Xứ Bắc kỳ tiêu tiền nhà Lê, nhà Tây Sơn cho đến khi vua Gia Long đúc tiền, bạc mới (1803).

Vua Gia Long đã đúc tiền vàng, bạc, tiền đồng, tiền kẽm, giá đối với nhau như thế nào?

Đó là mấy câu hỏi mà tôi tạm trả lời sau đây, tài liệu đánh số để sau này ai kiếm được thêm thời bổ chính vào (tài liệu trích trong quyển Quốc triều chánh biên toát yếu).

1

Tiền “Gia Long Thông Bảo”

TÀI LIỆU

1. Năm Quý Hợi (1803), tháng năm, quan coi việc Hộ ngoài Bắc thành là Nguyễn Văn Khiêm vào chầu, nhân tàu: “Bạc đời Tây Sơn đúc có pha lộn kẽm và thiếc nhiều lắm, vậy nên phân lượng không đủ; bây giờ đúc bạc, phải khắc chữ làm tin”.

Ngài cho là phải, sắc nhà đồ ở Bắc thành là Trần Bình Ngũ làm dấu “Trung bình”, phàm đính vàng, đính bạc của công hay của tư có in dấu “Trung bình” mới được thông dụng, ai làm gian sẽ phải tội. (Nhà đồ là sở đúc bạc đính, bạc nén. Trần Bình Ngũ là người Tàu.)

2. Tháng mười, ngày Đinh Sửu, ngài ngự giá đến hành cung Thăng Long, chờ sứ Tàu sang phong. TIỂU Đ Ngài cho mở cuộc đúc tiền ở Bắc thành, cho Chánh cơ Nguyễn Văn An làm giám đốc, Lê Duy Đạt làm phó.

Cho mấy tên thợ kiếm đồng riêng làm lò, y theo thứ tiền mới mà đúc, cấm không được đúc tư và đúc trộm. Tiền mỏng hay pha chế nhiều thời sẽ phải tội.

Ngài truyền các quan rằng: “Bây giờ đúc tiền mà giá đồng cao, vì dân ham lợi mua sỉ hết đồng, nên chi giá cao, muốn cấm tệ ấy, phải xét đến gốc mới được. Trẫm nghĩ rằng mua đồng ở dân thời giá đồng cao, thâu đồng ở quan thời giá đồng rẻ, ấy là lẽ tất nhiên”.

Liền sắc cho từ rày về sau, ai có đồng đỏ, đồng linh tinh, cho đem bán tại sở đúc tiền, không được mua bán riêng. Lại sai giám đốc xét mấy tên chủ lò đúc ở sở công, nếu không có tư bản thời cho lãnh tiền công mua đồng đúc thành tiền nạp vào kho, được lãnh tiền ngoại phụ.

3. Năm Tân Vị (1811) tháng tư, ngài sai quan Quảng Đức cai bộ là Lý Gia Du ra Bắc, thành giám đốc sở đúc và coi các mỏ đồng, mỏ kẽm.

Gia Du tâu rằng:

“Nhà Lê lập ba sở đúc tiền, thường đúc luôn luôn, cho nên thừa tiền tiêu. Đến đời Tây Sơn đúc không phải phép, tiền mỗi ngày một ít, giá lúa hạ mà dân chịu đói, lụa, vải rẻ mà dân chịu rét. Nay nhờ có thánh minh soi xét cho mở trường đúc tiền, nhưng mấy người đúc tiền, nhà giàu thời ít, tay không thời nhiều, mua đồng, mua kẽm, nhà giàu phần nhiều mua được giá hạ, mấy người tay không phải mua giá cao. Vả lại lấy tiền mới, đổi tiền cũ, thời lúc thu, lúc phát, mấy tên tư lại, thường hay sách nhiễu; vì cớ ấy cho nên người ta không dám đúc tiền. Xin từ nay vê sau, hễ mua bán đồng kẽm thời quan định giá để cho vật giá không đến nỗi cao hạ. Đã đúc thành tiền, cho đem ra dùng. Như thế thời người ta tranh nhau mà đúc, tiền càng thêm nhiều”.

