Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lăng tẩm Hoàng gia nhà Minh – Thanh

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Lăng tẩm hoàng gia Minh – Thanh là Di sản văn hóa thế giới năm 2000.

Lăng tẩm hoàng gia nhà Minh – Thanh là một quần thể các lăng tầm, mộ của các vua chúa, hoàng hậu, phi tần, công chúa… thuộc hai triều đại Minh, Thanh của Trung Quốc. Quần thể này nằm rải rác tại nhiều tỉnh/thành của Trung Quốc như: An Huy, Giang Tô, Bắc Kinh, Liêu Ninh, Hồ Bắc và Hà Nam, được phân bổ theo các thời kỳ lịch sử khác nhau.

Lăng tẩm hoàng gia nhà Minh – Thanh có giá trị lịch sử cao và là bằng chứng quan trọng cho việc nghiên cứu đời sống, chế độ mai táng, nghi lễ tế tụng cũng như các kỹ thuật xây dựng của người xưa. Không những vậy, Lăng tẩm hoàng gia nhà Minh – Thanh còn là bằng chứng điển hình cho nghiên cứu về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, khoa học và nghệ thuật của Trung Quốc. Quần thể Lăng tẩm hoàng gia nhà Minh – Thanh gồm nhiều công trình kiến trúc trong đó có những công trình quan trọng như: Hiển Lăng, Đông Lăng và Tây Lăng nhà Thanh.

Hiển Lăng thời nhà Minh nằm tại thành phố Chung Tường tỉnh Hồ Bắc, được xây dựng vào thế kỷ thứ 16, là lăng tẩm của vua đời thứ 12 Nhà Minh. Tiền triều ở Hiển Lăng gồm Lăng Ân Môn, Lăng Ân Điện cùng tả điện và hữu điện. Khu hâu cung gồm Phương Thành, Minh Lâu, bia thánh hiệu, Bảo Thành, Bảo Đình… Phần phía trước là trung tâm hoạt động tế lễ thường ngày, phía sau là nơi đặt quan quách.

Đông Lăng nhà Thanh nằm trên địa bàn thành phố Tuân Hóa tỉnh Hà Bắc. Từ khi xây dựng Đông Lăng năm 1661 đến khi hoàn thành mất 247 năm. Quy mô của Đông Lăng rất hoành tráng, tinh tế thể hiện tư tưởng tối cao của hoàng quyền, phô trương khí thế và uy nghiêm của hoàng gia. Việc chọn địa điểm và qui hoạch thiết kế của Đông lăng đã vận dụng đầy đủ lý luận phong thủy truyền thống Trung Quốc, tập trung thể hiện quan niệm vũ trụ “trời và con người hợp nhất“. Về qui mô và chất lượng kiến trúc thì đòi hỏi phải hoành tráng, tinh tế nhằm thể hiện tư tưởng tối cao của hoàng quyền, phô trương khí thế và uy nghiêm của hoàng gia, qua đó trở thành biểu tượng vật hóa của hoàng quyền. Tại đây có 15 khu mộ mai táng 160 người gồm: nhà vua, hoàng hậu, hoang tử và các công chúa… Trong đó có nhiều nhân vật có ảnh hưởng quan trọng trong lịch sử như Hoàng hậu Hiếu Trang Vân; Hoàng đế Khang Hy; Hoàng đế Càn Long; Từ hy Thái Hậu…

Tây Lăng nhà Thanh nằm trên địa bàn Huyện Dị tỉnh Hà Bắc, cách Bắc Kinh hơn 100 km là khu lăng tẩm hoàng gia lớn thứ hai của nhà Thanh. Tây Lăng được xây dựng năm 1730 và hoàn thành vào năm 1915 (kéo dài 185 năm). Nơi đây có 16 cụm lăng tẩm với 402 kiến trúc cổ. Những kiến trúc này cơ bản dựa theo Hoàng cung nhà Thanh tức Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh.

Các chuyên gia Hội đồng di sản thế giới đánh giá rằng: khu lăng tẩm nhà Minh và nhà Thanh không những là tư liệu sống hiếm có cho việc nghiên cứu qui chế lăng tẩm, chế độ mai táng, lễ nghi tế tụng, kỹ thuật và công nghệ kiến trúc của đời nhà Minh và nhà Thanh, mà còn là bằng chứng điển hình cho nghiên cứu về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, khoa học và nghệ thuật của thời cổ Trung Quốc, có giá trị lịch sử, nghệ thuật và khoa học quan trọng, là di sản qúi báu của dân tộc Trung Hoa và toàn nhân loại.

