Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cuộc sống chật vật của võ sĩ sumo thời hiện đại

Nhiếp ảnh gia Issei Kato ghi lại hình ảnh ấn tượng về cuộc sống thường ngày của các đấu sĩ sumo thuộc lò võ Tomozuna ở Nhật Bản.

Cuoc song chat vat cua vo si sumo thoi hien dai hinh anh 1

Sumo là môn võ truyền thống của Nhật Bản, với hơn 1.500 năm lịch sử. Tuy nhiên, người Mông Cổ đang dần thống lĩnh môn này. Tomozuna Oyakata là người gốc Mông Cổ đầu tiên đứng đầu một võ đường sumo.

Cuoc song chat vat cua vo si sumo thoi hien dai hinh anh 2

Các đấu sĩ được gọi là rikishi. Tại võ đường Tomozuna trong một ngôi đền Phật giáo, các rikishi dành hơn ba tiếng mỗi buổi sáng để tập thế nắm giữ đối phương.

Cuoc song chat vat cua vo si sumo thoi hien dai hinh anh 3

Đấu sĩ nào đẩy được đối thủ ra khỏi vòng hay đánh ngã đối thủ là người chiến thắng. Do đó, nhiều trận đấu chỉ kéo dài trong vài giây.

Đấu sĩ sumo nạp vào khoảng 8.000 calo mỗi ngày (gấp bốn lần người bình thường). Các đấu sĩ tập sự ăn hai bữa mỗi ngày.

Người mới vào sẽ chuẩn bị bữa trưa, gồm chân giò, cá mòi nướng hoặc rán giòn, cơm và “chanko nabe”.

Chanko nabe là món lẩu đặc trưng gắn liền với môn võ sumo.

Trong quá trình tham dự giải đấu sumo Nagoya, đoàn võ Tomozuna ở tạm tại một ngôi đền Phật giáo. Nơi này có chỗ cho họ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện.

Để trở thành võ sĩ sumo thực thụ, những người ngoại quốc phải từ bỏ quốc tịch gốc của mình. Tomozuna Oyakata phải nhập quốc tịch Nhật Bản và anh đã lấy vợ là người Nhật.

Các võ sĩ không phải gốc Nhật đắm mình vào nền văn hóa của quốc gia này. Họ búi tóc kiểu samurai và tuân thủ những nguyên tắc cứng nhắc của môn thể thao này.

Nhiều đấu sĩ có lượng lớn người hâm mộ. Tomozuna Oyakata, tên khai sinh ở Mông Cổ là Nyamjavyn Tsevegnyam, nói tiếng Nhật gần như người bản địa.

Người hâm mộ đem các món ăn đến tặng đấu sĩ.

Vòng đấu được làm từ cát. Khi đấu sĩ ngã xuống, khố của họ sẽ bám đầy cát bụi.

Tomozuna là một trong những lò võ sumo danh tiếng nhất Nhật Bản, được thành lập từ năm 1941.

Để duy trì trọng lượng, họ ngủ nhiều tiếng liền ngay sau khi ăn.

Mặt nạ oxy giúp họ thở được trong lúc ngủ.

Các buổi tập rất nặng nề, nên đấu sĩ cần nghỉ ngơi giữa mỗi trận.

Môn võ này có lịch sử lâu đời, nhưng các võ sĩ không phải thầy tu. Họ vẫn dùng điện thoại thông minh và Facebook như người bình thường.

Họ cũng cần chú ý đến ngoại hình. Như các vận động viên khác, họ có mối quan hệ xã hội.

Đấu sĩ sumo được mời tới nhiều sự kiện quan trọng, như các bữa tiệc và giao lưu với người hâm mộ.

Những em bé viết điều ước lên giấy và trao cho các võ sĩ trong lễ hội Tanabata.

Sức mạnh hơn người đem lại nhiều điều thú vị.

Đây là môn võ truyền thống của Nhật Bản, nhưng không nhiều người trẻ muốn theo đuổi sumo. Phần lớn thanh niên Nhật Bản không muốn chịu đựng việc luyện tập khổ cực hay phải sống theo nguyên tắc truyền thống. Đó là lý do ngày càng nhiều võ sĩ sumo là người nước ngoài.

Những công dụng thần kỳ của Coca mà bạn chưa chắc là đã biết

Coca Cola vốn là loại nước giải khát được yêu thích nhất nhì thế giới. Từ già tới trẻ, từ mẹ bỉm sữa tới thanh niên F.A, ai cũng mê...

Sài Gòn xưa và mốt thời trang vượt thời gian

Hai trang phục xưa cũ và giản dị nhất là chiếc áo bà ba truyền thống và áo dài chiết eo trứ danh. Áo bà ba xuất hiện không nhiều...

Kỹ năng đối phó những tình huống khẩn cấp trên máy bay

Khi máy bay gặp sự cố, hãy vào tư thế ngồi an toàn là gập người sát đầu gối hoặc gục vào thành sau của ghế trước. Bình tĩnh giúp...

Lăng mộ danh tướng Ông Ích Khiêm ở Đà Nẵng

Là một vị tướng khẳng khái và mưu lược, Ông Ích Khiêm có công trong việc cầm quân bảo vệ Đà Nẵng khi thực dân Pháp nổ súng tấn công...

Vì sao gần một nửa người Việt cùng mang họ Nguyễn?

Chắc hẳn ai cũng từng nghe hoặc từng quen biết một người họ Nguyễn. Trên trường quốc tế, đó là một dấu hiệu nhận diện người gốc Việt. Nhưng tại sao...

Nhạc sĩ Tuấn Lê – Tác giả bài hát Hờn Anh Giận Em nổi tiếng một thời

Thỉnh thoảng, trong những băng cassette trước 75, và ngay cả những album nhạc được thực hiện sau này, từ trong nước đến hải ngoại, vẫn thường có những ca...

Tội nhân lịch sử lại thành anh hùng trong mắt ĐCSTQ

Đạo Chích và Thiếu Chính Mão là hai nhân vật phản diện trong lịch sử, bởi vì danh tiếng quá xấu nên hơn 2.500 năm qua không một ai dám...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 2: Chương 4 – Trường Thi

Chữ trường có ba nghĩa : a - "Trường" trỏ vào cái trường thi tức là một khu đất có rào xung quanh, bên trong có chỗ cho học trò thi và có nhà...

Những kiểu quảng cáo của người Sài Gòn xưa

Giới thiệu quan tài trên xe buýt, dùng thơ hay những câu văn dí dỏm… người Sài Gòn xưa có cách lạ lẫm trong quảng cáo, để lại ấn tượng...

Phương tiện chuyển thư thời xưa

Nhớ ngày còn đi học, trong giờ sử cô giáo đặt câu hỏi phương tiện vận chuyển thư từ thời xưa ra sao. Đám học trò giơ tay xin trả...

Những chiếc khăn vấn của người Việt

Nét đặc trưng của An Nam thời Nguyễn chính là những chiếc khăn vấn, theo nhiều nhận định thì chỉ xuất hiện vào thời kỳ nhà Nguyễn kiểm soát toàn lãnh...

Vì sao chân dung trên đồng xu là hình bán diện còn trên tiền giấy là hình trực diện?

Việt Nam đã ngừng đúc và lưu thông tiền xu từ năm 2011, nhưng loại tiền này lại khá phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Ngay từ thế...

Exit mobile version