Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Giáo dục Đại học và Cao đẳng ở Hoa Kỳ – 50 năm sau vụ kiện Brown: Vì sao các trường đại học, cao đẳng dành cho người Mỹ gốc Phi vẫn còn phù hợp?

College vs University; Cao đẳng hay Đại học

Beverly Daniel Tatum

Beverly Daniel Tatum viết về vai trò của các trường đại học dành cho người Mỹ gốc Phi trong việc khẳng định bản sắc của sinh viên Mỹ gốc châu Phi, đồng thời tạo cơ hội cho họ gặp gỡ sinh viên từ nhiều thành phần xuất thân và quan điểm khác nhau. Bà là Hiệu trưởng trường Đại học Spelman ở Thành phố Atlanta, bang Georgia, và tác giả của cuốn “Tại sao tất cả trẻ em da đen lại ngồi cùng nhau trong quán ăn?” (Why Are All The Black Kids Sitting Together In The Cafeteria?)  Các cuộc đối thoại khác về chủng tộc (Những cuốn sách cơ bản, 2003)

Tôi sinh năm 1954, chỉ bốn tháng sau quyết định của Tòa án Tối cao về vụ Brown kiện Hội đồng Giáo dục, xóa bỏ quyết định “riêng rẽ nhưng vẫn bình đẳng” trong việc phân biệt đối xử tại trường học. Tôi bước vào cuộc sống thực tế ở Tallahassee, bang Florida, nơi cha tôi giảng dạy tại khoa nghệ thuật của trường đại học Floria A&M. Ông muốn lấy bằng tiến sĩ ở Đại học Tổng hợp bang Florida, nhưng đến năm 1954 bang Florida vẫn không chấp nhận nghiên cứu sinh người da đen. Thay vào đó họ trả phí đi lại cho ông đến Pennsylvania, và ông hoàn thành luận án tiến sĩ tại trường Đại học Tổng hợp bang Pennsylvania. Một năm sau ông trở thành giáo sư da đen đầu tiên ở Đại học thành phố Bridgewater, thuộc Thành phố Bridgewater, bang Massachusetts, nơi tôi lớn lên. Ngày nay, trường Đại học Thành phố Bridgewater đã có vị hiệu trưởng da màu đầu tiên, và đến tháng 2 năm 2004 thì tôi, một phụ nữ da đen, đã đọc bài diễn văn khai mạc hội nghị giáo dục đại học tổ chức tại bang Florida. Nếu như vào năm 1954, những sự kiện như thế này là điều không tưởng.

Là một nhà giáo dục với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy về phân biệt chủng tộc ở các trường dành cho người da trắng và hiện là hiệu trưởng trường Đại học Spelman, trường đại học dành cho người Mỹ gốc Phi lâu đời nhất, tôi đã hiểu được ý nghĩa của vụ Brown kiện Hội đồng Giáo dục qua một lăng kính mới. Giống như nhiều trường đại học, cao đẳng dành cho người da đen, trường Đại học Spelman phải đối mặt với sự cạnh tranh mới về sinh viên với các trường đại học, cao đẳng dành cho người da trắng vốn trước đây không tuyển sinh viên da màu. Tuy nhiên sự cạnh tranh ngày càng tăng này đã thúc đẩy những bước phát triển quan trọng ở trường Spelman. Trong suốt kỷ nguyên sau vụ Brown, người ta chủ động khuyến khích các giáo sư nâng cao khả năng nghiên cứu và xuất bản sách, và tạo ra được nhiều nguồn học bổng mới. Những nỗ lực vận động các khoản hiến tặng thành công đã làm ổn định tài chính và cấp kinh phí để xây các khu ký túc xá và học xá – tạo ra một môi trường mỗi năm thu hút khoảng 4.000 phụ nữ trẻ có tài đến ứng thí để chọn ra 525 sinh viên cho các lớp năm nhất của chúng tôi.

