Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bánh mì – món ăn không thể bỏ qua khi đến Việt Nam

Món ăn không thể bỏ qua khi đến Việt Nam

Sau chín năm được đưa vào từ điển tiếng Anh Oxford với từ nguyên gốc “banh mi”, bánh mì Việt Nam ngày càng nổi tiếng trong văn hóa quốc tế. Riêng với giới nghệ sĩ Hàn Quốc, những người thường đến Việt Nam du lịch và biểu diễn, bánh mì rất được ưa chuộng.

Có thể kể đến những người từng bày tỏ niềm yêu thích với bánh mì trên sóng truyền hình và mạng xã hội như: diễn viên Jeong Si A và Oh Hyun Kyung, nghệ sĩ rap Cheetah, các ngôi sao của chương trình Running Man như Kim Jong Kook, Lee Kwang Soo hay Gary, Jeong Hwa (nhóm EXIT), Irene và Seulgi (Red Velvet), Seung Hoon (Winner), Yuri và Yoona (SNSD), Dara (2NE1), Seon Ho (Produce 101) và Hui (Pentagon)…

Lựa chọn nhân bánh mì của các nghệ sĩ Hàn rất đa dạng. Có người ăn kiểu truyền thống với thịt quay, chả lụa, đồ chua, rau thơm. Có người ăn bánh mì hến như Jin Ju. Có người ăn kèm cà chua và trứng ốp la. Riêng nữ ca sĩ kiêm diễn viên Yoona còn ăn bánh mì chấm sữa đặc – món ăn được bán trong quán cà phê Việt ở Hàn Quốc.

Với Jin Ju, bánh mì Việt Nam là món “ăn một chiếc thì không thể đã miệng”. Có một vấn đề khiến người Hàn Quốc ngại bánh mì là họ không thích ăn rau thơm. Nhưng sau khi nếm thử, họ đều thừa nhận rau thơm rất phù hợp với bánh mì và làm nên hương vị khó quên của món ăn.

Đầu bếp nổi tiếng Gordon Ramsay từng tự làm món bánh mì kẹp thịt bò nướng theo phong cách Việt Nam. Ông nhận xét: “Món ăn này dễ làm nhưng hương vị rất phức tạp. Hoàn toàn ngon miệng”.

MV Tôi yêu bánh mì Sài Gòn – Ảnh: TL

Biểu tượng văn hóa?

Năm 2009, đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain (1956 – 2018) – đầu bếp đã cùng ăn bún chả với cựu tổng thống Obama tại Hà Nội – đến Hội An để thực hiện mùa thứ 5 của chương trình truyền hình No Reservations.

Ông ăn bánh mì Phượng và gọi đây là “món bánh mì ngon nhất thế giới”. Bánh mì Phượng về sau đã trở thành một trong những cửa hiệu nổi tiếng nhất phố cổ.

Khi hoa hậu H’Hen Niê mang trang phục bánh mì dự thi Hoa hậu Hoàn vũ 2018, có rất nhiều ý kiến phản đối. Họ cho rằng bánh mì quá “chợ”, “bình dân” và “không xứng đáng đại diện Việt Nam”.

Khi đó, trả lời người viết, H’Hen Niê khẳng định bánh mì hoàn toàn xứng đáng đại diện Việt Nam. “Dù bạn đi đến nơi nghèo nhất hay những nơi xa hoa nhất ở Việt Nam, bạn đều thấy sự hiện diện của bánh mì. Với người nước ngoài, thấy bánh mì và phở là họ nghĩ ngay đến Việt Nam” – cô nói.

Trong cuộc thi đó, nhờ bộ trang phục bánh mì, H’Hen Niê được gọi là “hoa hậu bánh mì”. Ban tổ chức gọi cô là “bánh mì” như một biệt danh. Đến tận bây giờ, H’Hen Niê vẫn gắn bó với các hoạt động tôn vinh bánh mì.

Từ một biểu tượng ẩm thực, bánh mì có thể được nâng tầm, trở thành biểu tượng văn hóa?

Trong MV ca khúc Tôi yêu bánh mì Sài Gòn của nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong, rất nhiều người nước ngoài xuất hiện và cùng nói “Tôi yêu bánh mì Sài Gòn”. Ca khúc được sáng tác nhân kỷ niệm 9 năm “banh mi” vào từ điển Oxford, với giai điệu rất hiện đại và hài hước.

