Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Trường học vinh danh người làm như cỗ máy – Trường đời vinh danh người làm chẳng giống ai

Khi còn bé ta vẫn được nghe lời khuyên cố gắng học giỏi, tốt nghiệp bằng đẹp để rồi sau này ra trường đời kiếm được nhiều tiền hơn, ai cũng biết thực tế chẳng phải vậy. 

Thật tuyệt mỗi khi là học sinh giỏi nhất lớp, thậm chí giỏi nhất trường, được cả nghìn người ngưỡng mộ và thầy cô yêu quý. Chúng ta vẫn thường được nói là khi còn đi học hãy cố gắng học giỏi lên để rồi sau này ra trường kiếm được nhiều tiền.Những người học giỏi, tốt nghiệp bằng đẹp khi ra trường luôn có những dấu mốc thành công đáng kể, họ làm việc cho những công ty, tổ chức lớn và có nguồn thu nhập khiến nhiều người thèm muốn. Thật là một cuộc sống đáng mơ ước, phần thưởng xứng đáng cho những người chăm chỉ.

Nhưng!

Trong số này có bao nhiêu người có khả năng thay đổi thế giới? Làm cả thế giới bất ngờ? Hay đơn giản là vào top những người giàu nhất nước/hành tinh. Nghiên cứu mới đây của trường Đại học Boston là: Chẳng có ai cả! thực tế những người học kém, điểm số trung bình mới trở thành triệu phú, thay đổi thế giới.

Thống kê của Đại học Boston với 700 triệu phú, tỷ phú Mỹ, họ thấy rằng điểm trung bình thời đi học của những người này chỉ ở mức trung bình. Tất nhiên, không quá kém nhưng cũng chẳng giỏi chút nào, thành tích học tập của họ hầu như ai cũng có thể làm được (nếu có chút cố gắng).

“Có những người học giỏi nào sau này thay đổi thế giới, vận hành thế giới hay khiến cả thế giới bất ngờ? Câu trả lời dễ thôi: KHÔNG”, Eric Barker, tác giả cuốn sách “sủa nhầm cây” nói khi đọc về nghiên cứu của trường Đại học Boston.

Barker cho rằng những sinh viên tốt nghiệp điểm cao dễ thành công ngoài trường đời, thế nhưng có rất ít trong số này tiến tới những ước mơ, thành công vĩ đại như nhiều người mong muốn.

Ngược lại, những sinh viên ngỗ nghịch, có kết quả học tập không cao lại có cơ hội làm giàu tốt hơn trong tương lai. Theo Barker, có 2 lý do chủ yếu giải thích vấn đề trên.

1. “Trường học vinh danh những học sinh học, làm như một cái máy. Trường đời vinh danh những người làm chẳng giống ai”

Karen Arnold, nghiên cứu sinh tại Đại học Boston cho hay: “Thực tế là trường học thưởng điểm số cao cho những học sinh theo khuôn mẫu, học và làm việc như cái máy, những người luôn biết nghe lời và làm theo hệ thống”.

Những học sinh ưu tú biết mình cần phải làm gì, chuẩn bị những gì để làm hài lòng thầy cô. Họ biết rằng thầy cô sẽ vui nếu như họ làm bài tập tốt, học tập chăm chỉ, tuân thủ đúng những gì nhà trường đề ra. Quan trọng hơn tất cả, họ làm điều đó một cách thường xuyên nhất.

Thế nhưng, hãy nhìn những người giàu có, thành công, thứ làm cho họ giàu có. Nó không tới từ sự giập khuôn, từ những thứ có sẵn. Lấy ví dụ như Bill Gates đi, ông khai sáng kỉ nguyên máy tính cá nhân trong thời đại máy tính chỉ dành cho tổ chức hay chính phủ, ông làm điều đi ngược với lối tư duy bấy giờ và đem lại giải pháp chẳng ai nghĩ đến.

Barker gọi đây là lối tư duy thoáng (out-of-the-box), nếu cứ theo tư duy cũ và làm theo những gì được bảo, cả đời cũng chẳng giàu có, thành công.

“Trong trường học, những quy tắc rất rõ ràng. Trong trường đời, chẳng có quy tắc nào cả. Chính vì thế những người không tuân thủ quy tắc luôn là người có lợi thế hơn, họ chủ động hơn với mọi thứ”, Barker nói.

2. “Trường học vinh danh những người biết mọi thứ trong khi trường đời thưởng cho những đam mê và những thứ rất riêng”

Barker giải thích, nếu như bạn thích một môn nào đó trong quá trình học, toán chẳng hạn, bạn không thể dành toàn bộ thời gian chỉ để học nó. Tới một thời điểm nhất định, bạn sẽ phải chuyển sang học cả những môn khác để chuẩn bị cho kì thi, được lên lớp.

Trường học vinh danh những người như thế, những người biết nhiều thứ nhưng chẳng chuyên sâu vào thứ gì. Họ tìm kiếm một người giỏi toàn diện, lờ mờ mỗi thứ một chút chứ không tuyên dương những cá nhân xuất sắc ở một lĩnh vực duy nhất.

