Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cách những người mẹ tài đức thời xưa giáo dục con cái

Từ cổ chí kim, không ít nhân sĩ đã trở thành người hiền tài đức độ nhờ vào sự giáo dục và nuôi dưỡng của các bà mẹ. Trong lịch sử, có những bậc hiền mẫu được lưu danh thiên cổ vì đã tận tậm bồi dưỡng phẩm chất và đức hạnh cho con cái.

Hãy cùng điểm lại một số câu chuyện về cách giáo dục con cái của các bà mẹ thời xưa.

Mẹ Thôi Huyền Huy dạy con trung hậu thanh bạch

Thôi Huyền Huy là người thời Đường, làm quan Viên ngoại lang. Mẹ ông là bà Lô Thị đã nghiêm khắc dạy con: “Mẹ nghe thấy có người nói rằng, có con cháu làm quan, nếu như cuộc sống thanh bần, ắt đó là quan thanh liêm. Còn nếu tài vật dư dả thừa thãi, hưởng thụ xa xỉ, thì đó hẳn là tham qua. Điều đó rất đúng. Nhiều thân thích quan lại dùng tiền của phụng dưỡng cha mẹ, nhưng số tiền đó đến từ đâu? Nếu là tiền lương bổng thì còn tốt, còn nếu không, thì thử xem có khác gì so với phường giặc cướp? Con giờ đây ngồi mát ăn bát vàng, hưởng bổng lộc triều đình, nếu không thể tận trung vì nước, thanh liêm mà làm việc chính sự, thì làm sao xứng đáng với ân huệ của đất trời được?”

Thôi Huyền Huy nghe theo lời dạy của mẹ, làm một vị quan thanh liêm, tận trung với nước thương dân như con, nổi tiếng trong sạch lưu danh hậu thế.

Mẹ Điền Tắc từ chối nhận vàng

Thời kỳ Chiến Quốc, Điền Tắc nhậm chức Tể tướng nước Tề. Ông làm việc rất cẩn thận và công chính. Một lần, thuộc hạ biếu ông trăm lạng vàng ròng. Ban đầu ông mấy lần từ chối không nhận, cuối cùng ngại làm tổn hại đến tình cảm và thể diện của người ta nên ông đã nhận. Điền Tắc đem toàn bộ số vàng ấy dâng lên cho mẹ. Mẹ ông giận dữ nói: “Con làm Tể tướng 3 năm, bổng lộc chưa bao giờ nhiều như thế, không hiểu là lấy bớt của dân, hay là nhận hối lộ đây?”

(Tranh sưu tầm)

Điền Tắc cúi gằm mặt, lấy đầu đuôi mọi sự kể lại cho mẹ nghe. Mẹ ông nghiêm khắc chỉ bảo: “Mẹ nghe nói người trí thức luôn nghiêm khắc tu dưỡng bản thân, tự trọng và giữ mình trong sạch, không tùy tiện lấy những thứ của cải của người khác. Họ trong sáng vô tư, không làm những chuyện lừa dối. Tâm không bao giờ nghĩ tới những việc bất nghĩa, trong nhà không bao giờ có những thứ của cải bất nhân bất nghĩa. Con gánh vác trọng trách của quốc gia, cần phải là một tấm gương sáng cho khắp nơi noi theo. Thế mà con lại tiếp nhận hối lộ của kẻ dưới, ấy là tội lừa dối nhà vua, đồng thời là phụ lòng trăm họ, thật làm cho mẹ đau lòng quá! Hãy mau trả vàng lại, rồi thỉnh xin triều đình xử lý đi!”

Điền Tắc nghe mẹ nói thế thì vô cùng xấu hổ, liền đem trả lại toàn bộ số vàng ấy, còn lập tức đến triều đình tự thú nhận lỗi lầm, thỉnh xin nhà vua bãi chức Tể tướng của mình. Tề Tuyên Vương nghe xong, hết sức tán thưởng khí phách và đạo đức của mẹ Điền Tắc. Nhà vua nói với quần thần: “Có hiền mẫu thì tất có hiền thần! Mẹ của quan Tể tướng có tài đức như thế, tác phong và uy tín của quan lại nước Tề ta chắc chắn sẽ minh bạch sáng sủa. Ta xá tội cho Tướng quốc”.

Từ đó trở đi Điền Tắc nghiêm khắc tu dưỡng bản thân, về sau trở thành một vị Tướng quốc tài đức của nước Tề.

