Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bốn điều kiện để lấy vua Bảo Đại của Nam phương Hoàng hậu

Khi Hoàng đế Bảo Đại ngỏ ý cầu hôn, bà Nam Phương đã đưa ra 4 điều kiện để trở thành Hoàng hậu khi vua còn sống, một điều mà trước đây chưa từng có đối với triều đình nhà Nguyễn.

Nam Phương hoàng hậu là hoàng hậu duy nhất của hoàng đế Bảo Đại thuộc triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Bà cùng với Thừa Thiên Cao Hoàng hậu, chính thất của Nguyễn Thế Tổ Gia Long hoàng đế, là 2 vị Hoàng hậu duy nhất trong hoàng tộc nhà Nguyễn mang tước vị Hoàng hậu khi còn sống.

Bà là hoàng hậu cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn và cũng là hoàng hậu cuối cùng của chế độ Quân chủ Việt Nam.

Nam Phương hoàng hậu tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh năm 1914 tại Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Bà xuất thân từ một gia đình giàu có.

Cha là Phước Mỹ quận công Nguyễn Hữu Hào. Bà Lan rất xinh đẹp, học giỏi, được gia đình cho sang Pháp du học ở Trường Couvent des Oiseaux cùng thời gian với cựu hoàng Bảo Đại. Năm 1932, vua Bảo Đại (Vĩnh Thụy) về nước, ngày 20/3/1934 hôn lễ của vị hoàng đế cuối cùng được cử hành rất trọng thể với người con gái đất Gò Công.

Ngay sau ngày cưới, Hoàng đế Bảo Đại liền tấn phong Vương phi Nguyễn Hữu Thị Lan ngôi Hoàng hậu, một điều mà trước đây chưa từng có đối với triều đình nhà Nguyễn, vì các bà thái hậu chỉ được tấn phong sau khi vị hoàng đế chồng bà đã băng hà. Do khi Hoàng đế Bảo Đại ngỏ ý cầu hôn, bà đã đưa ra 4 điều kiện và nhà vua đã chấp nhận:

1 – Phải được tấn phong Hoàng hậu ngay trong ngày cưới.
2 – Được giữ nguyên đạo Thiên chúa. Các con sinh ra đều được rửa tội và giữ đạo.
3 – Bảo Đại được tự do giữ đạo cũ của mình là Phật giáo.
4 – Phải được tòa thánh Vantican cho phép đặc biệt hai người lấy nhau và giữ hai tôn giáo khác nhau, không ai bắt buộc ai về tôn giáo.

Tương truyền, xưa kia, Bảo Đại là vị vua đa tình và đam mê sắc dục đến mức nghiện ngập. Để cưới được Nam Phương, ông đã buộc phải chấp nhận bãi bỏ hậu cung, tuân thủ chế độ một vợ một chồng.

Quả là ngoài Nam Phương, chẳng có thêm phi tần nào được đưa vào nội, thế nhưng bồ bịch, tình nhân của ông thì không đếm hết.

Ngoài những người tình gắn bó sâu đậm nhất như bà Phi Ánh, bà Mộng Điệp, Hoàng Tiểu Lan, Monique Marie Eugene Baudo…, nhà vua có vô số người tình ngắn hạn và một đêm.

Với một người chồng như thế, Nam Phương hoàng hậu chắc hẳn phải đau khổ tột bậc. Nhưng là một hoàng hậu, một cô gái được giáo dục kỹ lưỡng, lại đầy lòng kiêu hãnh, bà không thể ầm ĩ khóc lóc, hay chạy theo vua mong chiếm lại trái tim. Bà còn nhiệm vụ đối với mẹ chồng, với nội cung, còn 5 đứa con để nuôi dạy.

Nam Phương Hoàng hậu chăm sóc dạy dỗ con cái rất chu đáo. Bà mời các thầy nổi tiếng vào điện Kiến Trung (nơi bà và Hoàng đế chung sống) dạy chữ Hán và văn minh cả Đông – Tây kim cổ.

Một bà hoàng rất kính trọng các nhà giáo, nhiều lần bà theo xe đến trường Đồng Khánh để gặp gỡ các thầy cô giáo. Ngoài việc giáo dục con cái, bà cùng Bộ Lễ lo lễ tiết, cúng kỵ trong cung và luôn đến vấn an các thái hậu (bà nội và mẹ vua) thể hiện tính chất hiếu thảo của một nàng dâu.

Cách mạng Tháng Tám thành công, Vua Bảo Đại thoái vị và trao lại ấn, kiếm cho Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 30/8/1945, Vua Bảo Đại trở thành công dân Vĩnh Thụy và được Hồ Chủ tịch mời ra Hà Nội làm cố vấn cho Chính phủ.

