Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tham khảo giờ học của 55 quốc gia

Nghiên cứu đi vào trường hợp cụ thể của Melissa Edwards, em gái ông Finley Edwards, đồng thời là một nhà kinh tế học của Trường ĐH Colby. Thời còn học trung học, do có phải mặt ở trường lúc 7g45, Melissa thức dậy lúc 6g30 sáng để đón xe buýt dù trời lúc này còn chưa sáng. Đến 10g45, tiếng chuông báo giờ nghỉ trưa mới vang lên. Hầu hết các trường ở Hoa Kỳ bắt đầu vào học lúc 8g sáng. Hai mươi phần trăm học sinh bắt đầu vào học từ 7g45 hoặc sớm hơn.

Tôi cho rằng giờ giấc học như thế không tốt cho lắm” – ông Finley Edwards cho biết. Findley phát hiện những học sinh ở Wake County, North Carolina thường bắt đầu vào học muộn hơn một giờ so với các trường khác thì trung bình điểm thi toán tăng 2,2% và điểm thi môn đọc tăng 1,5%.

Ảnh hưởng này diễn ra nhiều hơn đối với các học sinh lớp lớn. Bắt đầu vào học muộn một giờ còn có nhiều lợi ích hơn nữa: mỗi ngày xem tivi ít hơn 12 phút, mỗi tuần dành hơn 9 phút làm bài tập về nhà và tỉ lệ nghỉ học trung bình giảm so với các học sinh khác.

Vì điểm thi ở các kỳ thi tiêu chuẩn trở nên quan trọng hơn để đánh giá giáo viên và cấp kinh phí cho trường ở các địa phương trong cả nước, nên một vài nhà nghiên cứu – trong đó có Edwards – cho rằng giải pháp đơn giản chính là cho thanh thiếu niên bắt đầu vào học muộn.

Theo nghiên cứu của ông Finley Edwards, những học sinh kém nhất đã học khá dần lên khi giờ học bắt đầu muộn hơn.

Tuy vậy, ông cũng thừa nhận những hạn chế của việc bắt đầu giờ học muộn như người lớn phải xác định lại lịch trình của họ và giới hạn các chương trình thể thao sau giờ học của con cái.

Theo báo Huffington Post, đã có nhiều nỗ lực đề xuất giờ vào học trễ hơn trong những năm gần đây.

Năm 2005, dân biểu Zoe Lofgren ở bang California đã giới thiệu một nghị quyết của Quốc hội đề nghị các trường trung học khắp cả nước bắt đầu lúc 9g sáng nhưng nghị quyết này sau đó bị bác bỏ.

Kể từ năm 2004, thành viên ban giám hiệu Trường Sandy Evans ở hạt Fairfax, bang Virginia đã cố gắng đề xuất làm chậm tiếng chuông reo báo giờ học buổi sáng khi phần lớn học sinh ở địa phương bắt đầu học từ 7g20. Hiện chính quyền hạt Fairfax đang xét lại đề xuất này.

Anh – Á tranh cãi giờ học

Gần đây Bộ trưởng Giáo dục Anh Michael Gove gây xôn xao ở một hội thảo giáo dục tại London khi đề nghị tăng thời gian học và cắt ngắn kỳ nghỉ của học sinh nước này để tránh nguy cơ tụt hậu so với các quốc gia Đông Á – nơi học sinh học nhiều hơn.

Tuy nhiên các giáo viên ở châu Á khẳng định sao chép giờ học của các trường Đông Á sẽ không giúp ích gì cho nước Anh.

Bộ trưởng Gove cho rằng giờ học hiện tại của học sinh Anh (thường bắt đầu vào 8g30 sáng và kết thúc vào 3g30 chiều) và kỳ nghỉ hè kéo dài sáu tuần gợi nhớ thời kỳ kinh tế thuần nông của nước Anh, qua đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự cạnh tranh kinh tế của nước này đối với các quốc gia Đông Á.

Tuy nhiên các ý kiến phản đối cho rằng các trường học ở châu Á tập trung tạo ra những học sinh thành công bằng cách cho họ làm nhiều bài tập và theo đuổi cách tiếp cận giáo dục dành cho các thiên tài.

Hiệp hội Các hiệu trưởng nước Anh, Hiệp hội Các nhà lãnh đạo đại học và cao đẳng (ASCL) và các tổ chức tương ứng ở châu Á đã kịch liệt phản đối đề xuất của ông Gove và nhấn mạnh chất lượng học tập quan trọng hơn số giờ ở trên lớp.

Vương quốc Anh không phải là quốc gia phát triển duy nhất tranh cãi về kéo dài ngày học.

