Nội dung trên Wikipedia dựa trên đóng góp tự nguyện từ người dùng, tuy nhiên, đây chính là điểm thông tin thiếu đi sự trung lập và tính xác thực. Khi thế giới bước sang nửa sau năm 2014, việc ghi nhận thông tin về các xung đột, tranh chấp tại các quốc gia ngày càng trở nên quan trọng. Các tổ chức đứng sau như Wikimedia Foundation, công ty quản lý bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia, cũng phải chịu trách nhiệm lớn hơn về thông tin mà mình đăng tải.
Tại sự kiện thường niên Wikimania dành riêng cho Wikipedia về các vấn đề như trang nội dung bị khóa, các bài báo mang tính phá hoại và sự thiếu vắng emoji (biểu tượng cảm xúc), nhà báo Nimrod Kamer của kênh tin tức Russia Today (RT) đã có mặt và đặt câu hỏi cho các nhà sáng lập, đồng thời dùng chính ví dụ trên trang cá nhân để minh họa sai sót gặp phải trên bách khoa trực tuyến.
Thông tin trên Wikipedia có thực sự chính xác?
Thi thoảng, các bài viết được đăng trên Wikipedia bị khóa lại vì chỉnh sửa quá nhiều. Các chủ đề như tranh chấp Israel/Gaza, MH370, virus Ebola đều là nạn nhân của vấn nạn này. Theo nhà đồng sáng lập Jimmy Wales cho biết, Wikipedia sẽ đóng trang khi phát hiện có sự phá hoại quá mức cho phép hay có tranh cãi nổ ra và thông tin dần trở nên cảm tính. Wikipedia có thể khóa mọi trang mà họ muốn, tuy nhiên, các trang tin tức gây tranh cãi vẫn có những kẻ khiêu khích, cố tình phá rối, tùy thuộc theo nội dung câu chuyện.
Bản thân Kamer không xa lạ với chủ nghĩa phá hoại trên Wikipedia
Năm 2012, ông vướng vào cuộc chiến với Wikimedia vì họ đã xóa ẩu trang của ông. Kamer chỉ trích việc các ngôi sao trả tiền cho mọi người để tạo ra trang Wikipedia có lợi cho mình. Để chứng minh kiếm tiền từ việc này dễ thế nào, ông tìm đến Kayne West và vài người nổi tiếng khác, bảo họ đã thay đổi trang Wikipedia và đề nghị nhận khoản tiền nhỏ để đưa về nguyên trạng. Một số đồng ý và Kamer khẳng định “đây là phương pháp kiếm tiền, hay tống tiền, khả thi”.
Trong khi đó, kỹ sư phần mềm Amir E. Aharoni nhấn mạnh sự cần thiết của tính trung lập và suy nghĩ độc lập khi dùng Wikipedia để tìm kiếm thông tin. “Nó không phải một tờ báo, cũng không phải trang cổ động mà là bách khoa toàn thư. Nó phải trung lập nhất có thể”. Tuy nhiên, ông đã đưa ra một câu cảnh báo: , và khuyên người dùng nên kiểm tra các thông tin tham chiếu khác và tự đưa ra kết luận cho mình.
Lời khuyên của kỹ sư đến từ Wikipedia dường như mâu thuẫn với kết quả được công bố hôm 9/8/2014 của viện thăm dò YouGov sau khi khảo sát 2.000 người tại Anh. Báo cáo cho thấy 64% số người được hỏi tin vào độ xác thực của thông tin trên Wikipedia, cao hơn tỉ lệ tin vào BBC (61%), Times (45%), The Guardian (45%), The Sun (13%). Với một nước nổi tiếng về truyền thống báo chí như Anh, việc Wikipedia được tín nhiệm hơn cả BBC là phát hiện tương đối thú vị.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin Russia Today (RT). RT hiện có khoảng 1.000 chuyên gia truyền thông trên toàn thế giới. RT chuyên nắm bắt những câu chuyện và vấn đề thường bị các phương tiện truyền thông bỏ qua để tạo ra những tin tức ở một khía cạnh rất khác biệt.