Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Giáo dục Đại học và Cao đẳng ở Hoa Kỳ – Chi phí học đại học ở Hoa Kỳ

Chi phí học tập tại trường đại học ở Mỹ - VnExpress

Đa số sinh viên Hoa Kỳ trang trải tiền học của mình nhờ vào các khoản tiết kiệm của gia đình, vay mượn, trợ cấp và đi làm. Sinh viên quốc tế có thể không có nhiều sự lựa chọn như thế, nhưng bài viết này đưa ra gợi ý về những nơi họ có thể tìm thông tin về các nguồn hỗ trợ tài chính.

Theo học đại học hoặc cao đẳng ở Hoa Kỳ rất tốn kém. Một năm học ở trường đại học bốn-năm nổi tiếng có thể tốn gần $50.000, và con số này chưa bao gồm các chi phí phụ trội như nhà cửa, đi lại, và các phí sinh hoạt khác. Dĩ nhiên, cũng có những trường khác rẻ hơn mà chất lượng đào tạo cũng rất tốt. Hầu hết các trường đại học bốn năm đều tốn ít nhất $10.000 một năm, và nhiều trường khác hơn nằm trong khoảng từ $20.000 đến $30.000. Đối với các gia đình ở Hoa Kỳ, cho con đi học là nguồn chi chủ yếu. Nhiều gia đình bắt đầu để dành tiền ngay từ khi con họ vừa chào đời, và ở một số tiểu bang còn có kế hoạch khuyến khích các chương trình tiết kiệm.

Mặc dù học phí cao, nhưng phải nói ngay một điều rằng con số đó chưa đủ để nhà trường chi trả cho quá trình đào tạo. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, và lương bổng ngày càng đắt đỏ, với nền công nghệ cao kéo theo những khoản chi phí rất lớn cho phòng thí nghiệm và các phương tiện chuyên môn khác. Các trường đại học và cao đẳng thường tìm kiếm nguồn tài trợ từ các tổ chức, đoàn thể và doanh nghiệp, cũng như từ địa phương, tiểu bang và chính quyền liên bang.

Tuy nhiên, chi phí có thể làm nản lòng các sinh viên tương lai. Sinh viên có thể tìm việc làm ở trường phổ thông hoặc đại học để kiếm tiền trang trải học phí hoặc các chi phí khác, như mua sách vở, đi lại, và thuê nhà ở. Các trường sẽ giúp sinh viên tìm việc trong khu học xá hay trong cộng đồng lân cận để bù đắp chi phí. Ở một khía cạnh nào đó thì các trường cao đẳng cộng đồng đã thành công vì họ cho phép người đang đi làm đăng ký học các khóa ban đêm hoặc vào cuối tuần, còn không thì kết hợp học tập trung hay tại chức tùy theo công việc cả ngày hay bán thời gian. Kể từ Chiến tranh Thế giới Thứ hai, một lợi thế quan trọng khi gia nhập quân đội là được hỗ trợ học phí thông qua đạo luật GI, một điều luật hỗ trợ tài chính, tạo cơ hội cho binh lính Mỹ (còn gọi là GI) được học đại học vốn là điều không thể đối với nhiều cựu binh này.

Ngoài nguồn hỗ trợ từ gia đình và quỹ tiết kiệm, còn có hai cách kiếm tiền để học khác là vay ngân hàng và trợ cấp. Dĩ nhiên khi vay phải trả tiền lời, mặc dù lãi suất cho sinh viên vay thấp hơn nhiều so với các khoản vay khác. Nhiều người trong những năm đầu mới đi làm phải cố gắng hoàn trả món nợ thời sinh viên này. Trợ cấp, trong đó có học bổng, là những món tiền bạn được trao mà không phải trả lại, nhưng sinh viên thường phải hoàn thành những nghĩa vụ nhất định, ví dụ như phải duy trì một số điểm trung bình nhất định hoặc phải có đơn xác nhận gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Để đạt được học bổng, sinh viên phải cạnh tranh rất nhiều, dựa trên thành tích học tập, thể thao hoặc công dân, hoặc dựa trên một số điều kiện khác mà sinh viên và gia đình phải đáp ứng. Việc xin được các nguồn tài trợ này rất rắc rối và thậm chí làm nản lòng các gia đình khi họ cầm các mẫu đơn đăng ký. Trường đại học, trường phổ thông và các tổ chức khác đều có văn phòng giúp sinh viên tìm hiểu các nguồn tài trợ này.

