Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chùm ảnh: Cầu đá Trung Thành – cây cầu đá cổ hiếm có ở miền Trung

Cầu đá Trung Thành có từ thế kỷ 19, vừa là một công trình giao thông quan trọng, vừa là điểm nhấn làm nên nét đẹp của làng quê xứ Nghệ.

Nằm ở xã Trung Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, cầu đá Trung Thành là cây cầu đá cổ hiếm hoi còn được gìn giữ ở miền Trung.

Theo văn bia, vào thế kỷ 19, ông Nguyễn Văn Bá, gốc người Hà Tĩnh lập nghiệp ở địa phương tự nguyện bỏ tiền, công sức và vận động nhân dân làm cầu bắc qua bàu Rộc phục vụ việc đi lại cho nhân dân xã Quan Thành cũ và các vùng lân cận.

Sau hơn một thế kỷ tồn tại, cầu đã trải qua nhiều trận lũ lụt lớn và bị xuống cấp. Đến năm 1988, ông Trần Bá Tương và ông Nguyễn Trọng Liên được nhân dân xã Trung Thành cử đứng ra tu sửa lại.

Cầu đá cổ sau khi được tu sửa dài 40m, rộng 1,2m, cao 3,5m, có 19 nhịp với 39 phiến đá ghép rất công phu.

Phía giữa cầu cao hơn 0,3m so với hai đầu cầu, khiến cho cây cầu có độ cong vừa phải.

Các phiến đá ghép thành cầu có kích thước khác nhau, có tấm bề ngang 0,8m hoặc là 0,9m ghép so le với nhau, có ngàm chắc chắn.

Ở hai bên mặt cầu, người thợ đá ngày xưa đã khắc các đường viền song song chạy theo dọc phiến đá để tăng tính thẩm mỹ.

Mỗi thanh dầm cầu dài 3,5m, được đục chốt đá chắc chắn, phía dưới là hai trụ cầu.

Ngày nay, cầu đá Trung Thành vừa là một công trình giao thông quan trọng của địa phương, vừa là điểm nhấn làm nên nét đẹp của làng quê Trung Thành.

Một số hình ảnh khác.

Tại sao, tại sao và tại sao?

-Tại sao có tục đặt một bát cơm úp, một quả trứng, dựng đôi đũa trên bát cơm, cài quả trứng vào giữa hai chiếc đũa rồi thắp hương đặt...

Mộ các danh thần ở Sài Gòn: Lăng Ông ở Bà Chiểu

Sở dĩ phải viết rõ như vậy vì vẫn có nhiều người gốc Sài Gòn chính hiệu nhưng lại nghĩ ‘Lăng Ông Bà Chiểu’ là nơi chôn cất của đôi...

Châu bản thời Tự Đức về giai đoạn chống Pháp ở Nam kỳ 1859-1867

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 và Hội Khoa học lịch sử Đồng Tháp đã xuất bản tập sách rất có giá trị về mặt lịch sử trong giai...

Nồi da xáo thịt hay Nhồi da nấu thịt?

Cũng có người viết là "nồi da nấu thịt" hay "nồi da sấu thịt". Nhiều người đọc vào, thấy “da” và “thịt” thì nghĩ rằng câu muốn ám chỉ một...

10 điều giao thông Phương Tây đã dạy tôi

Là một người tham gia giao thông ở cả hai thế giới, tôi thấy và hiểu rõ sự khác biệt của cả hai. Và thực sự mà nói rằng, giao...

Giá trị của đồng tiền thuở xưa

Năm 1934 gia tộc nhà ông Lê Phát Đạt – ông Huyện Sỹ ( ông ngoại Nam Phương Hoàng Hậu) gả Nguyễn Hữu Thị Lan về làm hoàng hậu nhà...

Nghề xe kéo

Xe kéo xuất hiện lần đầu tại Hà Nội năm 1883, do ông Toàn Quyền Đệ Nhất Bonnal cho phép đem từ bên Nhật qua. Gần 15 năm sau, Sài...

Chú Chệc bán đậu phộng rang

Quần chằm khiếu, áo lang thang Trên đầu đội cái nón rách Đi khắp ngả quanh đường tách Làng trên xóm dưới rao vang: Tàu phọng rang! Thùng thiếc treo...

Sự hình thành Cải Lương – Phần 1

Hát bội, đờn ca tài tử và sự hình thành cải lương từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 Giới thiệu Bài này có mục đích trình...

Hoài Bắc Phạm Đình Chương – Một thời đã qua

Phạm Ðình Chương dùng âm giai Tây phương mà vẫn giữ được nét dân tộc qua những nốt láy mềm mại, những chuyển cung đặc biệt Việt Nam (điển hình...

Đạo Trời qua Mèo và Chuột

Mèo với Chuột là hai con vật mà những ai sống ở nhà quê, không ai mà không biết. Tôi nói ở nhà quê là vì Việt tộc có nền...

Chim phóng sinh, rồi sẽ sinh hay tử?

Tục phóng sinh chim không còn là điều xa lạ đối với người Việt, nhưng liệu chúng ta có thắc mắc sau khi thả ra thì chim sẽ đi về...

Exit mobile version