Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Học sinh Nhật học đạo đức như thế nào?

Người Nhật cho rằng “Sách giáo khoa Đạo đức đảm đương vai trò vô cùng quan trọng, đó là nuôi dưỡng tính nhân văn trong mỗi con người, dạy trẻ em biết suy nghĩ cho người khác, bên cạnh những bài học về bản thân, cách giao tiếp xã hội, ý thức quy phạm, để từ đó các con tự tin tạo dựng một cuộc sống tích cực, tốt đẹp hơn”. Qua bài viết này, Kilala xin giới thiệu đến độc giả nội dung của sách giáo khoa Đạo đức lớp 1,2 ở Nhật. Có thể thấy rằng ngay từ lớp nhỏ nhất, các em đã được dạy đầy đủ các bài học đạo đức và kỹ năng cơ bản để xây dựng nên những con người có phẩm cách cũng như một xã hội văn minh.

Nội dung

 

Bìa sách giáo khoa Đạo đức của học sinh Nhật

Cách sử dụng

Trên lớp, các học sinh sẽ đọc câu chuyện rồi cùng nhau suy nghĩ, viết ý kiến cá nhân vào chỗ trống, chia nhóm để thảo luận. Về cơ bản, cô giáo chỉ là người giúp học sinh tổ chức thảo luận hoặc đưa ra câu hỏi thôi chứ không thuyết giảng mà để tự học sinh bày tỏ ý kiến của mình.Dù đúng dù sai thì mỗi em đều có thể trình bày nhận thức của mình. Nếu sai, cô giáo có thể tìm cách hỏi han và trao đổi để giúp học sinh ấy nhận ra. Điều cơ bản của tiết đạo đức là “để học sinh bày tỏ suy nghĩ riêng của các em về vấn đề này, chia sẻ với các bạn về việc thực hành nó trong cuộc sống hàng ngày…” Ngoài ra, các em còn về nhà trao đổi, hỏi han người lớn trong gia đình hoặc hàng xóm. Vì thế, SGK Đạo đức ở Nhật không chỉ dùng trong nhà trường mà còn cần sự phối hợp chặt chẽ từ gia đình, người thân, hàng xóm và cả khu dân cư nơi học sinh ở.

Nội dung sách Giáo khoa Đạo đức 1-2

Trang đầu tiên bao giờ cũng là tự giới thiệu bản thân thông qua các câu hỏi. Ví dụ với học sinh lớp 1 sẽ là đồ ăn em thích ăn nhất, việc gì em giỏi nhất, điều gì em quý trọng nhất, kỷ niệm vui nhất của em là gì, em thích chơi trò gì nhất, giấc mơ sau này của em?… Học sinh lớp 2 sẽ có câu hỏi giống hệt như vậy. Vì có thể qua thời gian mỗi em sẽ thay đổi trong suy nghĩ và sở thích của mình. Những câu hỏi đại khái như vậy sẽ giúp người khác hình dung được cá tính và con người mỗi học sinh. Trang cuối là tự bản thân ghi lại những việc mình đã học được, làm được và ý kiến của người thân.

Phần I: Khám phá bản thân

☀ Tạo thói quen sinh hoạt hàng ngày đúng quy tắc, với tinh thần phấn chấn vui tươi

☀ Hãy tích cực và hăng hái với mỗi việc mình làm, việc của bản thân không nhờ vả người khác

☀ Khi làm việc tốt tâm trạng sẽ rất vui, bản thân sẽ có động lực để tiến lên phía trước nên những việc tốt dù là nhỏ bé đi nữa hãy cứ làm: nhặt rác bỏ vào thùng, nhường ghế cho người già,… Học sinh sẽ cùng nhau thảo luận đưa ra ý kiến của mình về những việc như nói dối, nói xấu bạn, giấu đồ của bạn, nói chuyện riêng, ăn cắp đồ của bạn…

☀ Làm thế nào để mỗi ngày đều sống trung thực với bản thân, ngay thẳng, không nói dối, làm điều xấu lại đổ lỗi cho người khác

 

Hãy luôn chào hỏi người khác với thái độ thân thiện

 

Không nên làm những điều xấu như chơi xấu bạn, ăn cắp, vẽ bậy…

Phần II: Bản thân trong mối quan hệ với người khác

☀ Chào hỏi mọi người: một ngày chúng ta gặp rất nhiều người vì thế chào hỏi là điều cần thiết và giúp kết nối chúng ta với mọi người, lời chào hỏi sẽ đem lại tâm trạng vui vẻ cho tất cả mọi người, kể cả bản thân ta.

☀ Giúp đỡ người khác: mang đồ nặng giúp người già, đấm lưng cho ông bà, giúp đỡ em nhỏ… Cảm ơn người đã giúp đỡ mình.☀ Hãy vui vẻ đoàn kết với bạn bè.

Phần III: Chạm vào sự sống

☀ Hãy coi trọng sự sống, mầm sống và sinh mệnh của muôn loài: con người, động vật, cỏ cây, và đặc biệt hãy nghĩ rằng bản thân mình sống cũng là một điều kỳ diệu và tuyệt vời.

☀ Học cách chăm sóc con vật, cây cối để có trái tim nhân ái biết yêu thương động vật, cây cỏ.

☀ Hãy tìm trong cuộc sống và thiên nhiên những gì khiến tinh thần sảng khoái. Có phải đó là khi nhìn thấy cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, nghe một bản nhạc hay, có một cuộc trò chuyện thú vị,… hãy tích cực tìm kiếm những điều đó.

