Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Điều kiện du học Mỹ: Yêu cầu ngoại ngữ bao nhiêu là đủ?

Du học Mỹ là mơ ước không của riêng ai, song không phải ai cũng hiểu rõ về điều kiện để có thể học tập tại đây. Trong bài viết này, cùng ĐÁNG NHỚ tìm hiểu một trong những điều kiện du học Mỹ quan trọng nhất: Yêu cầu về ngoại ngữ bao nhiêu là đủ để du học ở xứ cờ hoa các bạn nhé

Yêu cầu ngoại ngữ phụ thuộc vào ngành, bậc học và trường đại học

Đối với bậc trung học Mỹ, yêu cầu ngoại ngữ như IELTS, TOEFL IBT/ PTE là không bắt buộc. Song bạn vẫn có thể phải thực hiện bài thi Secondary Level English Proficiency (SLEP) – bài thi trắc nghiệm đo năng lực Tiếng Anh của học sinh quốc tế và vượt qua với số điểm trung bình là 43. Cũng không loại trừ khả năng bạn cần phải tham gia các kỳ kiểm tra đầu vào Tiếng Anh của riêng trường bạn đăng ký.

Ở mỗi ngành, mỗi trường và hệ học sẽ có yêu cầu tiếng Anh khác nhau về các chứng chỉ TOEFL, IELTS.

Theo tìm hiểu của USIS Education, nếu du học Mỹ bậc cao đẳng hoặc đại học, bạn sẽ cần đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ tối thiểu từ 5.5 – 6.5 IELTS, tương đương với 65 – 79 TOEFL iBT hay 42 – 58 PTE, tuỳ vào trường và khoá học. Nhìn chung, đa số các trường cao đẳng và đại học ở Mỹ thường yêu cầu du học sinh Mỹ có trình độ Tiếng Anh từ 6.0 – 6.5 IELTS.

Dưới đây là một vài cái tên điển hình và điều kiện Tiếng Anh đầu vào: Đại học bang Michigan (IELTS 6.5), Đại học bang Arizona (IELTS 6.0), Đại học Florida (IELTS 6.0)… Lưu ý là nhà trường có thể chấp nhận IELTS hoặc TOEFL, hay cả bài kiểm tra năng lực tiếng Anh này, trường Đại học University of Missouri yêu cầu điểm TOEFL iBT tối thiểu là 61 trong khi Đại học bang Washington cần trình độ Tiếng Anh 5.5 IELTS để được nhận vào học.

Điều kiện tiếng Anh ở một số ngành đặc thù tất nhiên sẽ phức tạp hơn thế. Nếu để ý bạn sẽ thấy cùng trường, một số ngành có yêu cầu ngoại ngữ cao hơn, chẳng hạn như các ngành liên quan đến Y, Dược, Luật… Cụ thể, Trường Luật Harvard yêu cầu điểm TOEFL tối thiểu 100 (không kĩ năng nào dưới 25). Tương tự Trường Sức khỏe Cộng đồng thuộc Đại học Boston (Boston University School of Public Health) cũng đặt tiêu chuẩn IELTS tối thiểu 7.0 cho tân sinh viên của mình. Nếu bạn có ý định du học Mỹ bậc sau đại học thì yêu cầu Tiếng Anh sẽ cao hơn, ở mức tương đương điểm IELTS tối thiểu 6.0 – 7.0, TOEFL iBT 78 – 95 hoặc PTE 50 – 65.

Bậc sau đại học thì yêu cầu Tiếng Anh sẽ cao hơn, ở mức tương đương điểm IELTS tối thiểu 6.0 – 7.0, TOEFL iBT 78 – 95 hoặc PTE 50 – 65.

Các chứng chỉ Tiếng Anh nào được công nhận?

Khi tìm hiểu về điều kiện du học Mỹ, hẳn câu hỏi chứng chỉ Tiếng Anh nào được công nhận ở Mỹ sẽ là điều bạn thắc mắc trước tiên. Trước đây chứng chỉ TOEFL được các trường đại học ở Mỹ thiên vị hơn bởi đây là thước đo do chính Mỹ đặt ra. Tuy vậy gần đây IELTS đang dần trở nên phổ biến hơn ở Mỹ. Theo US College International, hơn 3.000 đại học Mỹ đã chấp nhận IELTS như một thước đo đánh giá trình độ Tiếng Anh của sinh viên.