Ngài y cho, khiến lập thêm sở đúc tiền, sức cho dân biết rằng: ai có đồng kẽm, phải nạp cho nhà nước, sẽ theo quan giá trả tiền, cấm không được mua bán riêng.

4. Năm Nhâm Thân (1812) tháng mười, mới đúc thứ bạc đình nặng một lượng, để phòng khi có gặp số lẻ, thu vào phát ra cho tiện. Ban cho thiên hạ tiêu dùng.

5. Định giá vàng ngoài Bắc thành, một lượng vàng giá mười lượng bạc. Vàng của dân đổi lấy vàng của công phải nộp một quan tiên đóng dấu.

6. Năm Quý Dậu (1813) (không biết rõ về tháng nào, nhưng trước tháng sáu), ngài cho chế cân thiên bình và cân trung bình. Cân thiên bình để cân sắt, đồng, chì, thiếc; cân trung bình đế cân vàng, bạc.

7. Năm Ất Hợi (1815), tháng sáu, đúc bạc đính trung bình để thâu phát số lẻ cho tiện. Mỗi đính nặng năm đồng cân, hai mặt có dấu in, một mặt in bốn chữ Gia Long niên tạo, một mặt in sáu chữ Trung bình ngân phiếu ngũ tiền. Mỗi đính giá một quan tiên.

8. Năm Bính Tý (1816), tháng chín, phát tiền Gia Long thông bửu.

KẾT LUẬN

A. Tại sao vua Gia Long, ngay sau khi lên ngôi, đã nghĩ tới vấn đề tiền tệ trong nước, thứ nhất là ở Bắc thành?

Có mấy cớ sau này:

1. Như Nguyễn Văn Khiêm, quan coi việc Hộ ngoài Bắc thành, tâu lên ngài năm Quý Hợi (1803): “Bạc đời Tây Sơn đúc có pha lộn kẽm và thiếc nhiều lắm, vậy nên phân lượng không đủ”.

Lại như quan cai bộ Quảng Đức sung giám đốc sở đúc tiền ở Bắc thành, tâu lên ngài năm Tân Vị (1811): “Nhà Lê lập ba sở đúc tiền, thường đúc luôn luôn, cho nên thừa tiền tiêu. Đến đời Tây Sơn đúc không phải phép, tiền mỗi ngày một ít, giá lúa hạ mà dân chịu đói, lụa, vải rẻ mà dân chịu rét”.

Vậy tiền, bạc lưu hành ở Bắc thành hồi đó có hai điều khuyết điểm sau này:

a. Tiền nhỏ (như tiền đồng, tiền kẽm) thời số lưu hành ít. Dân không có đủ để dùng trong sự mua bán, thành phải chịu đói.

b. Tiền lớn như các nén bạc, đều bị pha lộn kẽm và thiếc, phân lượng không đủ, làm cho sự mua bán hay đổi lấy tiền đồng phải khó khăn.

Vậy vua Gia Long phải vừa cho đúc nhiều bạc nén có phân lượng nhất định, vừa phải cho đúc nhiều tiền đồng, tiền kẽm cho sự mua bán hàng hóa trong dân gian được dễ dàng.

2. Còn một cớ nữa, mà tài liệu trên đây không nói tới nhưng là dự đoán được – là vua Tây Sơn, Quang Trung và Cảnh Thịnh đã cho đúc bạc nén và tiền đồng, tiền kẽm: bây giờ vua Gia Long đã đánh đổ được nhà Tây Sơn, lẽ tất nhiên là ngài cho đúc tiền, bạc mới, có dấu hiệu của ngài để cho dân dùng và cho thu tiền cũ của nhà Lê và Tây Sơn về.

Ta hãy xét về các thư “tiền lớn” vàng nén và bạc nên.