Nhật và Đức cũng đang kéo dài giờ học ở lớp. Tuy nhiên Phần Lan, quốc gia vượt trội trong các bảng thống kê về giáo dục, hướng trẻ em học ít giờ hơn mỗi ngày so với những quốc gia phát triển khác, theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).

Trả lời báo Telegraph, Nick Magnus, hiệu trưởng Trường ĐH Dulwich ở Singapore, cho biết: “Nhiều hệ thống trường học có cách dạy và học khác nhau. Phần Lan và Singapore có phong cách giáo dục khác nhau nhưng có điểm chung là đạt được thành tựu giáo dục cao”.

Anne Keeling, người phát ngôn của nhóm nghiên cứu các trường quốc tế (ISC Research), nói: “Chính phủ Vương quốc Anh phải cân nhắc thật kỹ về sự so sánh giờ học ở nước này với các nước Đông Á”.

Woodlands được xem là một trường tiểu học điển hình ở Vương quốc Anh. Trường này được mở vào năm 1964, tiếp nhận học sinh tuổi từ 7-11. Hiện trường có 380 học sinh. Học sinh tại đây bắt đầu ngày học vào 8g45 và tan lớp vào 3g15 chiều với lịch học khá thoải mái.

Lớp học chính thức bắt đầu lúc 8g55. Một giáo viên phụ trách thổi còi báo hiệu giờ vào lớp và học sinh xếp hàng theo từng lớp. Các em trật tự đợi vào lớp học theo sự điều động của giáo viên.

Khi đến lớp, học sinh bỏ hết đồ trong cặp ra và để bài tập đã làm ở nhà trong một cái khay. Sau đó các em treo cặp táp và áo khoác trong phòng giữ mũ áo (mỗi lớp đều có phòng riêng) và đi vào lớp học của mình.

Vào 9g10, toàn bộ học sinh tập hợp ở hội trường lớn. Các em ngồi dưới sàn nhà theo thứ tự nhỏ nhất ngồi trước, lớn nhất ngồi sau. Khi bước vào hội trường, các em được nghe nhạc. Mỗi tuần đều có chủ đề âm nhạc riêng.

Trong các buổi tập hợp này, các em được nghe kể chuyện, hát và cầu nguyện.

Tiết học đầu tiên bắt đầu vào 9g30 và kéo dài trong khoảng một giờ. Giáo viên thường dạy học sinh văn học và làm toán.

Học sinh sẽ nghỉ giải lao 15 phút vào buổi sáng từ 10g20-10g35. Trong giờ giải lao, các em sẽ ăn đồ ăn nhẹ được chuẩn bị ở nhà thường là gói khoai tây chiên giòn, trái cây hoặc vài cái bánh quy và thường tụ tập chạy nhảy chơi đùa trên sân trường.

Tiết học thứ hai kéo dài từ 11g15 cho đến giờ ăn trưa. 15 phút đầu học sinh được giao làm bài tập chính tả hay sắp xếp thời gian biểu. Sau đó các em học đọc viết và làm toán.

Giờ ăn trưa kéo dài từ 12g-1g10. Hầu hết học sinh đều chuẩn bị phần cơm trưa ở nhà. Trong khi chờ đợi buổi trưa hoặc sau khi ăn xong, các em chơi đùa trên sân trường hoặc tham gia các câu lạc bộ sinh hoạt được thiết kế riêng cho giờ ăn trưa.

Giờ học chiều bắt đầu với tiết tập đọc. Có thể cả lớp cùng tập đọc hoặc chia ra thành từng nhóm nhỏ. Sau đó, các em học thêm một hoặc hai môn học khác như thể dục, khoa học, lịch sử, thủ công, nghệ thuật, tin học và chính thức tan trường vào lúc 3g15 chiều.

Giờ học của 55 nước trên thế giới theo Wiki Answers:

STT

Quốc gia

Giờ vào học (sáng)

Giờ tan học (chiều)