Vì vậy, với sinh viên đến từ các quốc gia khác mong muốn được học tập ở Hoa Kỳ lại càng nhụt chí hơn. Sinh viên ở nhiều quốc gia khác được miễn hoàn toàn hoặc chỉ trả một ít học phí, hoặc trả chi phí thấp hơn nhiều so với ở Hoa Kỳ. Vậy có thể còn sự lựa chọn nào cho các sinh viên quốc tế muốn theo học ở một trường đại học ở Hoa Kỳ mà chưa từng tích lũy tiền bạc để học đại học khi còn ngồi trên ghế tiểu học không?

Tạp chí điện tử “Hẹn gặp bạn ở Hoa Kỳ” số tháng 9 năm 2005 [http://www.america.gov/publications/ejournalusa/0905.html], về việc đến Hoa Kỳ, đề cập nhiều vấn đề của sinh viên, nhất là tập trung các câu hỏi về xin thị thực. Nancy W. Keteku, cộng tác viên tư vấn giáo dục cho khu vực châu Phi, làm việc cho Bộ Ngoại giao ở Accra, Ghana, đã viết bài “Giáo dục đại học Hoa kỳ, về khía cạnh tài chính”. Chúng tôi khuyên các bạn nên tìm đọc bài viết này và cả tờ tạp chí. Bài viết của cô có một số điều đáng chú ý sau:

Nếu bạn quan tâm đến việc học đại học ở Hoa Kỳ? Bạn phải lưu ý một điều rằng chi phí học đại học ở Hoa Kỳ cao hơn nhiều so với các quốc gia mà chính phủ kiểm soát hệ thống giáo dục. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hy vọng các bạn lưu ý thêm một điều nữa là bạn sẽ được tưởng thưởng xứng đáng với số tiền bạn đã đầu tư cho việc học ở Hoa Kỳ.

Đây là một số cách xoay sở chi phí học đại học giúp bạn tham khảo:

HỌC PHÍ VÀ LỆ PHÍ SO VỚI TỔNG CHI PHÍ HỌC ĐẠI HỌC

Học phí chỉ là phần mở đầu cho quá trình đầu tư tài chính vào việc học ở Hoa Kỳ. Chi phí bao gồm học phí – một số được trả theo học kỳ, số khác trả theo khóa học. Sinh viên còn phải trả tiền thuê nhà; sách vở; các tài liệu khác; bảo hiểm sức khỏe và chăm sóc sức khỏe; đi lại trong địa phương hàng ngày, bao gồm cả phí đậu xe; và đi lại từ nhà đến trường và từ trường về nhà; điện thoại và Internet; và các chi phí bất kỳ khác. Thông thường sinh viên quốc tế phải trả mức học phí cao hơn dành cho sinh viên ngoài tiểu bang tại các trường công lập.

Một điều khác cần phải cân nhắc là đầu tư về thời gian. Trong suốt những năm đại học, sinh viên sẽ mất nguồn thu nhập. Thậm chí nếu sinh viên có việc làm, công việc ấy cũng thường chỉ vài tiếng một tuần và lương được trả thấp hơn so với những người làm toàn thời gian. Bảng liệt kê ở trang sau có thể giúp các bạn sắp trở thành sinh viên và ba mẹ của họ có một khái niệm về chi phí học tập đầy đủ.

