Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cận cảnh bức tượng tinh xảo nhất của nền văn hóa Đông Sơn

“Người cõng nhau thổi khèn” là tiêu bản hiếm hoi về nghệ thuật tượng tròn thời Đông Sơn, phản ánh sinh hoạt âm nhạc mang đậm yếu tố truyền thống nay còn đọng lại trong nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam.

Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn là tên gọi của một Bảo vật quốc gia độc đáo đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

Tượng thuộc nền văn hóa Đông Sơn, có niên đại 2.500 – 2.000 năm trước, được các nhà khảo cổ Pháp tìm thấy ở di chỉ khảo cổ học Đông Sơn đầu thế kỷ 20.

Tượng cao 8,5 cm, rộng: 9,5 cm thể hiện cảnh hai người cõng nhau. Người cõng tóc vấn búi cao, tai đeo khuyên tròn, to rủ xuống ngang vai, tư thế cong lưng, hai chân như đang nhún nhảy, hai tay choàng ra, ôm đỡ người ngồi trên lưng.

Người ngồi trên lưng miệng ngậm khèn, một tay ôm lấy người cõng, một tay đỡ lấy khèn.

Mặc dù nhỏ, nhưng bức tượng lại là tuyệt tác về nghệ thuật đúc đồng. Tượng có cấu trúc hình học khá phức tạp nhưng lại được đúc liền khối chứ không chắp vá.

Điều này chứng tỏ kỹ nghệ làm khuôn rất giỏi, phải có cách tạo khuôn ghép nhiều bộ phận nhỏ mới tạo ra được các khối thanh mảnh, các chỗ lồi lõm, mà khi đúc, nước đồng vẫn điền đầy chi tiết.

Dù là khối tượng tả thực nhưng tác phẩm vẫn toát lên vẻ đẹp giản dị, bình yên của một xã hội Đông Sơn phát triển về mọi mặt.

Các nhà nghiên cứu đánh giá đây là tiêu bản hiếm hoi về nghệ thuật tượng tròn thời Đông Sơn, phản ánh sinh hoạt âm nhạc mang đậm yếu tố truyền thống khởi nguồn từ xa xưa đến nay còn đọng lại trong nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam.

Có thể nói, tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn có ý nghĩa như một thông điệp của thời đại Hùng Vương dựng nước gửi lại cho muôn đời sau.

Tại sao có Tết Hàn Thực?

Theo phong tục cổ truyền, ngày mồng 3 tháng 3 tức Tết Hàn Thực, ta làm bánh chay. Tết này có xuất xứ từ bên Trung Quốc, làm giỗ ông...

Cây dừa ba ngọn ở Hà Tiên

Nếu là dân gốc Hà Tiên hay những người đã từng sống tại Hà Tiên vào những năm 1950 – 1970, ai cũng đều biết cây dừa ba ngọn ở...

Vì sao cả đời Petrus Ký vẫn áo dài khăn đống, không chịu nhập tịch Pháp?

Khi Đốc phủ Trần Tử Ca gởi thơ hỏi tại sao ông không vào Pháp tịch, Petrus Ký đã trả lời: “Tại sao tôi không vô dân Tây? Tôi lấy...

Về Chữ “Bậu”

"Bậu" là tiếng dân dã, tiếng thân yêu của vùng Tây Nam bộ chúng tôi. Mỗi lần nghe ai nói, hoặc gặp trong thơ văn là lòng tôi cảm thấy bồi...

Địa danh “Thọ Xương” ở Huế

Về địa danh này, PTS. Võ Xuân Trang có viết bài “Về một câu ca dao xưa ở Huế” đăng trên Thế giới mới số 13, trang 53 - 54....

Những kết hợp bất thường trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn dưới góc độ ngữ pháp

Đã gần 20 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trở về với “cát bụi”. Bao năm qua, ở mọi miền trên đất nước Việt Nam, người ta vẫn xao xuyến...

Học giả Đào Duy Anh và việc biên soạn Hán Việt từ điển

Học giả Đào Duy Anh sinh ngày 25.4.1904 tại Thanh Hóa và mất ngày 1.4.1988 tại Hà Nội. Quê gốc của ông ở làng Khúc Thủy, tổng Tả Thanh Oai,...

Du hành trên tuyến tàu xưa Gò Vấp-Sài Gòn

Thàng Cưng, lực lưỡng nhanh nhẹn so với số tuổi của nó, khoảng 9, 10 tuổi gì đó mà được lái xe…bò. Mấy thằng bạn đàng em của nó lúc...

Đi tìm thời gian đã mất

BIỆT THỰ NGUYỄN VĂN HẢO Sài Gòn thường được biết đến như một vùng giao thoa của nhiều nền văn hóa, đất hứa của nhiều người. Từ những khách giang...

Tàng Thư lâu – Nơi lữu trữ văn bản của người Việt do triều Nguyễn sáng lập

Tàng Thư lâu được xây dựng vào năm Ất Dậu, năm Minh Mạng thứ 6 (1825), tại phường Doanh Phương trong kinh thành Huế, theo chủ trương của vua Minh...

Vì sao Mỹ có chiến hạm mang tên thành phố Huế?

Tìm hiểu về chiến hạm duy nhất mang tên một trận đánh và địa danh tại Việt Nam mà hiện đang hoạt động trong Hải quân Mỹ. Theo trang navysite...

Sự thật kinh hoàng về tục hiến tế người thời xưa

Hiến tế con người là việc làm rùng rợn, đẫm máu mà nhiều nền văn minh cổ xưa thực hiện. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, những...

Exit mobile version