Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Người Việt xưa dạy phụ nữ đọc sách và có trách nhiệm quốc dân

Nữ huấn tam tự thư 女訓三字書 (AB.22), hiện lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Sách chữ Hán, khắc in chân phương rõ nét, chỉ có chính văn chữ Hán, không có dịch hay chú giải, không có thông tin về tác giả và niên đại văn bản. Ở trang 2a có kiêng húy chữ Hoa (華) viết bớt một nét sổ (theo lối kính khuyết nhất bút), cũng trang này không thấy kiêng húy chữ Thì 時, vì vậy văn bản này có thể khắc in trong thời vua Thiệu Trị (thân mẫu húy Hoa) chứ chưa đến thời vua Tự Đức (tên hồi nhỏ là Phúc Thì 福時), tức là khắc in trong khoảng 1840-1848.

Nữ huấn tam tự thư, bìa và tr. 2a (húy Hoa, không húy Thì)

Sách gồm 218 câu 3 chữ có vần theo lối Tam tự kinh. Nội dung sách viết về những đức tính mà phụ nữ cần có. Ngoài những phẩm chất về công dung ngôn hạnh mà sách nữ huấn nào cũng có, thì đáng lưu ý là ở đoạn kết, câu 203-218 (tr. 9b-10a) có đoạn nói rằng phụ nữ cũng phải đọc sách để có hiểu biết, từ đó giúp quốc gia hưng vượng, phụ nữ cũng phải có trách nhiệm với đất nước:

Nữ huấn tam tự thư, đoạn kết, tr. 9b-10a, câu 203-218

Nguyên văn chữ Hán:

凡婦女,宜讀書。不讀書,必蠢愚。
蠢人多,國就衰。昔魯女,哭國危。
千載下,猶韙之。爾女子,亦國民。
國衰旺,爾有份。念之哉,誨諄諄。

Phiên âm:

Phàm phụ nữ, Nghi độc thư. Bất độc thư, Tất xuẩn ngu.
Xuẩn nhân đa, Quốc tựu suy. Tích Lỗ nữ, Khốc quốc nguy.
Thiên tải hạ, Do vĩ chi. Nhĩ nữ tử, Diệc quốc dân.
Quốc suy vượng, Nhĩ hữu phần. Niệm chi tai, Hối truân truân.

Dịch nghĩa:

Hễ là phụ nữ thì đều phải đọc sách. Không đọc sách thì sẽ ngu xuẩn. Nhiều người ngu xuẩn thì quốc gia sẽ suy. Xưa người con gái nước Lỗ khóc vì quốc gia nguy ngập. Sau hàng ngàn năm vẫn còn được khen ngợi. Các ngươi là con gái, cũng là dân của nước. Quốc gia yếu hay mạnh, các ngươi cũng có phần tham dự. Hãy đọc những lời này, ta dạy đi dạy lại.

Trong bối cảnh văn hóa Nho giáo Việt Nam xưa, ở thời điểm những năm 1840-1848, soạn giả Nữ huấn tam tự thư đã thể hiện rõ quan điểm cởi mở trong giáo dục phụ nữ, coi phụ nữ là một thành phần công dân chính thống của xã hội, từ đó yêu cầu phụ nữ cũng phải/được học hành để nâng cao dân trí, phát triển quốc gia. Xưa nói “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” 國家興亡匹夫有責 (Đất nước thịnh hay suy thì kẻ thất phu cũng phải có trách nhiệm), chữ “thất phu” hàm nghĩa nam giới. Với cách nói của soạn giả Nữ huấn tam tự kinh, cần đặt thêm một vế: “Quốc gia hưng vong, nữ nhân hữu trách” 國家興亡女人有責, để nhấn mạnh vai trò công dân xã hội của phụ nữ, chứ không chỉ/phải là vai trò “nội tướng” 内相 (quản lí việc trong nhà) với công dung ngôn hạnh truyền thống.