Mẹ Mạnh Tử ba lần chuyển nhà vì con

Mạnh Tử mồ côi cha từ nhỏ. Ông được mẹ là Chương Thị trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục. Mạnh Mẫu nổi tiếng với phương pháp giáo dục con nghiêm khắc và cẩn trọng. Bà rất coi trọng việc chọn môi trường sống thích hợp với con để tránh những ảnh hưởng xấu từ bên ngoài.

Lần đầu tiên, họ chuyển nhà đến gần một nghĩa địa. Mạnh Mẫu phát hiện con trai thường lẻn ra nghĩa địa nghịch ngợm, còn bắt chước theo các động tác như đào huyệt, chôn người hay khóc lóc. Lúc đó bà nghĩ: “Nơi u ám như vậy không phải chỗ con ta ở được” và liền rời đi.

Lần thứ hai, Mạnh Mẫu chuyển đến gần chợ. Ở đây Mạnh Tử lại học thep lối buôn bán lừa dối của dân buôn ở chợ. Mạnh Mẫu cũng phiền lòng mà nghĩ: “Nơi thị phi này cũng không phải chỗ con ta ở được” và tiếp tục chuyển nhà.

(Tranh sưu tầm)

Đến cuối cùng, họ chuyển đến ở gần trường học. Tại đây Mạnh Mẫu thấy con trai đua nhau học lễ nghĩa nhân cách với bạn học mới an lòng quyết định: “Đây mới thực sự là nơi cho con ta nên người!”

Ngoài ra, Mạnh Mẫu còn dạy con biết cần cù, chăm chỉ, siêng năng và luôn phải giữ thái độ kiên trì nhẫn nại khi gặp khó khăn, gian khổ. Một lần, Mạnh Tử bỏ học về nhà chơi. Bà mẹ đang ngồi dệt cửi, trông thấy liền cầm dao cắt đứt ngang tấm vải đang dệt trên khung, xúc động mà nói rằng: “Con đang đi học mà bỏ học thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi như vậy!”

Cảm khái trước lời mẹ dạy, kể từ đó Mạnh Tử chuyên tâm học hành không biếng nhác, sau này trở thành một bậc hiền tài vang danh sử sách.

Mẹ Nhạc Phi dạy con “Tận trung báo quốc”

Nhạc Phi là một vị tướng tài giỏi thời Nam Tống. Ông lớn lên trong cảnh chiến tranh loạn lạc. Khi người Khiết Đan tiến quân xâm lược phía Bắc Trung Quốc, ông phụng lệnh ra ngoài biên cương đánh giặc giữ nước. Nhưng khi đó người mẹ già ở nhà cũng rất cần được ông chăm sóc, phụng dưỡng. Bên Trung – bên Hiếu, Nhạc Phi tiến thoái lưỡng nan không biết phải làm sao cho phải đạo.

(Tranh sưu tầm)

Thấy vậy, mẹ Nhạc Phi đã khắc 4 chữ “Tận trung, Báo quốc” vào lưng ông. Bà hiểu được ước nguyện của con trai, và đó cũng chính là mong muốn của bà. Nhạc mẫu muốn con trai ra chiến trường mà không phải lo lắng chuyện nhà. Cuối cùng, Nhạc Phi đã trở thành một trong những vị tướng vĩ đại nhất lịch sử Trung Hoa. Tấm lòng tận trung với nước của ông được ghi tạc như một tấm gương mẫu mực cho người đời sau noi theo.

Mẹ Khấu Chuẩn dạy con “Tu thân vì nhân dân”

Khấu Chuẩn từ nhỏ đã mồ côi cha, gia cảnh nghèo khó, hoàn toàn dựa vào nghề dệt vải của mẹ mà sống qua ngày. Đêm đêm, Khấu mẫu thường vừa kéo sợi vừa dạy Khấu Chuẩn đọc sách, đôn đốc cho con khổ học thành tài.

Sau này Khấu Chuẩn về kinh thành dự thi, đậu tiến sỹ. Tin vui truyền về tới quê nhà, trong lúc mẹ của Khấu Chuẩn đang bệnh nặng. Phút lâm chung bà giao bức họa mà mình tự vẽ cho người nhà là bà mụ họ Lưu, nói rằng: “Khấu Chuẩn ngày sau nhất định sẽ làm quan, nếu nó phạm lỗi lầm, thì bà hãy trao bức họa này cho nó!”

