Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Trẻ em Nhật đến trường học những gì?

Các thầy cô giáo, các trường học và cha mẹ ở Nhật không quan tâm chúng sẽ học được gì ở trường, bởi mối quan tâm lớn nhất của họ là mỗi ngày đi học con được chạy nhảy bao nhiêu phút, đi bộ được bao nhiêu cây số và có được vui đùa thoải mái ngoài trời hay không.

Bắt đầu một năm học mới cũng là lúc cha mẹ Việt bắt đầu bao nhiêu nỗi lo, nào con không học chữ sớm đi học có bị “đì” không, làm bài tập về nhà thế nào, làm sao để con dậy sớm vượt đường tắc để đến trường đúng giờ, phải học thế nào để cuối năm được học sinh giỏi… Còn những đứa trẻ thì hàng sáng bịt khẩu trang kín mít, mệt mỏi ngái ngủ ngồi sau xe bố mẹ đến trường, đến nơi, chúng lại bị “nhốt” trong lớp học chật chội, nhiều nơi còn “cấm” chúng chạy nhảy, đùa nghịch; nhiều trường không có một khoảng sân đủ rộng để học sinh nô đùa lúc ra chơi…

Cứ thế suốt một ngày, lũ trẻ mụ mị với chữ nghĩa, bài tập, điểm số; chưa kể đến những giờ học thêm kéo dài đến tối muộn sau giờ tan trường. Trong khi đó, trẻ em Nhật lại khởi đầu một ngày mới bằng việc đi bộ đến trường, điều mà nghe thì tưởng chừng vô cùng đơn giản, nhưng để thực hiện được lại là cả một câu chuyện dài.

Một ngày mới của trẻ em Nhật Bản thường khởi động bằng việc cùng bạn bè đi bộ đến trường một cách đầy hào hứng và vui vẻ thế này.

Ngôi trường Fuji ở ngoại ô thành phố Tokyo Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới với thiết kế chuẩn từng mi-li-mét theo triết lý giáo dục Nhật Bản. Trong lần xuất hiện ở show truyền hình nổi tiếng TED, kiến trúc sư Takaharu đã khiến tất cả khán giả ồ lên kinh ngạc khi ông chia sẻ một biểu đồ thống kê “khu vực vận động” của một em bé học sinh trong trường. Theo đó, cậu bé này trong 20 phút đã đi bộ tới 6km vòng quanh các khu vực trong trường và theo yêu cầu của thầy hiệu trưởng, ngôi trường được thiết kế để trung bình mỗi học sinh sẽ được vận động (đi bộ, chạy nhảy) khoảng 4km mỗi ngày. Câu chuyện về tinh thần vận động ở trường Fuji chỉ là một nét vẽ rất nhỏ trong bức tranh giáo dục thể chất chung ở các trường học Nhật Bản.

Bài phát biểu ấn tượng của kiến trúc sư Takaharu trên show truyền hình TED về ngôi trường Fuji ở Tokyo.

Ngày đầu tiên đi học lớp 1 cũng là ngày đánh dấu chính thức việc trẻ em Nhật sẽ phải tự đi bộ đến trường , đó là một việc BẮT BUỘC đối với các em nhỏ. Để đảm bảo sự an toàn cho lũ trẻ trên đường đi học, suốt trong những năm học mầm non, bố mẹ Nhật đã đi bộ đi học cùng con hàng ngày để dạy con những bài học an toàn và quy tắc tham gia giao thông, thêm vào đó, cả xã hội Nhật, từ khu phố, tới chính phủ đều tham gia vào việc này khi đảm bảo an toàn ở các hệ thống tàu điện ngầm, xe bus, cho tới đội ngũ các tình nguyện viên rải rác trên khắp đường phố giữ nhiệm vụ quan sát và để mắt tới những đứa trẻ đang đi học trên đường.

Cho dù thời tiết có khắc nghiệt như thế nào, mưa, tuyết hay nắng thì học sinh ở Nhật vẫn duy trì các hoạt động vui chơi, đi dạo, vận động ngoài trời như thế này.

Theo kết quả của báo cáo “Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu” với những phân tích chi tiết nhất từng được thực hiện về vấn đề sức khỏe và tuổi thọ ở từng quốc gia được công bố bởi một nhóm nghiên cứu quốc tế được tài trợ bởi Quỹ Bill và Melinda Gates trên thời báo y khoa danh tiếng Lancet, một em bé sinh ra ở Nhật Bản ngày nay sẽ có cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh hơn một em bé sinh ra ở bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. Một trong những yếu tố tác động đến kết quả kì diệu này được đưa ra đó chính là gia đình và nhà trường ở đây đã thực sự giúp trẻ ham thích vận động mỗi ngày.

Cho dù thời tiết có khắc nghiệt như thế nào, mưa, tuyết hay nắng thì học sinh ở Nhật vẫn duy trì các hoạt động vui chơi, đi dạo, vận động ngoài trời như thế này.

Trong cuốn sách “Secrets of the World’s Heathest Children” (cuốn sách được dịch ra tiếng Việt với tên “Nuôi con khỏe”), tác giả Naomi Moriyama và William Doyle chia sẻ: “Mỗi ngày đến trường, hàng triệu trẻ em trên khắp nước Nhật luôn làm những điều đem lại cho mình nguồn sức khỏe dồi dào. Các em đi bộ đến trường rồi về nhà. Các em đi rất nhiều, đi mỗi ngày. Chính hoạt động thể chất đơn giản nhưng cực kì hiệu quả này đã hàng ngày giúp các em thực hiện được lời khuyến nghị của rất nhiều chuyên gia sức khỏe: trẻ em nên vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày với những cường độ khác nhau từ thấp đến cao. Các em đã hoàn thành được lượng vận động này trước cả khi thêm vào bất kỳ hoạt động thể thao nào. Điều này đã đóng góp không nhỏ và sự khỏe mạnh của trẻ em Nhật Bản.”