Mở đầu Nữ huấn tam tự thư là đoạn:

婦之德,首誠寔。無詭詐,無欺譎。慎言詞,簡而默。簡寡過,煩多失。

Phiên âm:

Phụ chi đức, Thủ thành thực. Vô ngụy trá, Vô khi quyệt. Thận ngôn từ, Giản nhi mặc. Giản quả quá, Phiền đa thất.

Dịch nghĩa:

Trong các đức tính của phụ nữ thì đầu tiên là thành thật. Không được dối trá, không được lừa lọc. Cẩn thận khi nói năng, Dung dị và trầm tĩnh. Dung dị thì ít sai lầm, Phiền phức thì nhiều tổn thất.

(Ghi nhanh khi viết về Tam tự kinh tại Việt Nam)

Bộ ảnh màu Hà Nội những năm 1970 gợi cảm xúc bồi hồi

Bộ ảnh màu Hà Nội những năm 1970 dưới đây chắc hẳn sẽ gợi cảm xúc bồi hồi cho bạn đọc. Những người yêu Hà Nội dù đi đâu về...

I Tờ, Tờ i Ti. Le a La, Me er Mer, La Mer.

Nói đến Phong Trào Bình Dân Học Vụ vào những năm 1945, 1946, những người, năm nay đã thất Tuần khó mà quên được. Là một Phong Trào hết sức nhộn nhịp....

Họa tiết “Ðôi Mắt Tĩnh Lặng” trên tháp Champa Bình Định

Tháp Champa! Kalan Champa! Huyền bí và kiêu hãnh! Trang trọng và im lặng nhân gian đoán tới đoán lui vẫn chưa biết hết về Champa! Bức tường gạch đỏ...

Chiếc ngai vàng của hoàng đế triều Nguyễn

Ngai vàng là biểu tượng quyền lực của triều đại. Chiếc ngai của hoàng đế triều Nguyễn do các nghệ nhân tài giỏi bậc nhất thời ấy thiết kế, hội...

Trở lại cuộc phê bình sách Nguyễn Trãi ông Trúc Khê không đủ lẽ để bênh vực tác phẩm của mình

I. Vào cuối tháng tư năm nay, tôi có ba bài trên Dân báo, phê bình cuốn Nguyễn Trãi của ông Trúc Khê vừa xuất bản, liệt vào trong “Tủ...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 21

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem.

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (1/7) – Phần mở đầu

Theo yêu cầu của chính quyền sở tại, Viện Pasteur Sài Gòn từ năm 1914 đã tiến hành nghiên cứu sản phẩm này để đưa ra một định nghĩa khoa...

Nhà cổ Tấn Ký – ngôi nhà cổ đẹp nhất Hội An

Không chỉ giữ được kiến trúc nguyên bản sau 200 năm, nội thất của Nhà cổ Tấn Ký còn quy tụ những món đồ cổ rất giá trị, gốm các...

Trần Thái Tông (1218-1277)

I . Tiểu sử Tên thật là Trần cảnh, là con thứ của Trần Thừa, sinh ngày 16-6 Mậu Dần, 1218. Năm 8 tuổi cưới Lý Chiêu Hoàng; chỉ ít...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 5/9 – Các địa danh ban đầu

2)- Con đường thủy thứ nhì là Kinh Chợ Lớn cũng gọi là Kinh Tàu Hũ (Arroyo Chinois). Vùng Chợ Lớn thưở nay buôn bán thạnh vượng một phần lớn là...

Ngôi trường của các tiểu thư Pháp ở Hà Nội xưa

Nữ Trung học Hà Nội là cơ sở học tập dành cho các tiểu thư Pháp ở Hà Nội thời thuộc địa. Cùng xem loạt ảnh tư liệu quý hiếm...

Ông quan thanh bạch

Làm quan như ông Dương Chấn đối với người đã đề bạt không cần ơn, đối với dân mình cai trị không ăn lễ, lúc đêm khuya, tấm lòng cũng...

Exit mobile version