Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Làng phong Quy Hòa – Bệnh viện trăm tuổi đẹp như tranh

Làng phong Quy Hòa ở Quy Nhơn, Bình Định, là một bệnh viện cổ độc đáo với quy hoạch kiến trúc đẹp và vô cùng đặc biệt.

Năm 1929, linh mục Paul Maheu đặt chân tới thung lũng Quy Hòa, một thung lũng tuyệt đẹp với bãi biển trài dài được bao quanh bởi các dãy núi gần thị xã Quy Nhơn. Ông đã quyết định biến thung lũng tách biệt với thế giới này thành một khu điều trị bệnh nhân phong.

Bệnh viện Laproserie de Quy Hòa đã ra đời với cơ sở vật chất ban đầu chỉ gồm một vài căn nhà tranh vách đất. Năm 1932, một trận bão khủng khiếp đã phá hủy toàn bộ nhà cửa nơi đây. Các souer thuộc dòng Phan sinh Thừa sai Đức mẹ đã vận động nhiều nguồn tài trợ để tái thiết bệnh viện.

Giám đốc bệnh viện – soeur Charles Antoine đã đặt ra chương trình xây dựng lại bệnh viên và xây dựng nhà ở để người bị bệnh phong có nơi trú ngụ kiên cố, lâu dài.

Nhờ thực hiện dự án này mà làng phong Quy Hòa đã trở thành một trong những bệnh viện có quy hoạch kiến trúc đẹp và độc đáo.

Từ năm 1932 đến 1958, chừng 250 ngôi nhà dành cho bệnh nhân phong lần lượt được xây dựng tại nơi đây.

Tất cả những căn nhà dành cho bệnh nhân phong đều là nhà trệt, rộng rãi để bệnh nhân sống thoải mái, mọi chi tiết được tính toán kỹ lưỡng để không gây khó khăn cho người bệnh bởi phần lớn đều đã bị tàn phế (nhà có rất ít góc nhọn, hàng hiên trước ghép bằng những gạch bông, đá xanh để dễ đi, giữa các nhà hầu như không có hàng rào ngăn cách, trong vườn có nhiều ghế đá để nghỉ chân khi di dạo…).

Những ngôi nhà nằm trong không gian êm đềm của cây xanh, nắng và gió chan hòa của vùng đất miền biển, như một ngôi làng thơ mộng. Ít ai có thể nghĩ rằng đây là trung tâm điều trị một trong những căn bệnh quái ác nhất của con người đầu thế kỷ 20.

Một trong số các căn nhà là nơi thi sĩ Hàn Mặc Tử (1912-1940) điều trị bệnh phong trong những ngày cuối đời, đồng thời là nơi ông trút hơi thở cuối cùng.

Giữa những khối nhà là những công viên nho nhỏ. Công viên nào cũng có tượng, đó là tượng danh nhân y học, tượng Chúa, Đức mẹ và các thánh.

Rất nhiều tiểu đình xinh đẹp mọc lên giữa công viên để người đi dạo có chỗ dừng chân nghỉ mệt.

Các công trình vui chơi cho trẻ em cũng được xây dựng.

Trong khuôn viên làng phong Quy Hòa có cả một quần thể kiến trúc tôn giáo độc đáo gồm nhà thờ và nơi ở của các nữ tu.

Một số công trình công cộng còn điểm xuyết những chi tiết gợi nhớ đến đền chùa miếu mạo vốn rất quen thuộc với người Việt.

Ngày nay, làng phong Quy Hòa không còn bị cô lập với thế giới bên ngoài như xưa mà đã trở thành một phần trong tổng thể Khu du lịch Ghềnh Ráng. Du khách có thể ghé thăm nơi đây qua những cung đường núi tuyệt đẹp của thành phố biển Quy Nhơn.

Kiệt tác điêu khắc đầy bí ẩn của nhà Lý

Cột đá chùa Dạm là một tuyệt tác không chỉ của thời Lý mà của cả lịch sử nền mỹ thuật Việt. Suốt nhiều năm qua, vấn đề giải mã...

Lịch sự khi ra đường

Khi Ra Đường Khi ra đường, chúng ta phải lưu ý áo quần cho sạch sẽ, đầu tóc phải chải cho gọn ghẽ. Thận trọng giữ luật đi đường, để...

Phụ nữ Việt Nam thời xa xưa và ngày nay có gì khác biệt?

Giữa phụ nữ Việt Nam thời xưa và thời nay có nhiều khác biệt, từ chuyện chăm sóc vẻ bề ngoài, chăm sóc sức khỏe đến cách ứng xử, quan...

Quân đội An Nam xưa

Chúng ta biết đến quân đội An Nam đầu tiên thông qua các văn bản có từ thời Bắc thuộc, vào khoảng thế kỷ thứ nhất, lúc đó Bắc Kỳ...

Những cái nhất của Sài Gòn xưa

Ngôi trường xưa nhất Trường Lê Quý Đôn được xây vào năm 1874, hoàn tất năm 1877 do người Pháp quản lý. Lúc đầu trường có tên Collège Indigène (Trung...

Thượng/ Thướng và Hạ/ Há

Thơ Đường hay có những câu như:  “Cố nhân Tây từ Hoàng hạc lâu Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu...” hay “Dục cùng thiên lý mục Cánh thướng nhất...

Đôi điểu về nạn cờ bạc trong lịch sử Việt Nam

Nạn cờ bạc ở nước ta thời xưa gieo rắc ảo tưởng giàu sang, khiến đến vua cũng có người ham chiếu bạc, quan bỏ việc say đỏ đen. Cờ...

Hình hài của quảng cáo Việt Nam trước 1975

Hãy cùng ngược dòng thời gian và tìm hiểu trước năm 1975, hình hài của quảng cáo Việt Nam trông ra sao. Thời kỳ Pháp thuộc (1884 – 1945) Dưới...

Chuyện thật và bịa về trang phục các Vua nhà Nguyễn

Gần đây có một bộ tranh chân dung của các vua triều Nguyễn được vẽ mới và phổ biến, thu hút được nhiều sự chú ý của người xem. Nếu...

Những góc phố Hà Nội qua tranh của họa sĩ Phạm Bình Chương

Hà Nội hiện lên trong những bức tranh hiện đại nhưng vẫn yên bình, phảng phất nét cổ kính. Không ép uổng theo một lối Hà Nội phải cổ, hay...

Bên trong phòng ngủ của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

Màu sắc chủ đạo trong phòng ngủ của vợ chồng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là màu vàng – màu sắc của các bậc đế vương theo quan niệm xưa....

Đào Duy Từ chăn trâu – một tài năng hai thân phận

Tuổi ngoài năm mươi với tài năng và trí tuệ siêu quần, Đào Duy Từ vẫn phải chịu trù dập của mệnh đời nghiệt ngã. Quê ở Thanh Hoá là...

Exit mobile version