B, Vàng và bạc

Ngày tháng năm, Quý Hợi (1803), ngài sắc quan nhà Đô ở Bắc thành là Trần Bình Ngũ phải làm một cái dấu gọi là dấu “Trung bình”, “Phàm đỉnh vàng, đỉnh bạc của công hay tư, có in dấu trung bình mới được thông dụng. Ai làm đồ gian sẽ phải tội”.

Vậy ngài nhận cho vàng và bạc cùng được đem tiêu cả, những thoi vàng, nén bạc mà không có dấu nhà nước không được coi là tiền. Phải do nhà nước đóng dấu Trung bình mới được ai làm “đồ gian” nghĩa là làm giả cái đấu ấy sẽ phải tội. Nhà nước lẽ tất nhiên là phải định mới thoi vàng, nén bạc là bao nhiêu, xem có lẫn đồng, kẽm, thiếc không, rồi mới đóng dấu Trung bình. Như thế một người thợ kim hoàn có thể tự đúc vàng hay bạc được, rồi đem ra quan nhà Đồ xin đóng dấu, để lưu hành.

Năm Nhâm Thân (1812) nhà nước định giá vàng “một lượng vàng giá mười lượng bạc”. Như thế, bạc về phương diện tiền tệ là một phần mười của vàng cũng như bây giờ một xu là phần mười của hào vậy. Sự tiêu thụ trong dân gian chắc nhờ đó rất dễ dàng, khỏi phải tính việc đổi chác, vàng bạc này cao, mai hạ lỗi thôi.

Cũng nhân khi định giá vàng như thế, nhà nước đổi vàng công cho vàng của dân nhưng lấy thêm một quan tiền đóng dấu. Như trên kia ta đã biết, người thợ kim hoàn nào cũng có thể đánh thoi vàng – theo cân lượng đã định, như mười lượng chẳng hạn – rồi ra xin quan nhà Đồ đóng dấu cho. Nhưng khổ thoi vàng đó có thể dài, ngắn bất thường, tùy theo người thợ kim hoàn. Vả lại cách đánh thoi đỏ có thể vụng hay khéo.

Bây giờ nhà nước đúc lấy những thoi vàng, theo khuôn khổ rộng, hợp, nặng, nhẹ nhất định. Có lẽ dân không được tự đánh lấy vàng, bạc nữa và phải đem ra đổi lấy “vàng công”, nghĩa là vàng của nhà nước đúc.

Vậy ta có thể dự đoán rằng, sau năm Nhâm Thân (1812) vàng là căn bản cho tiền tệ (système monometallique étalon-or) và nhà nước đúc lấy những thoi vàng tiêu thụ, dân không được tự đúc nữa.

Đó là một sự tiến bộ vậy.

Những thoi vàng ấy là: (theo sách của ông Désiré Lacroix Numismatique, in tại Sài Gòn, năm 1900)

  1. Nén vàng, nặng 10 lượng (390 grammes 500).
  2. Nửa nén vàng, thường gọi là thoi vàng, 5 lượng.
  3. Lượng vàng hay đĩnh vàng (39 grammes 05).
  4. Nửa lượng hay nửa đĩnh vàng.
  5. Một phần tư lượng (9 grammes 762).

Vàng nén hay vàng thoi thường không đem ra tiêu thụ. Dân gian giữ làm của gia bảo hay dùng làm đồ sính lễ.

Vàng thoi như một thoi mực tàu, mặt trên hơi trũng xuống cũng giống như mặt dưới, không có chữ hay hình vẽ gì cả, ở bốn bên có đóng dấu. Một bên (theo bề dài) có chữ Trung bình, bên khác có chữ Công, ngũ lượng và ở dưới chữ ấy, chữ giáp. Còn ở hai bên về hai đầu có chữ bửu.

Bạc thời có nhiều thứ nén khác nhau. Tài liệu trên không thấy nói tới, nhưng ông Lacroix có tìm thấy một thứ hai lượng hình xấu xí, không đề đúc đời vua nào nhưng ông ấy dự đoán là đã đúc về đầu đời vua Gia Long.