Sau này Khấu Chuẩn làm Tể tướng. Một lần ông mời mấy người bạn tới nhà chúc mừng sinh nhật bản thân, chuẩn bị mở tiệc chiêu đãi đồng liêu. Bà mụ họ Lưu cho rằng đã đúng lúc rồi, bèn lấy bức họa của bà Khấu đưa cho ông. Khấu Chuẩn xem qua, nhìn thấy một tấm “Hàn song khóa tử đồ”, trên bức vẽ đề một bài thơ:

Cô độc dưới ánh đèn đọc sách bao khổ nhọc,
Mong con tu thân thành tài dốc sức vì nhân dân.
Mẹ hiền dạy dỗ gia phong cần kiệm,
Ngày phú quý giàu sang chớ quên cảnh bần hàn.

Bất ngờ nhận được lời di huấn của mẹ, Khấu Chuẩn đọc đi đọc lại rất nhiều lần, bất giác lệ tràn như suối. Ông lập tức giải tán tiệc mừng thọ. Từ đó về sau luôn luôn giữ mình trong sạch, thương yêu nhân dân, luôn theo lẽ công bằng, không vụ lợi cho bản thân và trở thành vị Tể tướng tài đức danh tiếng thời nhà Tống.

Minh Nhật

“Bà Quại” nghe thật gần gũi thân thương

Dân Nam kỳ hễ thấy ai luống tuổi cỡ ông bà mình thì đều kêu hết thảy là: Quại (Ngoại) Chớ ít khi nào kêu là Nội Bị “Bà Quại”...

Tứ bất tượng – 4 điểm biến chất của các trường đại học Trung Quốc

Nói về giáo dục đại học ở Trung Quốc, từng có một câu bình luận như "hy vọng đi vào, thất vọng đi ra". Điều này cho thấy sự bất...

Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu và những bài thơ vịnh cảnh sắc vùng Thuận – Quảng trên đồ sứ ký kiểu

Nguyễn Phúc Chu (1675 – 1725) là con trai trưởng của chúa Nguyễn Phúc Thái và vương phi Tống Thị Lĩnh. Ông được đình thần tôn lên kế vị Nguyễn...

Chế độ Y quan triều Nguyễn

Triển lãm CHẾ ĐỘ Y QUAN TRIỀU NGUYỄN trưng bày hơn 100 phiên bản tài liệu, hình ảnh, hiện vật đặc sắc về chế độ y quan (áo mũ, nghĩa...

Nhớ lại chuyện coi xi nê ở Sài Gòn trước 1975

Từ lúc còn học tiểu học tôi đã khoái coi xi nê rồi. Lên Trung Học, Đại Học tôi còn mê hơn nữa, gần như tuần nào cũng có đi...

Nước Xiêm đã giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn như thế nào? (1780-1788)

Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Ánh lên ngôi vương ở Gia Định. Bửu khắc chín chữ “ĐẠI VIỆT QUỐC NGUYỄN CHÚA VĨNH TRẤN CHI BỬU”. Chúa lấy niên hiệu là...

Chùa Một Cột – ngôi chùa biểu tượng của nền văn hiến Việt

Một truyền thuyết kể rằng, chùa Một Cột được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông. Theo đó, vào năm 1049 vua đã mơ thấy mình được...

Gương vỡ lại lành – Phá kính trùng viên là gì

Thời Nam Bắc triều ở Trung Quốc, vị vua cuối cùng của nước Trần là Trần Hậu Chủ có một người em gái rất xinh đẹp là công chúa Lạc...

Giếng làng

Trên miền đất di sản xứ Nghệ, nơi “chiếc nôi đời ngọt lịm lời ru” tôi đã lớn khôn, mảnh đất quê hương yêu dấu có biết bao địa danh...

Ngập Ngừng – Từ thơ đến nhạc: Tình chỉ đẹp khi còn dang dở

Từ lúc hình thành và phát triển, dòng nhạc vàng của Việt Nam có rất nhiều các ca khúc lấy cảm hứng từ các thi phẩm. Có nhiều trường hợp...

Trước khi đánh người phải biết giữ mình

Phàm cái gì mình thích, tất người ta cũng thích. Nếu cứ theo lòng dục mà vơ năm gấp mười không phòng bị thì có khi xôi hỏng bỏng không......

Tất cả những gì bạn mất sẽ được đền bù bằng cách khác

Mỗi lần trải qua đau khổ đến tan nát cõi lòng, lúc cuối cùng sẽ có một người tới giúp bạn vá lại từng mảnh vỡ, khiến nó lành lại...

Exit mobile version