Tại các trường học, nếu là trường mầm non, các hoạt động “học tập” chủ yếu của trẻ em Nhật là vui đùa, chạy nhảy ngoài thiên nhiên, chúng không bị gò bó trong những lớp học 4 bức tường mà được thỏa sức ùa ra sân trường tìm hiểu về thiên nhiên, tham gia trồng rau, quan sát các loài động vật… Các thầy cô giáo ở Nhật tin rằng, thiên nhiên chính là lớp học tuyệt vời nhất cho mọi đứa trẻ, vì thế, họ tận dụng tối đa thời gian có thể để học sinh của mình được nghịch nước, vầy bùn và nô đùa thỏa sức. Còn tại các trường học từ tiểu học lên tới trung học phổ thông, giờ ra chơi luôn được ưu tiên để trẻ được vận động, chơi trò chơi, giải tỏa căng thẳng, các câu lạc bộ thể thao cũng được xây dựng phong phú trong các trường học để khuyến khích học sinh lựa chọn theo đuổi tập luyện môn thể thao mà mình yêu thích nhất.


Tiết học ngoài trời với các hoạt động thể chất phong phú luôn là ưu tiên hàng đầu tại các trường học ở Nhật, đặc biệt là ở các trường mầm non và tiểu học.

Học sinh được chia thành các nhóm để tự tổ chức vui đùa, chơi trò chơi cùng nhau.

Hình ảnh các em học sinh mặc đồng phục thỏa sức vui đùa trong công viên là hình ảnh thường thấy ở Nhật.

Các trường học ở Nhật thường xuyên tổ chức các ngày hội thể thao như một hoạt động đặc biệt để giúp các em yêu thích vận động hơn và biến nó thành một thói quen hàng ngày.


Một giờ học bơi trong bể bơi của trường tại một trường cấp 2 ở Nhật.

Bắt đầu một ngày mới, một năm học mới với một tinh thần sảng khoái và cơ thể khỏe mạnh chính là bí quyết để trẻ em Nhật luôn hào hứng đến trường và đạt thành tích học tập tốt – “triết lý” này thấm nhuần trong quan điểm của cha mẹ Nhật, thầy cô giáo Nhật, nhà trường Nhật và cả xã hội Nhật. Họ luôn mở sẵn thật rộng những cánh cửa đầy năng lượng và háo hức để chào đón những đứa trẻ để chính từ những cánh cửa ấy, lũ trẻ lớn lên và tự tin mở ra những cánh cửa còn rộng lớn hơn, tuyệt vời hơn cho chính mình.

Ghi chép về một đám ma xưa

Sống dầu đèn, Chết kèn trống ( tục ngữ ). Tang ma cho người đã khuất vốn là quan trọng với người Việt cổ, nó thể hiện sự hiếu kính với ông...

Bồn Kèn – bùng binh đầu tiên của Sài Gòn

Bùng binh ở ngã tư Nguyễn Huệ – Lê Lợi (quận 1) xây năm 1920 là vòng xoay đầu tiên của cả Việt Nam và Sài Gòn. Nằm ở khu...

Thành Cát Tư Hãn và đế chế Mông Cổ

Theo dòng thời gian – Thiết Mộc Chân (Temujin 1162-1227), thống nhất các bộ lạc Mông Cổ lấy danh hiệu là Thành Cát Tư Hãn, tức Genghis Khan. Vừa nắm...

“Xã Tắc” trong “Giang Sơn Xã Tắc” mang hàm ý gì?

Trong Giang Sơn Xã Tắc thì Giang Sơn có nghĩa là sông núi, vậy còn Xã Tắc có nghĩa là gì? Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh giảng...

Có 16 hay 18 vị La Hán?

Mục Chuyện Đông chuyện Tây trên Kiến thức ngày nay, số 105 đã khẳng định là chỉ có 16 vị La Hán. Nhưng gần đây, Nhà xuất bản Đồng Nai...

Tại sao có thủ tục hú hồn trước khi nhập quan?

Vì đã có những trường hợp bị choáng, ngất, bất tỉnh nhân sự. Người ta dùng mọi thủ thuật để kích thích thì hồi tỉnh, trong đó có thuật hú...

Học cách im lặng cũng là một kiểu trí huệ

Nước sâu thì dòng chảy chậm, người tôn quý thì ăn nói từ tốn. Chúng ta chỉ mất 2 năm để học nói tuy nhiên phải dùng cả đời để...

Quân Cờ Đen – Kỳ 2/3 – Cơn thịnh nộ của Lưu Vĩnh Phúc

Trong khi các biến cố này đang diễn ra tại Bắc Việt, quan hệ giữa Trung Hoa và Pháp không đứng yên một chỗ. Ngày 10 tháng Tám, năm 1883,...

Cầu Long Biên và những thông tin cần đính chính

Ngày 14-12-2022, phối hợp với Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I đã khai mạc triển lãm “CẦU LONG BIÊN -...

Lập đàn, đốt nhà là một trong những cách chống dịch bệnh của người xưa

Cách đây hàng trăm năm, khi khoa học kỹ thuật còn chưa phát triển mạnh mẽ như hiện nay, người xưa đã chống lại những đợt dịch bệnh càn quét...

Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc, sinh tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (Vĩnh Bình), một xứ chùa tháp ở hạ lưu sông Cửu...

Ngai vàng của các vua nhà Nguyễn

Suốt hàng trăm năm, ngai vàng trong điện Thái Hòa đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử lớn của nhà Nguyễn và cả dân tộc. Điều kỳ lạ là...

Exit mobile version