa chọn những cuốn sách để dạy trong trường thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên trách của địa phương hay của trường.
Có những tiểu bang cấm dạy thuyết Darwin vì họ xem đó là thuyết chống nghịch Đức Chúa Trời ( hầu hết các tiểu bang).
Mỹ là một quốc gia đặt nền tảng của Kinh Thánh – tức là Lời của Đức Chúa Trời làm nền tảng quản trị quốc gia. Tổng thống Mỹ khi nhậm chức đều đặt tên trên Kinh Thánh để tuyên thệ sẽ quản trị đất nước theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh, tôi nghĩ đây là yếu tố quan trọng khiến Mỹ luôn giữ vị thế siêu cường số 1 thế giới kể từ khi lập quốc đến nay “ A nation under God” là câu nói phổ biến khi mô tả về Hoa Kỳ.

Thứ tư: Xem nhà trường là mô hình doanh nghiệp

Vấn đề thương mại hóa giáo dục được đề cao ở Hoa Kỳ, trường nào có nội dung phù hợp , hấp dẫn, giúp đào tạo ra những tài năng xuất chúng có quyền định mức học phí theo ý mình.
Sinh viên có quyền chọn trường, chi trả học phí, có thể đi học hoặc không đi học cũng là quyền của sinh viên ( Vì đã trả học phí).
Tuy nhiên, các trường công từ lớp 1-12 ở Mỹ thì học sinh không phải trả tiền mà do chính phủ đài thọ. Học phí tại các trường đại học tương đối cao, và sinh viên có quyền vay tiền của chính phủ để trả học phí khi nào tốt nghiệp thì từ từ trả lại.
Các trường cũng không tổ chức thi đầu vào, nhưng có quyền xét tuyển, tức là có quyền nhận hoặc không nhận hồ sơ nào đó của sinh viên.
Các trường đại học có thể thiết kế sự khác biệt trong khung học phí dành cho sinh viên Mỹ và sinh viên quốc tế, thông thường sinh viên quốc tế phải trả một mức học phí đắt hơn sinh viên Mỹ.

Thứ năm: Vì thế cho nên mỹ luôn là siêu cường

Do đặc thù của hệ thống giáo dục được thiết kế như vậy, nên Mỹ luôn là siêu cường trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục. Hằng năm, các trường tại Mỹ thường xuyên cho ra số lượng nhân tài lớn nhất thế giới . Bằng chứng là sinh viên tốt nghiệp Mỹ kinh doanh giỏi nhất, nghiên cứu khoa học giỏi nhất, đóng phim giỏi nhất, chơi đàn giỏi nhất, hát hay nhất, chơi thể thao giỏi nhất, và ngay cả trong văn học cũng là một trong những nước có nhiều nhà văn đoạt giải Nobel nhất

Hà Nội Và Tiếng Leng Keng Tầu Điện Xưa – Thu Hằng

Trong suốt nhiệm kỳ toàn quyền (1897-1902), Paul Doumer bỏ nhiều công sức để cải tiến cấu trúc thuộc địa và phát triển cơ sở hạ tầng tại Đông Dương....

Dương Ngạn Địch – Vị tướng người Hoa từng giúp người Việt mở rộng miền Đông Nam Bộ

Dương Ngạn Địch (chữ Hán: 楊彥迪,?-1688), là một thủ lĩnh phản Thanh phục Minh, tổng binh của nhà Minh Trịnh ở Long Môn (龍門), Khâm Châu, Quảng Tây, Trung Quốc. Năm 1679, ông cùng tùy tùng đi thuyền sang thần...

Sài Gòn Tết xưa

Saigon xưa luôn là một cảm hứng đối với hầu hết người Sài Gòn ngày nay, dangnho muốn chia sẻ lại những hình ảnh tuyệt vời của ngày xưa. Người...

Chuyện nhân đôi từ (âm tiết) gốc

Tiếng Việt có những trường hợp từ đơn tiết có hình thức tương ứng là một từ láy toàn bộ. Thí dụ như những từ  (chim) “sẻ”, (con) “bướm”, (con)...

Giao thông của người Việt Nam xưa

Đường đi lối lại và người đi trên đường là một đối tượng nghiên cứu thú vị của khoa Nhân học. Xã hội phong kiến phương Đông hay xã hội...

Triệu Đà và nước Nam Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam

Bài viết này được mặc thảo theo đề nghị của Giáo sư trợ giảng Hàn Hiếu Vinh tức Xiaorong Han (Khoa Lịch sử và Nhân loại học, ĐH Butler -...

Hà Nội năm 1994 qua những bức ảnh sinh động đời thường

Những bức ảnh sinh động về ngày Tết Hà Nội năm 1994 (Giáp Tuất) do nhiếp ảnh gia Pháp Bruno Barbey thực hiện khiến nhiều người không khỏi bồi hồi....

“Nửa năm tiên cảnh” và khúc tống biệt của Tản Đà

Viết về sự nghiệp thi ca của thi sĩ Tản Đà (1889-1939), sách Tự Điển văn học (tập II, 1984) chép: “Nhiều bài thơ của Tản Đà đã bước đầu...

Xe ‘Wave Tàu’ từng làm thay đổi diện mạo kinh tế – xã hội Việt Nam ra sao?

“Quá khứ đẹp đơn giản chỉ vì nó không bao giờ trở lại”. Điều này quả thật rất đúng với những chiếc Wave Tàu năm nào. “Vang bóng một thời”...

Phong thuỷ – Phần 1/10 – Phương pháp hoá giải một số “bệnh” phong thuỷ nhà ở

Các yếu tố ảnh hưởng sức khoẻ Trước hết khi chọn mua một căn nhà, người ta thường chú ý sức gió mà ngôi nhà mình định mua như thế...

Thương gia Nguyễn Văn Hảo: Những di sản và mất mát

Ngay trung tâm Sài Gòn có một tòa nhà mang kiến trúc Pháp với bốn mặt tiền Trần Hưng Đạo – Ký Con – Yersin – Lê Thị Hồng Gấm,...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 2: Chương 3 – Khảo quan

Thời Trần, Hồ, sử sách chép vài chi tiết về thi Hương nhưng không chép về việc cắt cử khảo quan đi chấm thi. Sang thời Hậu Lê tuy có,...

Exit mobile version