Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ngôi chùa nằm bên phế tích Chăm cổ

Chùa Bình Trung được xây dựng tại vị trí của một khu đền tháp Chăm lớn. Theo thời gian, những gì còn lại của khu đền Chăm Pa thuở xưa là các phế tích nằm rải rác trong khuôn viên chùa.

Nằm ở làng Hà Trung, xã Gio Châu, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, chùa Bình Trung, còn được gọi là chùa Bảo Đông, là một ngôi chùa có giá trị khá đặc biệt về văn hóa lịch sử của Việt Nam.

Vị trí của chùa từng là khuôn viên của một đền tháp Chăm cổ. Thế kỷ 15, cư dân Đại Việt di cư vào làng Hà Trung đã dùng đền tháp bằng đá này làm nơi thờ Phật. Đến năm 1703, vị Tham chánh Trần Đình Ân sau khi từ chức về làng đã sử dụng khu đền tháp trung tâm để ở và tu đạo.

Ông đã cho xây một nhà bia trước sân chùa, mà ngày nay vẫn còn. Công trình xây bằng gạch và vữa vôi, hình dáng như một ngôi miếu cổ. Trần nhà bia hình vòm cuốn, mặt sau xây bít kín, ba mặt còn lại mở ba cửa vòm cuốn.

Trong nhà bia là một bia đá ghi bài thơ và bài tự do chính chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng Trần Đình Ân trên một mảnh lụa khi ông cáo quan về làng.

Theo thời gian, khu đền tháp Chăm dần dần nhường chỗ cho ngôi chùa mang kiến trúc Việt.

Không gian bên trong chính điện chùa Bình Trung hiện tại.

Những gì còn lại của khu đền Chăm Pa thuở xưa là các phế tích nằm rải rác trong khuôn viên chùa, đáng kể là một nền móng bằng đá.

Khu vực nền tháp này có diện tích khoảng 120m2.

Bậc cấp dẫn lên nền được chặm khắc hoa văn tinh tế, mang đậm nét văn hóa Chăm.

Trên nền còn hai trụ đá có tiết diện vuông. Phía đầu trụ và bên thân có những lỗ sâu hình chữ nhật và hình vuông, dấu hiệu của những điểm khớp mộng.

Ba mặt trụ đá khắc chữ Chăm kiểu cổ, nhiều phần còn khá rõ nét.

Cách nền tháp không xa là một cấu trúc đá khá lớn gồm nhiều phiến đá ghép vào nhau.

Các phiến đá này được đẽo gọt khá cầu kỳ.

Đây có thể là phần sót lại của ngôi đền bằng đá bề thế của người Chăm cổ.

Các nhà nghiên cứu đánh giá, chùa Bình Trung có tính chất là di sản văn hóa của người Chăm được người Việt kế thừa và phát triển, đồng thời là một di sản gắn với danh nhân của địa phương.

Vào năm 2009, chùa đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia của Việt Nam.

Người phương Tây thán phục vua Gia Long – “Con người phi thường”

Về những kiến thức mà vua Gia Long Nguyễn Ánh học được từ phương Tây, chính sử trong nước không nhắc đến. Thế nhưng những ghi chép của người phương...

Văn minh Hy-La – nền tảng vững chắc của văn minh phương Tây

Trong dòng chảy của lịch sử văn minh phương Tây cổ đại, hai nền văn minh Hy Lạp và La Mã giữ vai trò nền tảng đầu tiên cho sự...

Nghề Làm Báo Trước 1975

Khi bước chân vào nghề báo, người yêu nghề phải biết lựa chọn 1 trong 2 cách để tiến thân: – Thứ nhất: kinh qua các trường lớp chuyên nghiệp để...

Khám phá mới về Dịch Lý và Ngũ Hành

Có thể nói, suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm phát triển khoa học của nhân loại, không có một lý thuyết nào mang nhiều tính sai lầm, lại...

Như Quỳnh và “Người Tình Mùa Đông” một thời làm 8x, 9x mê mẩn

Mỗi mùa Giáng Sinh, trong vô số những bài hát được yêu thích và mở đi mở lại, có lẽ Người tình mùa đông phiên bản của một Như Quỳnh...

Những hình ảnh thân thương về Sài Gòn năm 1991 – Phần 2

Cùng ngắm những hình ảnh thân thương về Sài Gòn năm 1991 được ghi lại qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe. Những ấn tượng đầu...

Xe khách ‘siêu tải trọng’ ở Việt Nam đầu thập niên 1990

Những chiếc xe khách với “núi” hàng hóa ngồn ngộn trên nóc là hình ảnh quen thuộc trên mọi nẻo đường ở Việt Nam đầu thập niên 1990. Cùng ôn...

Gia phả là gia bảo có đúng không?

Đúng và rất đúng với những người có ý thức tôn kính tổ tiên và quý trọng tình cảm họ hàng gia tộc. Gia phả là lịch sử của một...

Giải mã những BÍ ẨN quanh hai tháp cao vút ở hai đầu Sài Gòn

Tháp gần cầu Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, đã được xây từ năm 1966. Tháp còn lại ở gần cầu Tham Lương, quận Tân Bình, xây năm 2004. Ai...

Đạo thờ cúng Tổ Tiên của người Việt

Phan Kế Bính ở những năm đầu thế kỷ 20, theo xu hướng Duy tân của các nhà nho, nhất là Ðông Kinh Nghĩa Thục, đã nhận xét về tục...

Thắc mắc tên gọi một số địa danh Sài Gòn

Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc...

Hà rầm hà rạc là nghĩa gì?

Hà rầm hà rạc là chuyện kể của người Cơ Tu, giáo dục các bạn nhỏ phải biết yêu thương, đùm bọc anh chị em và là bài học quý giá...

Exit mobile version