Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thời Hoa Kỳ lập quốc, giáo dục và đức tin là nền tảng của sự tự do

Một trong những nguyên tắc lập quốc của Mỹ là: Tự do đến từ nền tảng giáo dục toàn dân. Những nhà sáng lập cho rằng, chỉ khi phổ cập rộng rãi một nền giáo dục tốt đẹp, mới có được xã hội tự do, có thể duy trì thể chế cộng hòa.

Trước Cách mạng Mỹ, nhóm người nhập cư sớm nhất tại New England là người nhập cư tôn giáo. Từ con tàu Mayflower, các tín đồ Thanh giáo với quan điểm Kitô giáo ở châu Âu đã mất đi sự thuần khiết, mang theo Kinh Thánh, lần lượt đặt chân tới New England.

Vào thời điểm đó, các nhà quản lý thuộc địa quy định rằng mỗi khu dân cư gồm 50 gia đình phải thành lập một trường ngữ pháp, nghĩa là một trường tiểu học; mỗi khu dân cư gồm 100 gia đình phải thành lập một trường trung học cơ sở; nếu trường học ngữ pháp không có hiệu trưởng, khu dân cư sẽ phải nộp phạt. Có thể thấy rằng từ những con người đặt nền móng đầu tiên đó đã rất coi trọng giáo dục.

Những trường học đầu tiên… (Tranh qua Pinterest)

Sau này, khi thành lập Hiến pháp Hoa Kỳ, những nhà lập quốc đã nghĩ rằng nếu nhân dân của chúng ta không hiểu tự do là gì, làm sao họ có thể bảo vệ tự do? Do đó, toàn bộ Hoa Kỳ đều tham gia vào giáo dục toàn dân. Mặc dù Hoa Kỳ là một quốc gia nông nghiệp vào thời điểm đó, nhưng việc giáo dục toàn dân lại rất phổ biến. Lúc đó, hệ thống giáo dục của New England được mở rộng đến các tiểu bang bởi những nhà lập quốc.

Tất nhiên, giáo dục tại Hoa Kỳ thời đó không phải là để thi vào các trường đại học, mặc dù lúc đó đã có Đại học Harvard, tuy còn xa mới trở thành trường đại học nổi tiếng thế giới mà mọi người đều khao khát như bây giờ. Vào thời điểm đó, giáo dục Mỹ chủ yếu đề cập đến giáo dục cơ bản. Thông qua giáo dục cơ bản, mọi người có thể học được những điều cơ bản, và cách tự học.

Ban đầu, nhiều nhà lập quốc tại Hoa Kỳ là nông dân, nhưng văn phong lai láng, kỹ năng viết của họ rất tốt. Vì sao lại như vậy? Đó là vì mọi người đều đọc sách. Vào thời điểm ấy, cho dù là nông dân hay công nhân, người người đều đọc sách và đều hiểu hiến pháp của mình. Vậy học sinh học những gì ở trường? Các em học bốn điều: Kitô giáo, lịch sử Hoa Kỳ, hiến pháp Hoa Kỳ và nghiên cứu đạo đức.

Ông Tocqueville, một luật sư người Pháp, một nhà báo rất tài năng thời bấy giờ đã đến thăm Hoa Kỳ vào năm 1831. Ông vô cùng xúc động bởi đất nước này. Ông đã mô tả trong cuốn sách của mình vào thời điểm đó rằng, có nhiều người tiên phong tại Hoa Kỳ đã đi khai khẩn trong phong trào mở rộng về hướng Tây.

Khi tới một khu hoang sơ, không có gì ngoài rừng rậm, ông đã chặt một vài cái cây và xây dựng một căn nhà gỗ nhỏ, sống trong một ngôi nhà gỗ ấy và sau đó khai khẩn vùng đất xung quanh thành đất nông nghiệp. Ở nơi hoang dã, điều kiện thiếu hụt, nhưng khi bạn tiếp xúc với những người khai khẩn, bạn lại phát hiện ra rằng họ “ăn mặc chỉnh tề, nói năng phi phàm, thông hiểu lịch sử, hy vọng vào tương lai, và luôn ôm giữ niềm tin. Họ có thể tranh luận với bạn về bất cứ điều gì xảy ra vào thời điểm đó và trình độ văn minh của họ rất đáng kinh ngạc.”

Tocqueville kể rằng những người người Mỹ tiên phong này thường mang theo một quyển “Kinh Thánh” và một tờ báo cũ ngoài các công cụ như rìu khi họ lên đường. Ông còn nói tư tưởng mới lan truyền với tốc độ đáng đáng ngạc nhiên trên những sa mạc và vùng đất hoang dã này. Ông nói mặc dù họ có vẻ nghèo túng, điều kiện thiếu thốn, nhưng “kiến thức và trí tuệ được thể hiện trên những vùng đất hoang vắng này tại Hoa Kỳ còn vượt xa những khu vực đô thị thịnh vượng và có nền giáo dục phát triển nhất của chúng tôi ở Pháp.”

Vào thời điểm đó, có 24 triệu nhân khẩu tại Pháp. Chỉ có 500.000 người biết chữ, có thể đọc và viết. Nhiều nông dân Pháp không biết chữ và chỉ có quý tộc mới biết đọc biết viết. Nhưng vào thời điểm đó, hầu như tất cả người Mỹ đều có thể đọc và viết! Sự khác biệt này thật đáng kinh ngạc.

Sau năm 1843, khoảng 60-70 năm sau khi Hiến pháp có hiệu lực, số người sử dụng tiếng Anh một cách chính xác tại Hoa Kỳ còn nhiều hơn cả Vương quốc Anh. Đối với người Mỹ mà nói, họ sử dụng tiếng Anh của Vương quốc Anh, nhưng khả năng làm chủ tiếng Anh của họ lại mạnh hơn Vương quốc Anh. Điều này là do kết quả của việc giáo dục toàn dân tại Hoa Kỳ.