Mặt phải có chữ Trung bình hiệu.

Mặt trái có chữ Tinh ngân nhị lượng.

Dày sáu ly tây.

Ông Lacroix cũng có tìm thấy thứ nén một lượng đúc năm Nhâm Thân (1812), còn thợ đúc năm Ất Hợi (1815), nặng năm đồng cân, thời không tìm thấy.

Trước năm Quý Dậu (1813), không biết theo cân gì, nhưng Sau năm ấy, có cân Trung bình của nhà nước chế ra để cân vàng, bạc, cũng như có cân Thiên bình để cân sắt, đồng, chì, thiếc vậy.

1. Tiền đồng và tiền kẽm

Tháng mười, năm Quý Hợi (1803), trong khi ở Thăng Long chờ sử Tàu sang phong, ngài dụ mở cuộc đúc tiền, do quan võ cai quản: Chánh cơ Nguyễn Văn An làm giám đốc, Lê Duy Đạt (không biết chức quan gì) làm phó đốc.

Lệ đúc tiền như thế nào?

“Cho mấy tên thợ kiếm đồng riêng làm lò… Mấy tên chủ lò đúc ở sở công nếu không có tư sản thời cho lãnh tiền công mua đồng, đúc thành tiền, nạp vào kho, được lãnh tiền ngoại phụ”.

Vậy nhà nước chỉ cử quan ra giám đốc mà thôi, còn việc đúc thời cho các chủ lò, nghĩa là tư gia, nhận làm. Nhà nước cấp vốn cho chủ lò, cho tiền ngoại phụ. Vì mua đồng khó, nhà nước bắt “ai có đồng đỏ, đồng linh tinh, đem bán tại sở đúc tiền, không được mua bán riêng”. Được giúp vốn và được độc quyền mua nguyên liệu, chủ lò “y theo thứ tiền mới (không biết tiền nào) mà đúc” nhưng “không được đúc tư và đúc trộm”: đúc bao nhiêu phải nộp cho nhà nước, “tiền mỏng hay là pha chế nhiều thời sẽ phải tội”.

Đó là lệ năm Quý Hợi (1803): Có bao nhiêu chủ lò? Đúc mỗi năm được bao nhiêu tiền? Ta không được biết. Nhưng chắc kết quả ít, nếu không, sao năm Tân Vị (1811) lại có lời tâu của quan giám đốc Lý Gia Dụ?

Lời tâu rằng: “… mấy người đúc tiền, nhà giàu thời ít, tay không thời nhiều, mua đồng, mua kẽm, nhà giàu phần nhiều mua được giá hạ, mấy người tay không phải mua giá cao..” nghĩa là thế nào? Đạo dụ năm Quý Hợi (1803) không thi hành hay sao? Nếu đã thi hành thời những chủ lò “tay không” có thể “lãnh tiền công mua đồng” và các thủ đồng phải đem bán tại sở đúc tiền cho các chủ lò theo một giá nhất định, chứ không hạ đối với chủ lò giàu và cao đối với chủ lò nghèo được.

“Xin từ nay về sau, hễ mua bán đồng, kẽm, thời quan định giá để cho vật giá không đến nỗi cao, hạ. Đã đúc thành tiền, cho đem ra tiêu dùng. Như thế thời người ta giành nhau mà đúc, tiền càng thêm nhiều”.

“Ngài y cho, khiến lập thêm sở đúc tiền, sức cho dân biết rằng: ai có đồng, kẽm phải nạp cho nhà nước, sẽ theo quan giá trả tiền, cấm không được mua bán riêng”.

Vậy sao năm Tân Vị (1811), nhà nước vẫn cố tìm cách cho các chủ lò mua nguyên liệu rẻ, nhưng sau khi đã đúc thành tiến rồi, chủ lò “được đem ra tiêu dùng” chứ không phải “nạp vào khó” để “lãnh tiền ngoại phụ” như năm Quý Hợi (1803) nữa.