Tại sao các trường đại học dành cho người da đen như trường Spelman không những vẫn còn phù hợp mà còn được nhiều sinh viên da đen giỏi lựa chọn? Việc chọn trường phản ánh cá tính của bạn – một sự khẳng định xem bạn tự đánh giá mình ra sao, bạn đang là ai và bạn muốn trở thành người như thế nào. Sinh viên thường bị thu hút bởi môi trường mà ở đó họ được thể hiện chính mình theo những cách mạnh mẽ nhất, những nơi mà họ cảm nhận mình là trung tâm của trường mình.

Cách đây vài năm, tôi có phỏng vấn các sinh viên chọn học ở một trường đại học dành cho người da đen trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu của mình về sự phát triển bản sắc chủng tộc của sinh viên đại học da đen nổi lên chủ yếu trong cộng đồng người da trắng. Một phụ nữ trẻ khi nhận xét về những trải nghiệm của mình ở trường đại học dành cho người da đen đã nói rằng: “Cô biết đấy, em thật sự hạnh phúc khi bước vào ngôi trường mà em biết chắc rằng ‘Nơi này dành cho em’”. Không có nhiều những nơi mà một phụ nữ da đen có thế nói như thế trên đất nước Hoa Kỳ. Tầm quan trọng của việc khẳng định cá tính trong việc chọn trường không thể đánh giá thấp được.

Mặc dù hầu hết cơ sở của các trường đại học hiện nay đều đa dạng hơn so với năm 1954, nhưng các trường đều vẫn đang cố gắng hiểu được những kiến thức sơ đẳng của việc tạo ra môi trường thực sự bao quát để thúc đẩy tiềm năng về trí tuệ và lãnh đạo của sinh viên phát triển lên mức cao nhất. Những kiến thức sơ đẳng đó đang khẳng định bản sắc, xây dựng cộng đồng và hun đúc tinh thần lãnh đạo, ba chiều hướng quan trọng trong môi trường học tập hiệu quả ở mọi mức độ đào tạo.

Việc chuyển các kiến thức sơ đẳng này thành hành động đòi hỏi chúng ta phải lần lượt hỏi nhau những câu hỏi quan trọng sau: Ai đại diện cho môi trường của chúng ta? Trong bức tranh này còn thiếu những ai? Còn những cơ hội nào để xây dựng cộng đồng, khuyến khích đối thoại trong sự khác biệt này? Sinh viên để tâm vào việc mài giũa các kỹ năng lãnh đạo trong bối cảnh đa dạng như thế nào?

Là một chuyên gia về các quan hệ chủng tộc, tôi thường được hỏi vì sao tôi chọn việc lãnh đạo một ngôi trường “đồng tính” như trường đại học Spelman. Dĩ nhiên, câu trả lời được dựa trên một giả định chưa đầy đủ. Mặc dù 97% sinh viên của chúng tôi được phân loại về chủng tộc là “người da đen”, nhưng thành phần sinh viên ở đây lại khá đa dạng. Sinh viên của trường Spelman xuất thân từ mọi vùng trên nước Mỹ và nhiều nước khác, từ những vùng ngoại ô và nông thôn của người da trắng lẫn người da đen. Tất cả các vùng của người châu Phi tản cư đều có sinh viên theo học tại trường và những trải nghiệm, quan điểm đa dạng của các phụ nữ theo học tại các trường đại học, cao đẳng này đã tạo ra nhiều cơ hội đối thoại. Đã có một giai đoạn phát triển trong cuộc sống của những người trẻ da màu này khi việc đối thoại “trong cùng nhóm” có thể quan trọng như, hoặc có lẽ đôi khi quan trọng hơn đối thoại “giữa các nhóm”. Và, thậm chí trong bối cảnh của HBCU, có thể tạo cơ hội cho cả hai.