Có là biểu tượng văn hóa hay không, bánh mì vẫn đang ngày ngày đi vào thời trang, âm nhạc, phim ảnh và in sâu vào tâm thức của người Việt.

Ca sĩ Hàn Quốc Jin Ju hào hứng với bánh mì hến – Ảnh: VTV

Tuần lễ “Tôi yêu bánh mì Sài Gòn”

Hôm 24-3, nhân kỷ niệm 9 năm (24-3-2011 – 24-3-2020) “banh mi” xuất hiện trong từ điển Oxford, Sở Du lịch TP.HCM phối hợp Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam tổ chức tuần lễ “Tôi yêu bánh mì Sài Gòn” từ ngày 24-3 đến 31-3. Trong tuần lễ này, các cửa hàng và dịch vụ giao bánh mì sẽ được giảm giá, tặng quà và ra mắt phiên bản bánh mì đặc biệt.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, cho biết trên cả một món ăn, bánh mì Sài Gòn là đại diện tiêu biểu cho tính cách của con người Sài Gòn: cởi mở, hào sảng, sẵn sàng dung nạp cái mới nhưng không hòa tan.

Google cũng vinh danh bánh mì bằng hình động đẹp mắt trên trang chủ ở 12 quốc gia.

Cù dậy là gì?

“Người ta nói rằng con cù là một loại rồng có thể chui dưới đất mà ngủ hàng trăm năm, mỗi lần nó thức dậy, chuyển mình thì trời long...

Ga Hàng Cỏ – một mảnh ký ức về Hà Nội xưa

Ga Hà Nội trước đây gọi là ga Hàng Cỏ. Người Hà Nội rất thích cái tên thân thuộc nôm na này. Có lẽ đây là một tên do nhân...

Tống Thị Quyên – Một Bi Kịch Chốn Vương Triều Nhà Nguyễn

I - Mở đầu bi kịch Nguyễn Phúc Cảnh (NPC), 4 tuổi phải rời mẹ cha, rời quê hương, theo Giám mục Bá-đa-lộc sang Pháp. Rồi Cảnh ăn ở chung...

Cuộc sống người Sài Gòn những năm 90

Hơn 30 năm trước, người Sài Gòn dạo phố trên chiếc Vespa hay xích lô, tà áo dài bay bay, ôtô “con bọ” xưa cũ chạy phổ biến, cuộc sống...

Sự tích Ông Thần Tài

Xin cho biết vắn tắt sự tích của ông Thần Tài. Theo truyền thuyết thì thần tài chính là Triệu Công Minh, người đã sống vào thời nhà Tần. Ông...

Không có “Chiếu cần vương” nào cả!

Tên gọi Chiếu Cần Vương hoặc Hàm Nghi đế chiếu là một nhầm lẫn lịch sử đã kéo dài quá lâu. Điều tai hại là từ sự nhầm lẫn này dẫn đến những sự...

Về giai thoại cụ Phan Thanh Giản ngăn xe vua

Cách đây đúng 90 năm, một cuốn sách biên khảo về danh nhân Phan Thanh Giản được xuất bản. Sách có tựa Phan Thanh Giản truyện và được xuất bản...

Tam quân là những quân nào? Có đồng nghĩa với ba quân hay không?

Tam quân là những quân nào? Có đồng nghĩa với ba quân hay không? Tam quân cũng chính là ba quân và có các nghĩa s đây: – a. Chỉ tả quân, trung...

Bên trong nhà tù trăm tuổi khét tiếng Hà Tiên

Nhà tù này trước đây được gọi là khám Hà Tiên, do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1897 với chi phí 1.800 đồng Đông Dương. Nằm ở phía...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 6

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Bát Tiên Quá Hải là ai?, sao lại sử dụng khi có lễ Chúc Thọ

Bát Tiên Quá Hải là một trong những điển tích nổi tiếng hay được sử dụng trong thơ ca hội họa của nền văn hóa Trung Quốc và Việt Nam,...

Có tu dưỡng đạo đức mới có thể bao dung, nhường nhịn

Người xưa có câu: “Hữu dung nãi đại, vô dục tắc cương” (Có lòng bao dung nên mới to lớn, không có nhiều dục vọng nên mới giữ mình cương...

Exit mobile version