Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Người Nhật đặc biệt chú ý đến giáo dục mầm non

Đối với người Nhật, nuôi dưỡng con trẻ có một nguyên tắc chính, đó là: Bảy phần no bụng, bảy phần ấm. Về cơ bản, họ không cho trẻ ăn quá nhiều và không sợ trẻ mặc quá ít.

Người Nhật đặc biệt chú ý đến giáo dục mầm non

Vì vậy, nhiều bà mẹ Nhật Bản sau khi sinh con đã nghỉ việc ở nhà, dành toàn thời gian cho con cái. Vì sao lại như vậy? Bởi vì họ cho rằng một đứa trẻ trước ba tuổi là đang ở giai đoạn mầm non, là giai đoạn cực kỳ trọng yếu. Người xưa có câu ngạn ngữ: “Tam tuế khán đại, thất tuế khán lão”, ý rằng nhìn trẻ lúc lên 3 có thể biết tâm tính nó khi trưởng thành, nhìn trẻ lúc lên 7 sẽ biết cả đời của nó. Một khi đứa trẻ trưởng thành mà xảy ra vấn đề, đặc biệt khó sửa đổi.

Người Nhật tin rằng: Người đàn ông cần phải làm việc siêng năng hơn một chút, cường độ lớn hơn một chút, thu nhập cao hơn một chút, để người phụ nữ có thể yên tâm ở nhà chăm sóc gia đình, đợi đứa trẻ qua 3 tuổi rồi sẽ quay lại làm việc. Làm như vậy, cũng sẽ không ảnh hưởng đến hiệu suất của xã hội, mà lại đặc biệt có lợi cho sự phát triển đối với thế hệ tương lai.

Đối với người Nhật, nuôi dưỡng con trẻ có một nguyên tắc chính, đó là: “Bảy phần no bụng, bảy phần ấm”. Về cơ bản, họ không cho trẻ ăn quá nhiều và không sợ trẻ mặc quá ít. Vào mùa thu, trẻ mặc một chiếc áo mỏng để nghịch nước ở ngoài trời, họ cũng không lo sợ trẻ bị lạnh. Có lẽ cũng vì nguyên nhân này, mà bạn khó có thể nhìn thấy người béo ở Nhật Bản.

Trẻ em nếu bị bệnh cũng không hơi một chút là tiêm hoặc uống thuốc. Cha mẹ Nhật nghĩ rằng trẻ em có khả năng tự chữa lành vết thương rất mạnh.

Các trường học Nhật Bản đặc biệt chú ý đến đồng phục học sinh

Đồng phục học sinh của Nhật cũng rất đẹp, có nhiều kiểu dáng và chế tác tốt. Có người hỏi họ tại sao lại coi trọng đồng phục học sinh đến vậy?

Câu trả lời của họ khiến người nghe cảm giác rất mới mẻ: Một người mặc đồng phục, chính là muốn nói cho bản thân mình biết: Vĩnh viễn không được quên danh tính của mình. Bất cứ người nào mặc đồng phục mà làm chuyện xấu, trong lòng của họ sẽ luôn cảm thấy bất an xấu hổ.

Mỗi gia đình có một cuốn sổ gia đình

Ở Nhật, một bà nội trợ trong gia đình mà không ghi sổ là điều không tưởng. Khi mua sắm trong siêu thị, một câu hỏi mà nhân viên thu ngân nhất định sẽ hỏi là: Có cần in hóa đơn không? Bởi vì các bà nội trợ Nhật Bản khi mua các mặt hàng trong siêu thị sẽ cần hóa đơn để thuận tiện cho việc ghi sổ. Ví dụ, văn phòng phẩm thuộc về văn phòng phẩm, sách thuộc về sách và thực phẩm thuộc về thực phẩm, để họ có thể thống kê hàng tháng. Khái niệm quản lý tài chính gia đình của họ được nuôi dưỡng từ khi còn nhỏ.

Trường trung học Nhật Bản đặc biệt chú ý đến các kỹ năng thực tế

Nữ công gia chánh, may vá, karate, thể thao… tất cả các khóa học được quan tâm đều được mở. Giáo viên tư vấn tâm lý tiếp xúc và hướng dẫn hàng ngày cho học sinh. Người Nhật thấy rằng nhiều trẻ em có vấn đề tâm lý sớm, vì vậy mỗi trường có một giáo viên tư vấn tâm lý toàn thời gian.

Trường trung học Nhật Bản đặc biệt chú trọng các lớp học võ sĩ đạo

Mỗi trường trung học của Nhật đều có một lớp học riêng dành cho võ sĩ đạo (Bushido), cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi liên quan. Võ sĩ đạo là những quy tắc đạo đức mà các võ sĩ ở Nhật Bản thời trung cổ phải tuân theo. Họ cho rằng lớp Bushido có thể nuôi dưỡng tính cách kiên cường, rèn giũa tinh thần bất khuất cho trẻ em.

