Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đồ cổ Sài Gòn hơn nửa thế kỷ trước giờ đâu?

Năm 1961, cuộc triển lãm hơn 300 món đồ cổ tư nhân hiếm có diễn ra tại Sài Gòn. Những cổ vật này có còn gìn giữ nguyên vẹn không hay đã ra khỏi Sài Gòn từ lâu?

Chóe ngũ sắc vẽ mẫu đơn

Tìm hiểu qua sách báo xưa, trên Sáng Dội Miền Nam số xuân Nhâm Dần 1962 thuật lại, tại Sài Gòn có một cuộc triển lãm cổ vật tư nhân được tổ chức rất trang trọng tại Câu lạc bộ Báo chí Sài Gòn.

Tác giả bài báo cho đó là cuộc triển lãm hiếm có, và thực tế trước đó không có mấy cuộc triển lãm như vậy. Triển lãm tổ chức trong hai tuần lễ, từ 11-12 đến ngày 25-12-1961, là dịp trời cuối năm mát mẻ và dân Sài gòn đang chuẩn bị đón Giáng sinh.

Nhân vật chính, chủ nhân của các đồ trưng bày là ông Nguyễn Văn Trọng, một nhà sưu tầm cổ vật mà cho đến nay không rõ ông là ai.

Bình vôi sành đời Tự Đức

Triển lãm trưng bày hơn 300 món đồ cổ. Trong đó, món cổ nhất khoảng 15 thế kỷ và non nhất là một thế kỷ. Đa phần là đồ cổ Trung Hoa từ thời nhà Hán, Tống, Nguyên, Minh… Đồ cổ Việt có đồ nhà Lê, nhà Nguyễn. Trong đó có những món đồ đáng lưu ý:

– Bình phong bốn cánh bằng gỗ cẩn ngọc thạch tạo hình hoa lá, cao 2,3 mét, đời Khang Hy. Định giá 280 ngàn đồng thời đó.

– Phong sách Kim ngân thời vùa Thiệu Trị, nặng 940 grams. Định giá 50 ngàn đồng.

– Bát ngọc hai ngăn đời Hán. Bề ngang 15 phân, chạm từ nguyên khối ngọc. Định giá 50 ngàn đồng.

– Bộ tiền cổ phát hiện tại Việt Nam, có cả đao tiền của Trung hoa cổ, và tiền từ thời Vương Mãng. Định giá 20 ngàn đồng.

Bình phong cẩn ngọc ngũ sắc

Ngoài ra còn có nhiều món đồ bằng ngọc , mã não và nhiều đố sứ men màu, đồ ngà.

Cuộc triển lãm thu hút người mê cổ ngoạn, thích mỹ thuật đến xem, cả người Việt và người Hoa từ Chợ Lớn ra. Đây là dịp hiếm hoi để có thể xem cổ vật từ trong một bộ sưu tập tư nhân, lâu nay ấp ủ trong tư thất chỉ cho những bạn bè thân thiết thưởng lãm.

Cuộc triển lãm này tuy không nói rõ trong bài báo nhưng ắt hẳn để bán ra vì ông Nguyễn Văn Trọng, chủ nhân bộ sưu tập xác định trích 20 phần trăm tiền bán cổ vật tại triển lãm để giúp đồng bào bị lũ lụt trong năm đó.

Hơn nửa thế kỷ qua. Sài Gòn đi qua bao thăng trầm, chiến sự, thay đổi và hòa bình. Từ khoảng năm 2000, tại Sài Gòn bắt đầu có các cuộc triển lãm đồ cổ tư nhân.

Thời điểm đó, kinh tế cả nước đang phát triển tốt, Luật di sản có hiệu lực, nhiều câu lạc bộ sưu tầm cổ vật hình thành rầm rộ, người chơi an tâm hơn khi đưa cổ vật của mình tham gia triển lãm chung.

Sưu tập tư nhân của một cá nhân được triển lãm ở Sài Gòn không nhiều. Giới yêu thích cổ vật từng ấn tượng mạnh hai bộ sưu tập đồ cổ hiến tặng cho nhà nước của cụ Vương Hồng Sển và của cụ Dương Minh Thới và phu nhân là bà Hà Thị Ngọc.