Nam Phương Hoàng hậu đưa các con rời khỏi Tử Cấm Thành về sống ở cung An Định bên bờ sông An Cựu. Trong điều kiện khó khăn của đất nước sau ngày giành được độc lập, Nam Phương Hoàng hậu tích cực tham gia nhiều phong trào hoạt động yêu nước.

Bà là người đầu tiên đem trang sức vàng bạc đóng góp cho “Tuần lễ vàng” sau đó nhiều người cũng theo bà đóng góp tiền của ủng hộ cách mạng mua vũ khí chống thực dân Pháp. Bà còn viết một thông điệp kêu gọi bạn bè và phụ nữ thế giới đấu tranh chống lại việc quân thực dân Pháp trở lại chiếm đóng Nam Bộ cuối năm 1945.

“Nước Việt Nam đã được giải phóng khỏi ách nô lệ của đế quốc Pháp và Nhật. Khi thoái vị, chồng tôi, cựu hoàng Bảo Đại đã tuyên bố “Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ”, bản thân tôi cũng đã từ bỏ không thương tiếc những đặc quyền của một bà hoàng hậu, đoàn kết cùng chị em phụ nữ để giữ gìn nền độc lập thiêng liêng của nước nhà”.

Sau đó chiến tranh tiếp diễn, Nam Phương hoàng hậu cùng mẹ chồng và các con phải di tản đến ở trong tu viện dòng Chúa cứu thế, rồi đến Ngân hàng Đông Dương, rồi di tản sang Pháp. Bà mất ngày 14/9/1963 tại Pháp, hưởng thọ 49 tuổi.

Gò Thành – Chứng tích nghìn tuổi của vương quốc Phù Nam

Di chỉ khảo cổ học Gò Thành ở Tiền Giang là chứng tích quý giá về nền văn hoá Óc Eo của vương quốc Phù Nam, có niên đại từ...

Bà chằn nghĩa là gì?

Trong các truyện cổ, ta thường nghe tới con chằn (Thạch Sanh chém chằn tinh). Có lẽ vì “chằn” gần âm với “trăn” nên người ta cho rằng chằn thuộc...

Chính sách giáo dục ở Pháp và Nam Kỳ trước 1906: Những điểm đứt gãy

Tưởng chừng là giải pháp sáng suốt nhưng việc áp dụng một cách máy móc và cứng nhắc chính sách giáo dục ở chính quốc vào Việt Nam đã dẫn...

Saigon Xưa Và Những Tên Đường Xưa

Từ hơn một thế kỷ nay, nước Việt Nam đã chịu rất nhiều thay đổi về chánh trị, hành chánh, văn hóa, xã hội…. luôn cả tên đường của Sài...

Miền Bắc Việt Nam năm 1998 qua 65 bức ảnh

Khám phá cuộc sống ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành khu vực phía Bắc năm 1998 qua loạt ảnh tuyệt vời du một du khách Đức thực hiện. Đền...

Ngắm nhan sắc Hoàng hậu Nam Phương qua ảnh

Hoàng hậu Nam Phương (1914 – 1963) tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, là vị hoàng hậu cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Lúc sinh...

Tại sao lại nói “(nói) nhát gừng” mà không phải là “nhát riềng”, “nhát tỏi”?

Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học (Vietlex) do Hoàng Phê chủ biên giảng nhát gừng là “(cách nói) từng lời ngắn và rời rạc, tỏ ý...

Nước mắm trong lịch sử và văn hóa của người Việt

Nước mắm không chỉ được ghi nhận trong thư tịch cổ Việt Nam mà còn được phản ánh trong các hồi ký, nhật ký của những người phương Tây từng...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 25/Hết

Những người bạn thân nhứt của chúng tôi, có theo dõi công cuộc nghiên cứu của chúng tôi để viết quyển sử, và để viết quyển sách nầy. Các bạn...

Vua Hùng của người Việt có phải vua nước Sở không?

Trong tâm thức của người Việt, thì các vua Hùng luôn là những vị Tổ của dân tộc Việt, là nguồn cội, là những vị vua dựng nên quốc gia...

Vua bột ngọt giàu nhất Sài Gòn lụi tàn chỉ vì “sắc”

Người Sài Gòn – chợ lớn ngày xưa thường gọi Trần Thành là “Tỷ phú của Tỷ Phú” với thương hiệu bột ngọt nức tiếng doanh nghiệp của ông vượt...

Bánh Ướt – Bánh Mướt

Sau bài “Bánh cuốn Sài Gòn”, tôi đã có ước hẹn với độc giả sẽ viết về Bánh Ướt. Hai thứ bánh này, tuy “hai mà một”, hay thiệt ra...

Exit mobile version