1

Anh và Xứ Wales

7:45

1:45

2

Áo

8:30

2:30

3

Saudi Arabia

8:00

4:30

4

Ấn Độ

8:00

5:30

5

Ba Lan

8:30

2:30

6

Bắc Ireland

8:30

8:30

7

Bỉ

7:30

1:30

8

Bồ Đào Nha

8:00

2:00

9

Brazil

7:45

1:45

10

Bulgaria

8:00

3:45

11

Canada

8:15

2:15

12

Chile

8:10

2:30

13

Colombia

9:00

3:00

14

Costa Rica

9:30

3:30

15

Cộng hòa Ireland

8:30

3:30

16

Cộng hòa Czech

8:10

2:10

17

CHDCND Triều Tiên

8:15

8:15

18

Croatia

8:00

2:00

19

Đan Mạch

7:30

1:30

20

Đức

9:00

5:30

21

Estonia

8:30

4:30

22

Hà Lan

8:00

2:30

23

Hàn Quốc

8:00

4:00

24

Hi Lạp

9:30

5:30

25

Hungary

9:00

5:00

26

Iceland

8:30

5:30

27

Iran

8:00

5:00

28

Jordan

8:30

7:00

29

Kenya

8:30

6:30

30

Lithuania

8:00

6:30

31

Malaysia

7:30

7:30

32

Mexico

8:30

2:30

33

Mông Cổ

8:00

2:00

34

Na Uy

9:00

9:00

35

Nam Phi

9:00

3:30

36

New Zealand

7:45

7:45

37

Nga

8:00

3:00

38

Nhật

8:00

6:00

39

Nigeria

8:00

8:00

40

Pakistan

9:30

9:30

41

Pháp

8:00

4:00

42

Phần Lan

8:00

4:30

43

Philippines

8:00

2:30

44

Romania

8:00

3:00

45

Scotland

8:30

4:30

46

Singapore

8:00

4:00

47

Slovakia

9:30

3:30

48

Slovenia

9:00

3:00

49

Tây Ban Nha

8:30

4:30

50

Thụy Điển

8:00

4:30

51

Thổ Nhĩ Kỳ

9:00

6:00

52

Trung Quốc

8:10

2:50

53

Tunisia

7:30

1:30

55

Úc

8:00

2:00

Tìm hiểu nguồn gốc dân tộc Việt Nam

Bài viết này tư liệu cũng đã có phần cũ, LSTV xin mời bạn đọc theo dõi bài viết khảo cứu về nguồn gốc dân tộc Việt có cập nhật...

Lịch sử trồng lúa Việt Nam

1. TỔNG QUAN Nguồn gốc và phân bố cây lúa luôn là đề tài tranh luận nóng bỏng của các nhà khoa học và khảo cổ học thế giới. Tuy...

Tại sao người Pháp gọi Đài Loan là Formose và người Anh là Formosa?

Tại sao người Pháp gọi Đài Loan là Formose và người Anh là Formosa? [caption id="" align="alignnone" width="640"] Alexander Synaptic[/caption] Những người châu  u đầu tiên phát hiện ra đảo...

Những điều bạn cần biết về Nhà hát Lớn Hà Nội

Nhà hát Lớn Hà Nội là công trình có kiến trúc hoàn hảo, quy mô bậc nhất, góp phần định hình kiến trúc, diện mạo của Thủ đô Hà Nội...

Họ Mạc và chuyện kho tàng họ Mạc ở Hà Tiên

Trong quá trình Nam tiến mở mang lãnh thổ của người Việt, Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên và Mạc Cửu là ba người Minh Hương có công lớn trong...

Chùm ảnh giao thông ở miền Nam Việt Nam

Nhìn lại khoảng thời gian những năm 60 của thế kỉ trước, hình ảnh những con người Việt nghèo khó ở miền Nam Việt Nam. Cùng với đó là những...

Xôi ngộ – xôi trẻ

Ăn chơi hay ăn thiệt, ăn nhanh hoặc chậm, vò xôi đều tiện lợi.Và thật bất công khi những vụn thịt gà công nghiệp nhạt phèo, choàng chiếc áo hào...

Ký ức của một sĩ quan Pháp trong cuộc xâm lược An Nam

Chúng tôi đã chôn họ xuống cát như những con chuột, những người đàn ông An Nam rất xấu xí, gầy gò, rách rưới, khốn khổ, chỉ được trang bị...

Nhìn lại các trường nữ trung học nổi tiếng của miền Nam trước năm 1975

Không rõ lý do vì sao ở miền Nam trước 75 thường phân chia riêng biệt trường nữ và trường nam trung học. Những tà áo dài thướt tha của các...

Những góc khuất của phong trào Tây Sơn

Bài viết này không nhằm mục đích hạ bệ, hay đánh đổ vai trò lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn, ngược lại chúng tôi cho rằng phong...

An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?

Xem thế đủ biết các cụ ta xưa không hề sai lầm. Các cụ vẫn xem Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) là sự tiếp nối của vua Hùng, chứ không...

Bàn về nghệ thuật diễn xuất sân khấu

Khái niệm Nghệ thuật diễn xuất, hay nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật biểu diễn… được dùng chỉ một nghệ thuật vốn tồn tại bằng phương thức “diễn” trên sàn...

Exit mobile version