Giới thiệu quan tài trên xe buýt, dùng thơ hay những câu văn dí dỏm… người Sài Gòn xưa có cách lạ lẫm trong quảng cáo, để lại ấn tượng trong tâm trí nhiều người.

Lưu bản nháp tự động

Từ khi Pháp đặt chân đến Sài Gòn, quảng cáo bắt đầu xuất hiện. Sau năm 1954, ngành này phát triển như nấm sau mưa trên khắp nẻo đường, con phố cũng như trên mặt báo.

Lưu bản nháp tự động

Trên tuyến xe buýt Sài Gòn – Chợ Lớn, loại hòm có thương hiệu Tobia được dán ngay đầu xe để giới thiệu sản phẩm chỉ những người chết mới dùng.

Lưu bản nháp tự động

Trên báo chí, loại hòm này cũng được quảng cáo rầm rộ với những từ ngữ rất “kêu”. Ngay từ thời này, cụm từ “người Việt dùng hàng Việt”, “Ta về ta tắm ao ta, dầu là đục ao nhà cũng hơn”… đã được sử dụng.

Lưu bản nháp tự động

Nước giải khát phổ biển và được nhiều người Sài Gòn sử dụng những năm trước 1975.

Lưu bản nháp tự động

Sau 1975, hãng đánh răng Hynos được bàn giao và sáp nhập với công ty Kolperlon thành Xí nghiệp Kem đánh răng Phong Lan. Loại kem đánh răng với hình ảnh một người da màu cười tươi cùng hàm răng trắng từng là ký ức thân thuộc với người Sài Gòn xưa.

Lưu bản nháp tự động

Quảng cáo giày đơn giản để mọi người có thể hiểu. Loại này rất thịnh hành, được người lao động và tầng lớp trung lưu lựa chọn. Sau 1954, nhà máy sản xuất giày Bata ở Việt Nam chuyển sang nước châu Á khác.

Lưu bản nháp tự động

Mẫu quảng cáo của hãng xà phòng Tân Phúc Hoa.

Lưu bản nháp tự động

Một loại xà phòng khác của ông Trương Văn Bền với hình ảnh cô Ba đặc trưng làm đại diện cho hãng này. Loại xà phòng có tên Savon được quảng bá rằng bọt nhiều, ít hao.

Lưu bản nháp tự động

Xe ngựa trên đường phố Sài Gòn quảng cáo phim cho rạp Thành Chung (Chợ Lớn). Vị trí xe ngựa đứng là phía cửa sau chợ An Đông, quay đầu ra phía đường Nguyễn Duy Dương.

Lưu bản nháp tự động

Kiểu quảng cáo của chủ tiệm may.

Lưu bản nháp tự động

Loại xe thịnh hành của người Sài Gòn giữa thế kỷ trước. Mẫu quảng cáo nhấn vào hình ảnh tình yêu đôi lứa cũng như những tiện ích mang lại.

Lưu bản nháp tự động

Giới thiệu “sốc” của nhà thuốc Kim Hưng về sản phẩm thuốc trị hôi nách. Tuy nhiên, kiểu quảng cáo này được đánh giá là tạo ra sự gần gũi, thu hút khách hàng.

Lưu bản nháp tự động

Theo một số nhà nghiên cứu về đời sống người Sài Gòn xưa, lối quảng cáo thời đó đa phần xuất xứ từ Pháp và được người Việt cách tân lại. Những mẫu quảng cáo này đơn giản, dễ hiểu cho phần đông độc giả đồng thời có giá trị ghi nhớ thương hiệu sâu sắc vì tính hài hước, dí dỏm.