Cho dù lý tưởng vĩ đại như thế nào đều cần một thân thể kiên cường mới có thể chống đỡ, còn một thư sinh tay trói gà cũng không chặt thì sẽ không có tính chủ động, tính tiến công. Vì vậy, trường học ở Nhật đặc biệt chú trọng đến lớp học võ sĩ đạo này.

Học sinh Nhật Bản được bồi dưỡng tính cách tuân thủ quy tắc

Vì sao người Nhật có thể bồi dưỡng học sinh coi sự cống hiến là thiên chức của mình? Làm sao có thể bồi dưỡng cho người Nhật tinh thần  phục tùng như vậy?

Chính là nhờ người Nhật giáo dục học sinh phải chính tâm, thành ý, bình thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ!

Tại Nhật Bản, hầu hết người dân đều vui vẻ cúi đầu chào người khác. Theo thống kê, một người chào đón ở lối cửa vào của một cửa hàng bách hóa Nhật Bản phải cúi chào 2.500 lần mỗi ngày. Họ vui vẻ làm như vậy trong suốt nhiều năm là bởi vì họ coi sự cống hiến này là nghĩa vụ của họ. Đây là kết quả được dưỡng thành từ giáo dục gia đình khi họ còn nhỏ.

Quỳnh ChiTheo secretchina.com

Chữ CEE trên các trạm biến áp ở Sài Gòn nghĩa là gì?

Trên các con đường như Pasteur, Trần Hưng Đạo, Hùng Vương Nếu, bạn thường xuyên bắt gặp những trạm biến áp theo kiến trúc Pháp cổ. Những trạm biến áp...

Nhà thờ đá Bảo Nham ở xứ Nghệ

Nhà thờ đá Bảo Nham được xây vào cuối thế kỷ 19 ở Nghệ An, từng được người Pháp mệnh danh là nhà thờ “độc đáo nhất Đông Dương”. Ngoài...

Nguồn gốc của Thần Tài, Thần Thổ Địa.

Tục thờ Thần Tài có xuất xứ từ Trung Quốc, còn ở nước ta tục thờ Thần Tài xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ XX. Theo truyền thuyết xưa,...

Bức tranh toàn cảnh về lịch sử chữ viết của người Việt

Chữ viết biểu thị cho nền văn minh của một nước. Ở Việt-Nam, chữ Hán chiếm địa vị chính thức suốt thời Bắc thuộc và tự trị, là thứ chữ...

Hoàng tử Miến Điện ở Sài Gòn Xưa

Rất ít người Việt để ý đến một sự kiện ở Sài Gòn có liên quan đến lịch sử Miến Điện (Myanmar) ở giai đoạn vào cuối thế kỷ 19...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 25/Hết

Những người bạn thân nhứt của chúng tôi, có theo dõi công cuộc nghiên cứu của chúng tôi để viết quyển sử, và để viết quyển sách nầy. Các bạn...

Vua Gia Long đối với hủ tục và tệ mê tín

Trong những năm đầu sau khi lên ngôi của vua Gia Long (1802-1820), cùng với nạn giặc giã, thú dữ hoành hành, các vấn nạn về hủ tục và mê...

Cảnh sắc của đầm Ô Loan ở Phú Yên

Được thiên nhiên ban tặng cho một vẻ đẹp khoáng đạt, đầm Ô Loan gắn liền với truyền thuyết về nàng tiên tên Loan và chim Ô thước đã được...

Hậu duệ nhà Trần của Đại Việt trở thành Hoàng đế Trung Hoa?

Mặc dù còn nhiều dấu hỏi xoay quanh thân thế của vị Hoàng đế Trung Hoa này, nhưng người ta không thể phủ nhận một khả năng lớn rằng ông...

Ngày đầu tiên đón vua Bảo Đại du học trở về

Trước khi tàu chở vua Bảo Đại du học về nước, ở Huế dân tình “bàn tán đến cuộc hồi loan này lắm”. Đức thiếu quân trở về đã khởi...

Phố phường Hà Nội xưa

Từng là kinh đô của rất nhiều vương triều quân chủ, cho tới đầu thế kỷ 20, khi được người Pháp quy hoạch lại, Hà Nội còn được mệnh danh...

Ngày tết nghĩ về ngũ thường trong tâm thức Việt

Một mùa xuân lại về trên đất nước ta. Chào Xuân Ất Mùi 2015. Như vậy là bốn mươi cái tết đã đến kể từ sau khi đất nước thống...

Exit mobile version