Nhớ lại cuộc triển lãm hơn 300 món đồ cổ tư nhân hiếm có diễn ra tại Sài Gòn hơn nửa thế kỷ trước, người yêu cổ vật tữ hỏi liệu chúng có còn gìn giữ nguyên vẹn không hay đã ra khỏi Sài Gòn từ lâu?

Hình ảnh tư liệu một số cổ vật triển lãm tại Sài Gòn năm 1961:

Ghè ngũ săc men lưu cầu vẽ thiếu nữ (Khang Hy) và đèn ngũ sắc vẽ cúc dây.

Bình vôi sành đời Tự Đức

Bình men sứ thời Khang Hy

Độc bình ngũ sắc vẽ Tùng-Tiên đời Càn Long và bầu hai tầng ngũ sắc vẽ năm con rồng.

Đại dịch cúm Tây Ban Nha đã biến đổi thế giới thế nào?

Nhiều người còn tin rằng cúm Tây Ban Nha sẽ diệt vong loài người, hoàn tất điều mà cuộc thế chiến vừa kết thúc chưa làm được. Tháng 9 năm...

Cô gái đầu tiên mặc Áo Dài tân thời

Giữa thập niên 1930 tại Hà Nội, báo Ngày Nay, cơ quan ngôn luận chính thức của nhóm Tự Lực Văn Đoàn ra đời sau khi báo Phong Hóa bị...

Người Việt và thói nói một đàng, làm một nẻo

Trên bàn ăn phê bình tham nhũng, nhưng lỡ bị cảnh sát bắt vì chạy nhanh thì cười hì hì kiếm cách xì tiền cho qua chuyện… Đàn ông Việt...

Lập đàn, đốt nhà là một trong những cách chống dịch bệnh của người xưa

Cách đây hàng trăm năm, khi khoa học kỹ thuật còn chưa phát triển mạnh mẽ như hiện nay, người xưa đã chống lại những đợt dịch bệnh càn quét...

Tam Đa “Phúc-Lộc-Thọ” là ai?

Tam Đa là biểu tượng tốt đẹp mà con người luôn muốn có với hy vọng mang lại may mắn, sức khỏe và tài lộc. Nhưng câu chuyện và ý...

Ký ức vàng son của trường đua ngựa tại Sài Gòn

Trường đua ngựa “triệu đô” tại Bình Dương chính thức vào hoạt động gợi lại cho nhiều người yêu thích trò thể thao giải trí này ký ức vàng son...

Lý giải mới gây nhiều tranh cãi đằng sau tục lệ bó chân ở Trung Quốc xưa

Đó là quan niệm về vẻ đẹp hay sự khoái cảm của người xưa? Tục bó chân ở Trung Quốc gần như đã trở thành một nét truyền thống của phụ...

50 nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại trong lịch sử âm nhạc thế giới

Danh sách 50 nhà soạn nhạc bậc thầy của nền âm nhạc cổ điển được chia làm 4 nhóm: Bất tử – Kiệt xuất – Thiên tài – Ưu tú....

Hai câu chuyện ngắn về bài học trong cuộc sống

Văn hóa truyền thống là một kho tàng đồ sộ những câu chuyện về luân lý, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác với mục đích...

Ảnh để đời về cuộc sống ở thủ đô Hà Nội năm 1995

Loạt ảnh Hà Nội năm 1995 do phóng viên ảnh Hoàng Đình Nam thực hiện sẽ làm sống lại ký ức của nhiều người về một khoảng thời gian đời...

Vương Đại và đời sống Sài Gòn cuối thế kỷ 19

Năm 2004, tin tức báo chí Việt Nam cho biết khi một số ngói bị hư tháo xuống ở Nhà thờ Đức Bà (thành phố Hồ Chí Minh), thì thấy...

Nhịp sống trên đường Catinat thời Pháp thuộc

Sinh hoạt của đường Catinat vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX được tác giả Nguyễn Liên Phong miêu tả sinh động trong Nam kỳ phong...

Exit mobile version