BẢNG KÊ CHI PHÍ HỌC ĐẠI HỌC MẪU

Chi phí Thành tiền Số học kỳ Tổng cộng
Phí nhập học
Thi kiểm tra đầu vào
Học phí
Phí đăng ký trễ hạn
Chỗ ở
Ăn uống
Sách vở/Đồ dùng học tập
Phí đậu xe
Bảo hiểm xe hơi
Phí phụ trội cho xe
Phí đi lại trong địa phương
Phí đi từ nhà đến trường/từ trường về nhà
Phí thay thẻ sinh viên
Phí đăng ký Trung tâm thể thao
Học bạPhí thư viện
Phí photocopy
Vi phim (Microfilm)
Giải trí
     

Tổng cộng

An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?

Xem thế đủ biết các cụ ta xưa không hề sai lầm. Các cụ vẫn xem Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) là sự tiếp nối của vua Hùng, chứ không...

Cao Bằng và Lạng Sơn năm 1993 – Phần 2

Thác Bản Giốc hùng vĩ, làng buôn lậu trên biên giới Việt – Trung, những cung đường “không đi nổi”… là loạt ảnh khó quên về Cao Bằng và Lạng...

Harry Roberts và vụ án mạng chấn động Anh

Robert lúc đó 30 tuổi cùng với bạn bè trong thế giới ngầm gồm Jack Witney 36 tuổi và John Duddy 37 tuổi đã lảng vảng cả ngày quanh khu...

Câu chuyện về ca khúc bất hủ “Somewhere, My Love”

“Somewhere, My Love” (Nơi nào đó, người yêu ơi) là ca khúc phiên bản lời Anh của bản nhạc gốc tiếng Pháp “La Chanson de Lara” do nhạc sĩ Pháp...

Vùng núi Kiệt Đặc – Phượng Hoàng linh thiêng trong các thư tịch cổ

Tại đền thờ Chu Văn An trên núi Phượng Hoàng còn lại 3 tấm bia đá cổ. Tấm cổ nhất là “Chu Văn Trinh tiên sinh ẩn cư xứ”, được...

Nhớ xưa chụp cá đìa ăn Tết

Cá là món ăn rất gần gũi với bà con, có nhiều người ăn cá từ khi mở mắt chào đời cho đến ngày răng long tóc bạc mà vẫn...

Từ Hi Thái hậu làm gì khiến cỏ không thể mọc trên lăng mộ ?

Từ Hi Thái Hậu là mẹ đẻ của Thanh Mục Tông Đồng Trị Hoàng đế. Nhiều nhà sử học hiện đại ở Trung Quốc và hải ngoại miêu tả Từ...

Quá tam ba bận hay Quá tang ba bận?

Có khá nhiều người muốn tìm lời giải đáp chuẩn xác nhất cho câu thành ngữ. Quá tam ba bận nghĩa là gì? Vì thực tế, câu thành ngữ này...

Giá trị của đồng tiền thuở xưa

Năm 1934 gia tộc nhà ông Lê Phát Đạt – ông Huyện Sỹ ( ông ngoại Nam Phương Hoàng Hậu) gả Nguyễn Hữu Thị Lan về làm hoàng hậu nhà...

Thấy lợi quên nghĩa là đặc trưng của kẻ tiểu nhân

Trong lịch sử, rất nhiều nhân nghĩa chi sĩ “trọng nghĩa khinh lợi”, vì muốn thủ vững lương tri và chính nghĩa mà sẵn sàng bỏ qua lợi ích bản thân....

Sài Gòn thập niên 1880 trong loạt ảnh của Pierre Dieulefils

Cùng xem những hình ảnh tư liệu có độ phân giải cao về Sài Gòn giai đoạn 1880-1890 do nhiếp ảnh gia Pháp Pierre Dieulefils (1862-1837) thực hiện. Dinh toàn...

Triệu Đà là người Thái Bình?

Trong lịch sử Việt Nam, Triệu Đà đóng một vai trò quan trọng. Đối với người Việt, cho dù không đọc lịch sử, thì ít nhất cũng biết về ông...

Exit mobile version