IELTS, TOEFL, SAT, GMAT và GRE là các chứng chỉ mà bạn cần có đạt chuẩn nếu muốn học tập tại Mỹ

Nói tóm lại, các bài kiểm tra đánh giá khả năng Tiếng Anh được chấp nhận phổ biến ở Mỹ gồm: TOEFL, IELTS, PTE và một số bài kiểm tra khác. Cách tốt nhất để biết được liệu một chứng chỉ tiếng Anh có được chấp nhận là xem điều kiện du học Mỹ tại trang web của trường tổ chức khoá học đó, hoặc liên hệ trực tiếp với nhà trường.

Để giúp bạn dễ phân biệt và nhận dạng các bài kiểm tra tiếng Anh và bài thi chuẩn hóa, hãy tham khảo bài viết “Cách giúp du học sinh Mỹ phân biệt IELTS, TOEFL, SAT, GMAT và GRE” từ chính kinh nghiệm người trong cuộc của mạng lưới cộng tác viên ĐÁNG NHỚ. Dưới đây, ĐÁNG NHỚ đã tổng hợp bảng so sánh tổng quan về 3 loại chứng chỉ Tiếng Anh phổ biến tại Mỹ:

Bảng so sánh tổng quan IELTS, TOEFL và PTE
IELTS học thuật TOEFL iBT PTE học thuật
Đơn vị tổ chức British Council (Hội đồng Anh)/IDP Educational Testing Service (ETS – Viện Khảo thí Giáo dục Mỹ) Tổ chức Giáo dục Pearson
Website chính thức https://www.britishcouncil.org/

https://www.idp.com/org/

https://www.ets.org/toefl https://pearsonpte.com/
Hình thức Thi trên giấy hoặc trên máy tính, trò chuyện trực tiếp đối với bài Speaking thi trên máy tính thi trên máy tính
Thời gian 161-164 phút 200-250 phút 154-191 phút
Lệ phí 4.750.000 VND 3.980.000 VND 3.800.000 VND (Phí thông thường) 4.790.000 VND (Phí khi đặt lịch trễ)

Trường hợp nào được miễn chứng chỉ ngoại ngữ du học Mỹ?

Điều kiện ngoại ngữ du học được đặt ra nhằm đảm bảo sinh viên đủ khả năng về ngôn ngữ để hoà nhập với cuộc sống ở Mỹ và theo kịp chương trình học. Và chứng chỉ ngoại ngữ là thước đo để ban tuyển sinh biết được vốn tiếng Anh của bạn có đủ để du học Mỹ. Vậy nên, nếu tiếng Anh không phải ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn thì đây là điều kiện bắt buộc, không được miễn trừ.

Dù vậy, bạn cũng không cần quá lo lắng nếu chưa đủ năng lực tiếng Anh hoặc chưa kịp thi lấy chứng chỉ, bởi ở một số trường, bạn có thể chọn tham gia các khóa học dự bị tiếng Anh cần thiết, trước khi bắt đầu chương trình cấp bằng chính khóa. Sau khi hoàn thành các khóa dự bị này, thông thường bạn sẽ được tự động chuyển tiếp vào các khóa học chính thức của trường.

Chương trình ESL được trường đại học Mỹ cung cấp nhằm cải thiện vốn Tiếng Anh và giúp sinh viên quốc tế làm quen với môi trường đại học Mỹ

Theo đó, một trong những cách để du học Mỹ không cần chứng chỉ ngoại ngữ là tham gia lớp học ESL (English as a Second Language – Chương trình dạy Tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai). Chương trình ESL được trường đại học Mỹ cung cấp nhằm cải thiện vốn Tiếng Anh và giúp sinh viên quốc tế làm quen với môi trường đại học Hoa Kỳ. Chẳng hạn, Học viện Ngôn ngữ Anh Đại học DePaul (ELA) có các lớp đào tạo Tiếng Anh dành cho sinh viên nước ngoài du học Mỹ, qua đó giúp người học phát triển kỹ năng đọc, từ vựng, viết, ngữ pháp, nghe, và nói. Lớp học diễn ra 5 ngày/tuần, trung bình khoảng 18 tiếng/tuần.