Nhiều người trong chúng ta ảo tưởng rằng trường đại học là nơi mà mọi sinh viên đều có cơ hội và được động viên để đạt được kết quả theo tiêu chuẩn cao. Đó là ảo tưởng về các cộng đồng đa sắc tộc tiêu biểu cho các mối quan hệ vô tư và bình đẳng. Đó còn là ảo tưởng về nền giáo dục không chỉ thúc đẩy sự phát triển trí tuệ bằng cách trang bị cho sinh viên lối tư duy phê phán, nói, viết và lý giải định lượng, mà còn cung cấp cho sinh viên những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để tham gia có hiệu quả vào một xã hội đa dạng. Những môi trường giáo dục lý tưởng như thế không bao giờ tồn tại trên diện rộng ở xã hội Hoa Kỳ – hoặc là theo như tôi được biết, ở bất cứ nơi đâu. Nhưng ảo tưởng này đang được lên kế hoạch.

Chân dung và trang phục các vị vua triều Nguyễn

Gần đây có một bộ tranh chân dung của các vua triều Nguyễn được vẽ mới và phổ biến, thu hút được nhiều sự chú ý của người xem. Nếu...

Những loại vũ khí cổ đại kỳ dị nhất lịch sử thế giới

Vũ khí là một trong những cải tiến không thể thiếu đối với võ thuật, quân sự. Bên cạnh chiến thuật, số lượng vũ khí được cho là có vai...

Nhu cầu viết lại lịch sử thời Pháp thuộc

Bản đồ Đông Dương thuộc Pháp Tại miền Nam trước 1975, nền giáo dục phổ thông dựa trên bộ Việt Nam Sử Lược (1920) của Trần Trọng Kim. Đào sâu...

Những bức ảnh về Sài Gòn thế kỷ 19

Sài Gòn năm 1893 khá hiện đại như miêu tả trong cuốn “Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận” (1885) của Trương Vĩnh Ký. Qua...

Mày ngài và mày tằm

Nhân Dân báo số vừa rồi có bài của cô Mộng Tuyết bắt bẻ hai chữ “mày ngài” của báo Tri tân [a] mà tôi kéo dài ra thành câu...

Về sự giao lưu tín ngưỡng Việt – Chăm trong lịch sử

Qua quá trình phát triển của xã hội, đặc biệt là sự giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm, các hình thức tín ngưỡng của người Việt...

Hình chim trên trống đồng Lạc Việt

 1. Xuất xứ của chữ “Lạc” Tài liệu bằng văn bản quan trọng đầu tiên về chữ 雒 (lạc) trong danh từ 雒越 (Lạc Việt/Lo Yueh), cho đến ngày nay...

Chùa Trầm – Ngôi chùa thuộc “tứ đại danh thắng của xứ Đoài”

1. Chùa Trầm ở đâu? Chùa Trầm là một quần thể nhiều ngôi chùa tọa lạc trên núi Trầm, thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, chỉ cách Hà Nội...

Cam chịu phận bánh cam

Mỗi lần nghe tiếng rao “Bánh cam đây mấy anh mấy chị ơi” trong một con hẻm ba xuyệc ở quận tư tự nhiên thấy lòng nao nao. Tiếng rao...

Tìm hiểu văn hóa miền Tây – Phần 3 – Lễ hội của địa phương

Lễ Cúng Trăng Ooc-Om Bok và Đua Ghe Ngo Lễ Ooc-Om Bok, tiếng Khmer có tên khác là lễ Cúng Trăng (vì tổ chức vào đúng đêm hôm trăng rằm...

Ai cưỡi voi, nằm giường đồng?

Ngày xưa thi đỗ tiến sĩ… sướng lắm! Được vua biết mặt chúa biết tên. Được cả làng, cả tổng đón rước về tận nhà. Chữ nghĩa gọi là rước...

Nghĩa Cần Vương (P1)

LỜI NÓI ĐẦU Nghĩa Cần Vương là cuộc toàn dân kháng chiến, dưới chính nghĩa Hàm Nghi. Lẽ tất nhiên là đã có nhiều người không theo chính nghĩa đó....

Exit mobile version