Thế nhưng, trong thực tế, ở trường đời nếu cái gì cũng biết nông nông thì chỉ ngồi trà đá chém gió được thôi chứ chẳng làm đâu được. Mỗi người cần biết rất rõ về một lĩnh vực nhất định, để toả sáng trong công việc, phát huy hết mình với những gì đã biết trong khi đó những kiến thức ngoài công việc ấy không còn quan trọng nữa.

Đây cũng là vấn đề với những học sinh thông minh, họ học rất tốt một lĩnh vực và muốn chuyên tâm vào lĩnh vực đó. Thế nhưng những môn học khác khiến họ quay cuồng, chính vì lý do đó họ cho rằng hệ thống giáo dục đang quá thiên vị khi không tạo cơ hội cho những người thông minh được theo đuổi thứ họ thật sự đam mê.

Cuối buổi trò chuyện, Barker nói rằng: “Những học sinh ưu tú sau khi ra trường thường trở thành những miếng ghép trong một bộ máy, người hỗ trợ cả hệ thống hoạt động. Thế nhưng, họ không phải là người điều khiển máy hay thậm chí là người sáng tạo nên cỗ máy ấy”.

Kết

Những người học giỏi trong trường luôn là những người có tính cầu toàn cao, họ muốn làm hài lòng thầy cô, gia đình nên luôn o ép bản thân theo những quy tắc có sẵn. Chính sự cầu toàn ấy khiến họ ngại va chạm, khó có cơ hội phát triển nhiều ở trường đời.

Trong một thế giới mà sự khác biệt, đột phá được đề cao, những người thành công là những người giải được các câu đố phức tạp, chẳng ai cần những người giập khuôn biết học thuộc lòng và làm những bài tập định sẵn. Đây là thế giới của sự phá cách, của những người biết đối mặt với thử thách và làm những thứ chẳng ai dám làm.

“Có học phải có Hạnh”  – Hãy Trả Lại Dấu Nặng Cho Câu Tục Ngữ Ấy

“Có học phải có Hạnh” và “Có học phải có Hành”, câu nào đúng? Một thầy giáo trẻ hỏi tôi câu ấy trong giờ ra chơi của học sinh. Tôi hỏi lại: – Ở...

Vế đối “Vũ vô kiềm toả năng lưu khách” và số phận những người ra vế đối lại

Hai câu đối sau đây: Vũ vô kiêm toả năng lưu khách Sắc bất ba đào dị nịch nhân là của một người làm hay của một người ra và...

Khảo cứu về danh xưng Việt Thường

Trong các ghi chép lịch sử của Trung Quốc, thì Việt Thường là một cái tên xuất hiện trong nhiều ghi chép, chủ yếu là ở hai sự kiện: sự...

Phong tục về sinh đẻ

Đàn bà Việt Nam ngày xưa hầu như ai cũng lo ngại chuyện mang nặng đẻ đau.Tại thôn quê, người đàn bà có chửa (có bầu, có mang) phải tự chăm...

Đền thờ Thủy Tổ Quốc Mẫu

Đền Tiên là ngôi đền thiêng, tọa ngự trên địa bàn phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì. Đây là ngôi đền thờ Thủy Tổ Quốc Mẫu, hay còn gọi...

Người viết thư mướn cuối cùng ở Sài Gòn

Công việc của ông Dương Văn Ngộ gắn liền với Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, tòa kiến trúc cổ kinh được xây dựng từ năm 1886 với nhiều đặc...

Tuổi thơ vùng Tân Định – Đám lau nhau xóm Mayer

“Đám lau nhau xóm Mayer” là cách gọi của các bậc phụ huynh khu ngã tư Hiền Vương – Hai Bà Trưng xưa. Đó là lũ con trai gần hai...

Ký ức Sài Gòn – Chợ Lớn xưa

Đô thị Sài Gòn – TP HCM với hơn 300 năm phát triển đã và đang chứa đựng một quỹ di sản kiến trúc đồ sộ và quý giá, đặc...

Vua Bảo Đại làm lễ tế đàn Nam Giao ở Huế năm 1933

Lế tế đàn Nam Giao là lễ tế trời đất vào mùa xuân, nghi lễ cung đình quan trọng bậc nhất triều Nguyễn vì chỉ nhà vua mới có quyền...

Câu đối trong xã hội An Nam

Vào những ngày giáp Tết, tại các khu chợ của địa phương và trên những vỉa hè ở thành phố, người ta lại thấy xuất hiện những gian hàng tuyệt...

Tản Mạn Về O Huế

Bà xã của tôi là một cô gái Huế, nói theo kiểu Huế là một o Huế. Dù cho bây giờ o Huế của tôi đã phần nào không còn...

I Tờ, Tờ i Ti. Le a La, Me er Mer, La Mer.

Nói đến Phong Trào Bình Dân Học Vụ vào những năm 1945, 1946, những người, năm nay đã thất Tuần khó mà quên được. Là một Phong Trào hết sức nhộn nhịp....

Exit mobile version