Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nghề rèn kiếm katana ở Nhật

Trong cái nóng, bụi và mồ hôi, nghệ nhân Shimojima rèn những thanh kiếm katana. Đối với ông, đây không chỉ là một nghề mà còn thiêng liêng như một nghi lễ tâm linh.Lưu bản nháp tự động

Tại một xưởng rèn kiếm ở thành phố công nghiệp Saitama, tiếng búa rền vang, lửa cháy bùng qua những hầm đốt. Nghệ nhân Fusahiro Shimojima, 44 tuổi, ghè búa tạo hình cho lưỡi kiếm mới ra lò. Trong cả quá trình tạo thành sản phẩm mới, những đốm lửa đỏ bay vào không trung một cách đẹp mắt.

Trong sức nóng, bụi và mồ hôi, công xưởng này lại là một nơi thiêng liêng. Shimojima và các trợ lý đều mặc quần áo trắng, biểu tượng cho sự thanh khiết. Dây thừng shimenawa, vốn thường được dùng trong các nghi lễ cổ, tạo thành hình tròn bao quanh khu vực nhằm bảo vệ nghệ nhân khỏi những luồng năng lượng tiêu cực.

“Chúng tôi thờ thần trong công xưởng. Chỉ như vậy chúng tôi mới có thể rèn được kiếm. Nó không phải được dùng như vũ khí mà là một thứ có ý nghĩa tinh thần và tâm linh”, Shimojima nói. Ông đã theo nghệ thuật rèn kiếm được 24 năm.

Kiếm katana lần đầu tiên được tạo hình cách đây hơn 1.000 năm và có điểm độc đáo là cạnh sắc hướng lên trên, cho phép các võ sĩ rút kiếm và tấn công chỉ với một động tác. Lưỡi kiếm được luyện từ tamahagane, loại thép với các lớp chứa nhiều lượng carbon khác nhau. Thợ rèn phải kiên trì nung, làm mềm và gấp thép nhằm loại bỏ tạp chất và dàn đều carbon bên trong.

“Một lớp sẽ trở thành 2, sau đó thành 4, 8 và tiếp tục như vậy. Bằng việc gấp 15 lần, hơn 32.000 lớp thép được tạo nên. Dẫu vậy, điều này không có nghĩa càng nhiều lớp thì càng tốt. Đương nhiên là có giới hạn và nếu bạn vượt quá giới hạn đó, bạn sẽ khiến thanh kiếm mất đi sức mạnh của nó”, ông giải thích.

Sau đó, thanh kiếm được tạo hình. Lúc đầu nó có hình thẳng, dài nhưng khi thép được tôi luyện qua quá trình nung nóng và làm lạnh nhiều lần, lưỡi kiếm dần mang dáng cong đặc trưng. “Trong vòng 10 phút, chúng tôi nung lưỡi kiếm tới khoảng 800 độ C và nhanh chóng làm lạnh trong nước. Quá trình có vẻ đơn giản nhưng cần đưa ra quyết định nhanh. Một sai lầm cũng có thể dẫn đến thất bại hoàn toàn”, ông Shimojima giải thích.

Sản phẩm cuối cùng phải có sự cân bằng về sức mạnh, độ mềm dẻo và độ bền. Công xưởng của Shimojima có thể phải mất một tháng chỉ để rèn được một lưỡi kiếm, nhiều bộ phận phụ phức tạp như giá treo và bao kiếm có thể tốn hơn một năm để sản xuất.

“Từ xa xưa, kiếm đã trở thành một phần quan trọng của truyền thống nước Nhật, và tôi tin rằng katana giống như nền tảng tạo nên phẩm chất và cách hành xử của người dân ngày nay”, ông nói. Đối với Shimojima, chính sức hấp dẫn vĩnh cửu của kiếm đã thu hút ông. Khi còn là học sinh trung học, Shimojima tình cờ được chiêm ngưỡng thanh kiếm 800 tuổi ở Bảo tàng Quốc gia Tokyo và choáng ngợp trước vẻ đẹp hoàn hảo của nó. Cơ duyên này đã dẫn cậu học sinh theo đuổi nghề rèn kiếm.

Được biết đến với sức mạnh, độ bền và tính hiệu quả trong cận chiến, những thanh kiếm cong katana được chế tác ở Nhật Bản trong nhiều thế kỷ. Chúng nắm giữ một vị trí đặc biệt trong tâm trí người dân cả nước, từng được sử dụng bởi các võ sĩ samurai, quý tộc và những nghệ sĩ biểu diễn võ thuật.

Đã nhiều năm trôi qua kể từ khi tầng lớp samurai bị bãi bỏ và hành vi mang vũ khí bị cho là bất hợp pháp, nhưng kỹ thuật rèn kiếm cổ của các nghệ nhân vẫn đang được duy trì. Ông Shimojima chuyên chế tác loại kiếm cổ mamori katana. Chúng được xem như lá bùa may mắn có thể bảo vệ chủ nhân khỏi đau ốm và xui xẻo. “Việc kiếm katana cổ không mòn cũng chẳng gỉ sét đã chứng minh chất lượng của chúng. Do đó, chúng ta không được phép ngừng nỗ lực, kể cả với những phần nhỏ nhất của thanh kiếm”.