Thêm vào đó, ngoại lệ có một số trường cao đẳng cộng đồng không yêu cầu bài kiểm tra TOEFL hay IELTS. Ví dụ như ở bang Washington, các trường như Green River College, Shoreline Community College, và Edmonds Community College đều không yêu cầu các chứng chỉ Tiếng Anh.

Tóm lại, ngoại ngữ dường như là một điều kiện không thể thiếu để học tập tại Mỹ. Điều kiện về ngoại ngữ và các chứng chỉ liên quan cũng rất linh hoạt, tùy thuộc vào từng trường, ngành học và bậc học. Do đó, bạn nên tìm hiểu yêu cầu tiếng Anh của từng trường và lên kế hoạch du học Mỹ sớm nhất có thể.

Tại sao nút nguồn các thiết bị điện tử đều là biểu tượng này?

Nút nguồn của các thiết bị điện tử đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta, nhưng có bao giờ bạn thắc mắc vì sao nút nguồn lại là...

Tổng kho Long Bình – căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Việt Nam

Với diện tích 24 km2 và “dân số” 60.000 người, tổng kho Long Bình có quy mô không khác gì một thành phố của Mỹ ngay cạnh Sài Gòn thời...

Người Huế

Tôi về trong một buổi chiều hanh nắng. Cơn mưa rào vừa dứt, thỉnh thoảng vài hạt lắc rắc rơi trên tấm kính xe như dọa dẫm tôi: "À há,...

Thăng Long – Kinh đô muôn đời

1. Sơ lược về thành Đại La Từ khi Lý Nam Đế thành lập nước Vạn Xuân (544), ông đóng đô ở cửa sông Tô Lịch là ngôi thành đắp...

Từ nguyên của hênh trong hênh xui

Về nguồn gốc của hai tiếng hênh xui (chúng tôi viết hênh với -nh cuối), tại bài “Một số từ gốc Hoa trong phương ngữ Nam Bộ”, tác giả Tầm...

Bài viết 100 năm trước: Chữ Nho, nên để hay là nên bỏ?

Dẫu ra như thế rồi, thì muốn giải cái vấn đề: nên để hay nên bỏ chữ nho? cứ việc xem bên nước Đại Pháp đãi chữ La-tinh thế nào,...

Hà Nội xưa qua ống kính nhiếp ảnh gia Lê Vượng

Trong sự nghiệp của mình, nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Vượng đã ghi lại được rất nhiều hình ảnh đáng giá về Hà Nội. Ông được trao giải thưởng Bùi...

Chợ Phan Thiết xưa qua những ảnh màu rực rỡ

Có lịch sử hình hành vào năm 1697, chợ Phan Thiết là nơi lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc có từ lâu đời của mảnh đất Bình Thuận....

Thành ngữ “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”

Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại là câu thành ngữ phê phán sự bàng quan, vô cảm trước tai họa, vận hạn của người khác, những người ích...

Chân dung Phan Châu Trinh dưới mắt người con

Những vị nào đi ngang qua Quảng Tín (một phần Quảng Nam xưa) từ Tam Kỳ lên Cẩm Khê, nhìn về một phía đồi cao, đã thấy sừng sững một...

Lịch sử đá banh thời Việt Nam Cộng Hòa

Lịch sử 100 năm Túc Cầu Việt Nam Dân tộc Việt Nam xưa nay vốn có truyền thống thượng võ, nên rất coi trọng việc rèn luyện cơ thể hằng...

Quân đội Lã Mã được tổ chức như thế nào?

Một món vũ khí mới xuất hiện, có thể coi là “đặc sản La Mã” – cây lao pilum. Mỗi hastatus và princeps được trang bị 2 cây pilum, chúng...

Exit mobile version