Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chiếc ghế đá “độc nhất vô nhị” gần Hồ Gươm

Dạo quanh khu vực Hồ Gươm – nơi được coi là trái tim của Hà Nội, biết bao nhiêu dấu ấn lịch sử của đất nước như Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, tháp Hòa Phong, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục… như níu chân tất cả mọi người ở lại.

Rồi, trong muôn vàn câu chuyện quanh Hồ Gươm như chuyện về cây lộc vừng 9 gốc dâng trọn hai mùa hoa rực rỡ trong năm, chuyện về những quả mõ có nhựa dính chuồn chuồn… thì chuyện về chiếc ghế đá “độc nhất vô nhị” ở Hà Nội trước cửa Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam số 16, Lê Thái Tổ thì chắc chắn ít người biết đến, dù đã có lần chọn nó làm nơi nghỉ chân.

Sự tồn tại về mặt thời gian của chiếc ghế đá này có lẽ chẳng ai trong số người dân phố còn nhớ chính xác. “Vào những năm 70 của thế kỷ trước, tôi và mấy anh em cùng khu phố thường ra Hồ Gươm mò cua bắt ốc. Lội chán dưới hồ thì lên bờ, ra chiếc ghế đá này nằm nghỉ. Trước đây, ở khu vực này có nhiều ghế đá như thế lắm nhưng nay chỉ còn lại duy nhất một chiếc” – cụ Nguyễn Thế Vân 85 tuổi, trú tại phường Hàng Trống nhớ lại.

Cũng theo họa sĩ Hà Huy – một người gốc ở phường Hàng Bạc, kể lại: “Cách đây vài chục năm, thời chúng tôi còn cởi trần, vận quần đùi mỗi trưa hè đi bắt nòng nọc ven hồ, chúng tôi vẫn thường chọn chỗ này nghỉ chân. Vài ba đứa nhóc vừa ngồi vừa nằm trên ghế mà vẫn chưa hết chỗ. Cả bờ Hồ cũng chỉ duy nhất ở vườn hoa trước cửa khách sạn Phú Gia là có cái ghế to như thế.”

Tìm hiểu thêm về xuất xứ, tuổi đời của chiếc ghế đá “độc nhất vô nhị” ở Hà Nội này, ông Trần Văn Hà (63 tuổi), 25 năm sửa xe đạp cạnh ghế đá này, chia sẻ: “Ngày xưa, tôi có nghe ông nội tôi kể lại, chiếc ghế đá này nằm trong hệ thống các công trình được xây từ thời Lê. Người ta xây nhà xong đặt luôn ghế đá để các công chức mỗi lần giải lao ra đây ngồi nghỉ ngơi, hóng mát”.

Nhiều người ước chừng, chiếc ghế đá “độc nhất vô nhị” ở Hà Nội này có tuổi đời khoảng 100 năm tuổi. Và nó được đánh giá là một trong những kiệt tác do con người chế tạo với kỹ thuật rất thô sơ, là chiếc ghế đá lớn nhất và lâu năm nhất, nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm cùng với những ký ức khó phai trong lòng người dân Hà Nội.

Theo Facebook Hà Nội

Sân bay Phù Cát thời chiến tranh Việt Nam ra sao?

Cảng hàng không Phù Cát (trước 1975 gọi là Sân bay Gò Quánh) được Không quân Mỹ xây dựng vào năm 1967. Với đường cất hạ cánh dài 3.048m rộng...

Chị Dậu thời nay…

Em có biết còn biết bao nhiêu chị Dậu ở cái đất nước này đang đi buôn lậu thân thể của họ khắp thế giới hay không? Có những chị...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 2: Chương 4 – Trường Thi

Chữ trường có ba nghĩa : a - "Trường" trỏ vào cái trường thi tức là một khu đất có rào xung quanh, bên trong có chỗ cho học trò thi và có nhà...

Sài Gòn những năm 1996 qua ống kính của Gysembergh Benoit

Quán kem Bạch Đằng, khách sạn Majestic buối tối, nữ “ninja” trên đường phố… là loạt ảnh đen trắng khó quên về Sài Gòn năm 1996 được nhiếp ảnh gia...

Giếng làng

Trên miền đất di sản xứ Nghệ, nơi “chiếc nôi đời ngọt lịm lời ru” tôi đã lớn khôn, mảnh đất quê hương yêu dấu có biết bao địa danh...

Sửa mũ vườn đào, sửa dép vườn dưa là gì?

Khi đi qua vườn đào, dù mũ đội đầu có bị lệch cũng không nên giơ tay lên sửa mũ, sẽ bị ghi là hái trộm đào. Khi đi qua...

Trở lại cuộc phê bình sách Nguyễn Trãi ông Trúc Khê không đủ lẽ để bênh vực tác phẩm của mình

I. Vào cuối tháng tư năm nay, tôi có ba bài trên Dân báo, phê bình cuốn Nguyễn Trãi của ông Trúc Khê vừa xuất bản, liệt vào trong “Tủ...

Biết rõ chữ nghĩa

Hoa Hâm(1) chạy loạn, cùng đi với một bọn sáu bảy người. Giữa đường gặp một người lại cũng chạy loạn, đến kêu nài, xin nhập bọn. Chúng lấy làm...

Chuyện về hai ngọn thác tuyệt đẹp của Đà Lạt bị con người bức tử

Thác Liên Khương và thác Gougah là hai ngọn thác kỳ vĩ nằm trên sông Đa Nhim, từng được công nhận là di tích thắng cảnh quốc gia. Tiếc là cả...

Nguồn gốc của câu “Mặt người dạ thú”

Có xuất xứ từ câu “Nhân diện thú tâm” Trong cuộc sống, câu thành ngữ này thường được dùng để chỉ loại người có phẩm chất đạo đức kém, những...

Ba cha tám mẹ là những ai?

Theo "Thọ mai gia lễ": Ba cha là: Thân phụ: Cha sinh ra mình. Kế phụ: Sau khi cha chết, mẹ lấy chồng khác, chồng mới của mẹ là kế...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 4/9 – Xác định vị trí

Có cả thảy mấy vị trí mang tên “Sài Gòn” và tùy thời đại xoay hướng đổi chỗ như thế nào? 1. Prei Nokor,Sài Gòn của Cổ Cao Miên, trước...

Exit mobile version