Dù quy trình sản xuất vẫn được duy trì gần như cũ, vai trò của kiếm katana trong xã hội Nhật Bản tới nay đã thay đổi mạnh mẽ. “Katana không còn được dùng nhiều như một thứ vũ khí”, ông nói. “Là thợ rèn, tôi tìm thấy niềm vui trong việc tạo ra một sản phẩm mà đáp ứng nhu cầu về tinh thần và tâm linh cho khách hàng, một đồ vật mà có thể được truyền xuống nhiều thế hệ gia đình trong hàng trăm năm”.

Dù katana có một quá khứ vẻ vang, nghề rèn đang ngày càng suy giảm. Vào cuối những năm 1980, Hiệp hội Thợ rèn Nhật Bản ước tính có 300 thanh kiếm được đăng ký nhưng trong giai đoạn sau đó, con số này đã giảm gần một nửa. Để làm chủ được nghệ thuật rèn, một người thợ tập sự cần bỏ nhiều công sức và nhiều năm không được trả lương. Tuy nhiên, ông Shimojima chia sẻ: “Trong suốt chiều dài lịch sử, nghề thủ công này được lưu truyền qua nhiều thế hệ mà không thay đổi hình dáng, vị thế, giá trị hay ý nghĩa. Tôi không tin kiếm Nhật Bản sẽ biến mất khỏi thế giới này”.

Kỹ thuật sản xuất hiện đại đang đe dọa nghề rèn thủ công khi nhiều nhà sản xuất, đặc biệt ở nước láng giềng Trung Quốc, tạo ra sản phẩm tương tự nhanh và rẻ. Tuy nhiên, chúng không thể thay thế những thanh kiếm thật. Ông Shimojima nói rằng mọi bước trong quá trình chế tác đều hướng tới việc sử dụng thực tế và vẻ đẹp của katana nằm ở sự đơn giản, “tính thẩm mỹ không có bất kỳ thành tố nào thừa”. “Hữu dụng nhưng ẩn giấu vẻ thanh tao” – đó là cách nghệ nhân mô tả về thanh kiếm đặc biệt của văn hóa Nhật.

Giá trị của đồng tiền thuở xưa

Năm 1934 gia tộc nhà ông Lê Phát Đạt – ông Huyện Sỹ ( ông ngoại Nam Phương Hoàng Hậu) gả Nguyễn Hữu Thị Lan về làm hoàng hậu nhà...

Việt Nam – Đất nước của những kẻ lười biếng

Đây là một bài viết tôi sưu tầm được, nhưng tôi phải nói trước với bạn là ngôn từ của nó không hề ngọt tai, nếu bạn chưa sẵn sàng...

Tưới dưa cho người

Tống Tựu làm quan Doãn một huyện gần biên thuỳ nước Lương, chỗ giáp với nước Sở. Người đình trưởng ở biên thuỳ nước Lương cùng người đình trưởng ở...

Mối liên hệ giữa từ ngữ Chàm, Việt và Hán Việt

Ngôn ngữ Việt vốn ban đầu cũng đa âm tiết, như ngôn ngữ Chàm ngày nay. Theo thời gian, các từ đa âm tiết chuyển thành đơn âm tiết. Có...

Đại thần Nguyễn Trọng Hợp (1834-1902) một nhân cách lớn thời Nguyễn

Sách các tác gia Việt Nam thế kỷ XIX, ở Huế có hai ông hoàng con vua Minh Mạng là Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (1819-11870) và Tuy Lý Vương...

Lễ hội đền Voi Phục ở Hà Nội năm 1928

Lễ hội đền Voi Phục được tổ chức vào ngày 9-10 tháng 2 Âm lịch để kỷ niệm ngày mất của Đức thánh Linh Lang, là một lễ hội lớn...

Nhắc lại cuộc đời cố tổng thống VNCH Trần Văn Hương

“Tôi xin hứa với anh em trong quân đội là ngày nào anh em còn chiến đấu, tôi luôn luôn đứng bên cạnh anh em và ngày nào, chẳng may,...

Dinh thự của mẹ vua Bảo Đại ở Huế

Nhà lưu niệm bà Từ Cung vừa là một địa điểm lưu dấu bà Từ Cung Hoàng thái hậu, vừa là công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn của...

Phiếm Luận Về Ma

Trước khi bàn về ma, chúng ta thử định nghĩa xem “ma” là gì. Thông thường, ma là người đã chết hay người chết. Đang sống thì là người. Nhưng vừa chết...

Vì sao nói “chà bá lửa”?

Chưa biết rõ khởi điểm bao giờ, hai tiếng “chà bá” đã lưu hành trong khẩu ngữ người Việt để diễn đạt cái nghĩa đã được diễn đạt bằng những...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương hai: Nơi thi – Nghi thức

Thi Ðình là thi ở cung điện của vua, khi thi ở sân điện, sân rồng, ở cửa điện, khi ở hai dẫy hành lang (Tả Vu và Hữu Vu)...

Chuyện một người Pháp xưng đế ở Tây Nguyên cuối thế kỷ 19

Trong khoảng thời gian từ 1888 đến 1890, khi nước ta đang xảy ra các biến cố như vua Hàm Nghi bị Pháp bắt lưu đày sang Algeria thuộc Pháp,...

Exit mobile version