Các bài giảng trong nhà thờ lúc đó đều có thể phản ánh nét đặc sắt trong cách biểu đạt của ngôn ngữ Mỹ. Một yếu tố quan trọng khác ở đây là mọi người đều đọc “Kinh Thánh”. “Kinh Thánh” dạy cho bạn đức tin, đạo đức, trách nhiệm, nhân phẩm, sự bình đẳng, đồng thời cũng dạy bạn tiếng Anh, cách diễn đạt và viết lách. Đơn cử, Tổng thống Lincoln còn chưa từng theo học đại học, nhưng diễn văn Gettysburg của ông sau này đã lưu danh thiên cổ bởi vẻ đẹp của ngôn từ.

Tất cả những điều này minh chứng cho trình độ giáo dục cũng như kiến thức toàn dân của người Mỹ thời bấy giờ.

Ngày nay giáo dục Hoa Kỳ ở bề mặt xem ra rất hoàn thiện. Bắt đầu từ bậc mầm non, tiểu học, trung học, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, hết thảy đều có. Tuy nhiên, trong các trường công lập tại Hoa Kỳ, đức tin và tự do không còn được dạy, truyền thống của Mỹ cũng không được dạy. Nền giáo dục hiện đại nhìn có vẻ hoàn thiện nhưng kỳ thực lại không hoàn thiện chút nào.

“Kinh Thánh” đã không còn được đọc trong các trường học của Mỹ, sau sự vận động tả hóa nhân danh tự do. Và trong khi “Kinh Thánh” vắng bóng, thì “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” vô Thần với đoạn mở đầu đen tối: “Một bóng ma đang ám ảnh Châu Âu – Bóng ma của chủ nghĩa cộng sản” lại trở thành tài liệu giảng dạy phổ biến nhất, được nhắc đến nhiều nhất trong tất cả các trường đại học.

Hoa Kỳ đã đi chệch khỏi tầm nhìn của những nhà lập quốc và truyền thống giáo dục tạo nên sự tự do. Kỳ thực, tự do chân chính chỉ có được dựa trên nền tảng đạo đức, đức tin, sự mặc khải và khai sáng.

Hy vọng rằng, trong tương lai không xa, khi thế giới thật sự giã từ chủ nghĩa cộng sản, thì đức tin, truyền thống và các nguyên tắc lập quốc của Hoa Kỳ một lần nữa có thể trở thành một phần của giáo dục toàn dân, tái hiện nền tảng tự do chân chính mà những người con của Chúa đã đặt định.

Theo Sound Of Hope
Thiên Cầm biên dịch

Làng Dơi ở Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Mười, xứ sở đã từng được đặc tả nét riêng “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội như bánh canh”. Nơi đây, nông dân mới có thêm một...

Nguyên Lý Mẹ – Uyên nguyên của Minh triết Việt

TỰA Quyển đầu nói cách riêng về mẫu số chung hơn hết cho văn hóa loài người, đó là Mẹ, là nguyên lý Mẹ mà hai ông Bachofen và Briffault...

Những trò chơi điện tử “4 nút” một thuở

Với các trò chơi “huyền thoại”, “điện tử 4 nút” (tên quốc tế là NES – Nintendo Entertainment System) đã làm mê mẩn rất nhiều học trò Việt Nam những...

Việt Ngữ Thuần Việt?

Trên thế giới có đến 6.900 ngôn ngữ khác nhau bao gồm ngôn ngữ chính thức và các thổ ngữ. Trung Hoa và Ấn Độ là hai quốc gia rộng...

Nón Tây Hồ – Chiếc nón bài thơ

Từ lâu chiếc nón bài thơ gắn với tà áo dài đã trở thành biểu tượng của người con gái Việt nói chung và người thiếu nữ Huế nói riêng. Nói...

Người Việt Nam đầu tiên sang Mỹ là ai?

Theo các tư liệu mới xác định, người Việt Nam đầu tiên sang Mỹ là ông Trần Trọng Khiêm, với đầy ắp những thăng trầm nơi đất khách và ý...

Ba dấu hiệu của một gia đình bắt đầu suy bại

Trong sách “Mạnh Tử” viết: “Gia tất tự hủy, nhi hậu nhân hủy chi”, tức là nhà kia tự hủy hoại mình trước, rồi sau người ngoài mới hủy hoại mình....

Nguyễn Ngọc Ngạn và phong cách sống hoài cổ

Nguyễn Ngọc Ngạn - nhà văn và MC người Việt nổi danh bậc nhất thị trường hải ngoại. Ngoài những thành công trong sự nghiệp, ông còn được nhiều người...

Chuyện về chiếc bình vôi xưa

Theo truyền thuyết, tục ăn trầu của người Việt đã có từ thời vua Hùng Vương thứ IV, theo đó chiếc bình vôi có thể đã có mặt từ thời...

Rượu đế trong dân gian Tây Nam Bộ dưới góc nhìn văn hóa

Khó có thể biết được rượu ra đời từ lúc nào, ở đâu, song nói về rượu, về tác dụng chữa bệnh, về văn hóa uống rượu thì tất cả...

Giả đò là gì?

Đò dọc là đò chạy dọc theo sông, từ địa phương này tới địa phương khác. Đò ngang là đò chở khách từ bờ bên này qua bờ bên kia sông....

Lào Cai năm 1906 qua ống kính Marthe Imbert

Cùng xem những hình ảnh lịch sử quý giá về thị trấn Lào Cai năm 1906 do nữ nhiếp ảnh gia người Pháp Marthe Imbert thực hiện. Thị trấn Lào...

Exit mobile version