Lăng tẩm hoàng gia nhà Minh – Thanh được Unesco công nhận theo các tiêu chí (i), (ii), (iii), (iv), (vi).

Tiêu chí (i): Việc xây dựng hài hòa các quần thể kiến trúc trong nhiều giai đoạn khác nhau chứng tỏ óc sáng tạo và sự sắp xếp tại tình của con người xưa kia.

Tiêu chí (ii): Những ngôi mộ trong lăng tẩm hoàng gia nhà Minh – Thanh là những đại diện nơi mà truyền thống của những thế hệ trước là cơ sở cho sự phát triển của những thế hệ tiếp theo.

Tiêu chí (iii): Những công trình kiến trúc trong lăng tầm hoàng gia Minh – Thanh còn là bằng chứng nổi bật cho truyền thống văn hóa và kiến trúc trong hàng trăm năm thống trị của 2 triều đại Trung Quốc.

Tiêu chí (iv): Công trình kiến trúc trong lăng tầm hoàng gia Minh – Thanh thích hợp với môi trường tự nhiên song vẫn hài hòa với con người và là những lăng tẩm điển hình của xã hội Trung Hoa cổ.

Tiêu chí (vi): Những ngôi mộ thuộc lăng tẩm hoàng gia còn là điển hình của niềm tin về thế giới bên kia trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Đồng thời những nhân vật được chôn cất tại đây đều là những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử Trung Quốc.

Bài ca Đông Quân, Khuất Nguyên và lịch sử Tộc Việt

Ðông quân, một trong chín bài trong Cửu Ca, là một phần trong tập Sở Từ do Khuất Nguyên sáng tác (1). Sở Từ cùng với Kinh Thi được coi...

Xướng ca vô loài

Sách vở thường nói rằng xã hội Việt Nam ngày xưa có "Sĩ, nông, công, thương". Như vậy là còn thiếu. Người ta đã cố ý không kể một hạng người...

Các Giai Thoại Nam Kỳ Lục Tỉnh: Ngô Văn Chiêu (1878 – 1932) Một Trong Những Vị Sáng Lập Đạo Cao Đài

Ngô Văn Chiêu là một trong những người thành lập đạo Cao Đài ở miền Nam, đạo hiệu là Ngô Minh Chiêu, sinh ngày 28 tháng Hai 1878 tại Bình...

Chiều nay có một loài hoa vỡ…

Chỉ trong vòng chưa đến 40 năm, những bản tình ca Việt đã có những thay đổi vun vút. Nay nhìn lại để thấy những gì mình đã trải qua,...

Xây dựng lối sống làng xã qua hương ước xưa

Hương ước, lệ làng là những di sản văn hóa pháp lý đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Các công trình nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ...

Hùng Lân – Nhạc sĩ của những bài hùng ca Việt

Ngày 17/09 là ngày mất của hai nhạc sĩ thuộc hàng cổ thụ của nền tân nhạc Việt Nam: Lê Thương và Hùng Lân. Nhạc sĩ Hùng Lân sinh ngày...

Vỉa hè Sài Gòn những năm 1960 có gì? Chuyện ăn uống của Sài Gòn ngày xưa

Từ những quán ăn được trang trí và bày biện rất đơn giản và có phần tạm bợ trên dọc đường đi, trong các khu chợ đến các quán hàng...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 1/9 – Cuộc Nam tiến vĩ đại của dân Việt

Nối dõi tổ tiên, trong cuộc Nam tiến vĩ đại Đến bây giờ, còn phân phân bất nhứt: các học giả vẫn bàn cãi không thôi chung quanh hai tiếng...

Say

Theo tích xưa, Ngọc Hoàng trên trời cũng uống rượu, thế nên mới có chuyện các tiên nữ lỡ tay làm rơi chén ngọc bị đày xuống trần gian làm...

Loạt ảnh đặc sắc về Chợ Lớn năm 1991

Hiệu thuốc của người Hoa, bến xe Chợ Lớn, nhà trọ ở đường Lê Quang Sung… là loạt ảnh đặc sắc về Chợ Lớn năm 1991 của nhiếp ảnh gia...

Dung người được báo

Vua Trang Vương nước Sở cho các quan uống rượu. Trời đã tối, đang lúc rượu say, đèn nến bỗng bị gió tắt cả. Trong lúc ấy, có một viên...

Triệu Đà và nước Nam Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam

Bài viết này được mặc thảo theo đề nghị của Giáo sư trợ giảng Hàn Hiếu Vinh tức Xiaorong Han (Khoa Lịch sử và Nhân loại học, ĐH Butler -...

Exit mobile version