 Luôn quan tâm giúp đỡ người xung quanh

Phần IV: Sinh hoạt trong cộng đồng

☀ Công viên, nhà ga, đường phố, hàng cây đều là của chung nên phải có những quy tắc ứng xử nơi cộng cộng nhằm gìn giữ cho cả cộng đồng: không bẻ cây, không phá đồ, giữ gìn của chung, tuân thủ luật lệ giao thông,…
☀ Yêu lao động: cần nhận thức rằng lao động là hành động tốt đẹp, hãy trân trọng những con người lao động dù họ làm bất cứ nghề gì.
☀ Gia đình là quan trọng nhất đối với mỗi con người. Hãy tham gia vào mọi việc trong gia đình vì mình là một thành viên trong đó: giúp mẹ trông em, quét nhà, dọn dẹp, rửa bát nấu cơm…
☀ Hãy trải nghiệm sinh hoạt vui vẻ ở trường học: đọc sách ở thư viện, phòng giáo viên, giữ gìn nhà vệ sinh, các phòng học, nhà ăn,…
☀ Tích cực tham gia vào các hoạt động của khu phố hoặc của địa phương như là lễ hội, giữ gìn công viên, thư viện,…

Dù làm bất cứ điều gì cũng hãy làm một cách thật nghiêm túc, tận tâm.

Kết luận

Mỗi cuốn SGK Đạo đức gồm nhiều bài học,  đưa ra đề tài dưới hình thức câu chuyện, và có phần để học sinh ghi lại những điều đã thực hành, hoặc ghi ý kiến, nhận xét của người thân hoặc người xung quanh về bài đạo đức đó của trẻ. Và những người soạn sách nhắn nhủ rằng “Bất kỳ ở đâu, bất kỳ khi nào, bao nhiêu lần đi nữa các em hãy giở cuốn sách đạo đức, để suy nghĩ xem trong cuộc sống điều gì là quan trọng nhất đối với chúng ta, và hãy phát huy nó trong đời sống của bản thân mình”. Cha mẹ cũng có thể dùng nó để dạy dỗ con cái. Có thể nói, điều khác biệt nhất trong việc dạy Đạo đức trong nhà trường ở Nhật Bản không chỉ là nằm ở nội dung, mà còn cách giảng dạy thiết thực và sinh động. Chính vì vậy, để lại dấu ấn rất sâu sắc trong tâm hồn và ý thức của mỗi học sinh.

Thoại Ngọc Hầu

Tức ngài Nguyễn-văn-Thoại (có sách chép là Thụy), ông vốn người huyện Diên-Phước, tỉnh Quảng-Nam, sanh năm 1762, vô Nam-kỳ khi nhỏ, 15 tuổi đã theo phò chúa Nguyễn-Ánh. Nguyễn-văn-Thoại...

Quy định về việc lưu thông xe kéo thời Pháp thuộc

Xe kéo tay là một phương tiện vận tải bằng sức người, rất đặc trưng ở Việt Nam thời Pháp thuộc. Loại xe này có cấu tạo khá đơn giản,...

Sài Gòn độc đáo qua ảnh tô màu thời Pháp

Những công trình biểu tượng của Sài Gòn xưa được tái hiện trong bộ bưu ảnh tô màu bằng tay thời Pháp của nhà sưu tập Bùi Bằng Giang. Thương...

Lắng nghe và hòn đá

Một ông nhà giàu đang ngồi trong chiếc xe hơi đắt tiền chạy khá nhanh trên đường phố. Từ phía trước, ông nhìn thấy một đứa trẻ đang chạy ra...

Thành Nam – Trọng trấn của cả nước ở Nam Định

Đến đầu thế kỷ 19, Sơn Nam Hạ vẫn là một trong những trọng trấn của cả nước. Năm 1822, trấn Sơn Nam Hạ đổi thành trấn Nam Định. Năm...

Vua Hàm Nghi được đối đãi như thế nào ở nơi lưu đày Algérie?

Người tù bị lưu đày biệt xứ, vua Hàm Nghi, đã đến nước Algérie vào đầu năm 1889 và được viên toàn quyền Pháp tại xứ này cho trú ngụ...

Nỗi oan của bản quốc ca triều Nguyễn

Bài quốc ca An nam chính thức có tên là “Đăng đàn” – (Hymne National Annamite), được sử dụng vào thời Bảo Đại (1925 – 1945). Dưới thời Khải Định...

Chuyện chiếc ô của vị phú thương và bài học về sự bình tĩnh

Bình tĩnh là trí khôn, là sự dẻo dai, linh hoạt, là “viên linh đan” cho tinh thần, là chìa khóa thành công trong cuộc sống. Sự bình tĩnh sẽ...

Chùa Một Cột – ngôi chùa biểu tượng của nền văn hiến Việt

Một truyền thuyết kể rằng, chùa Một Cột được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông. Theo đó, vào năm 1049 vua đã mơ thấy mình được...

Chúa Tiên Nguyễn Hoàng và sự nghiệp Nam tiến

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, công cuộc mở đất về phương Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Qua đó, lãnh thổ được mở rộng, đất nước...

A dua nghĩa là gì?

Trong tiếng Việt, a dua nghĩa là hùa theo, bắt chước theo người khác một cách vô ý thức hoặc có dụng ý không tốt - Nịnh hót Về từ nguyên, a dua là đọc...

Bolero và tiếng hát Thanh Thúy – ‘Đêm chưa ngủ, nghe ngoài trời đổ mưa…’

Bốn mươi năm trước, boléro phát trên làn sóng điện vẳng lại từ lối xóm đã ru tôi những giấc trưa ngắn và êm đềm. Giấc đêm khó mà êm...

Exit mobile version