Cho các chủ lò được dễ dàng như thế là để cho họ kiếm lợi. Có được lợi họ mới đúc, chứ tiền ngoại phụ, nghĩa là một thứ tiền hoa hồng, tiền lãi khoán công, chắc không đủ đến công cho họ.

Nhưng chắc quan giám đốc sở đúc tiền phải xem tiền đúc có đúng kiểu mẫu thời mới cho chủ lò tiêu thụ.

Năm Bính Tý (1816), tháng chín, phát tiền Gia Long thông bửu. Tiền này ở sở đúc tiền Bắc thành phát ra hay ở kinh phát ra? Các thứ tiền đồng, tiền kẽm đã đúc từ năm Quý Hợi (1803) không có chữ Gia Long thông bửu hay sao? Ông Lacroix có phân biệt được đến 20 thứ tiền Gia Long thông bửu khác nhau?

Dù sao, ta nhận thấy là lệ đúc tiền, tiền kẽm như sau này: Nhà nước bắt dân như có đồng, kẽm thời phải đem ra sở đúc tiền bản cho các chủ lò theo một giá nhất định. Đã cung cấp nguyên liệu cho các chủ lò. Tuy cách cung cấp gián tiếp, ít hiệu quả. Nhà nước lại còn cho các chủ lò vay tiền công làm vốn. Lúc đầu, chủ lò đúc được tiền phải nộp vào kho, không được đúc tư. Nhà nước thưởng cho tiền ngoại phụ thay tiền lời. Nhưng chắc vì số tiền ngoại phụ ấy ít nên chủ lò không muốn làm nữa. Nên nhà nước sau cho chủ lò đúc được bao nhiêu thời cứ tự do lưu hành, không phải nộp vào kho nữa.

Xét ra, lệ đó không được hoàn toàn.

Nhà nước phải đảm đương lấy công việc đúc tiền, phải thuê lấy thợ, trả lương tháng cho họ, mua nguyên liệu. Số tiền đúc ra phải biết nhiều hay ít và tiền đúc phải theo những khuôn khổ đã định. Ai giả mạo thì trị tội. Cho các chủ lò đúc lấy tiền để rồi họ được tự do lưu hành tiền ấy thời thế nào họ cũng pha chì, pha thiếc hay làm mỏng bé đi. Quan giám đốc không có thể coi xuế được.

Tiền kẽm vua Gia Long cho đúc tiền có những đặc điểm sau này (theo ông Lacroix).

1. 18 đồng để thẳng liền nhau dài một thước mộc, 30 đồng dài một thước may.

2. 600 đồng tiền kẽm, nghĩa là một quan, nặng 1 kilô rưỡi, rưỡi nặng một tạ thóc hay một tạ gạo. 45 quan nặng một tạ muối, 50 quan nặng một tạ sắt.

Nhưng vì đó là theo lệ định. Còn sự thật thời khác vì có lẽ đã có đồng to, đồng nhỏ, đồng nặng, đồng nhẹ, tại nhà vua cho nhiều chủ lò được phép đúc! Và có lẽ tại dân gian có cân thước khác.

Thí dụ một thước mộc dài 0m424, còn 18 đồng tiền kẽm thời dài 0m434; thước may dài 0m644 mà 30 đồng tiền kẽm dài 0m720! 42 quan rưỡi nặng 1 tạ nghĩa là 63,750 kilô nhưng đó là tạ thóc. Còn tạ gạo thời chỉ nặng 60,700 kilô thôi.

Nhưng dù sao, tiền kẽm đã đúc theo cách đo lường của ta. Hiện giờ, ở nhà quê tôi còn thấy, có nơi cân thịt bằng quan tiền kẽm của ta. 1 quan là 600 đồng tiền kẽm hay 100 đồng tiền đồng. Theo như dụ năm Ất Hợi (1815) thời 1 đĩnh bạc nặng 5 đồng cân ăn 1 quan 4 tiền (1 quan là 10 tiền).