Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Người mà Chu Du muốn trừ khử nhất là ai?

Chu Du là một đại danh tướng của nhà Đông Ngô, ông được miêu tả là một người tài mạo song toàn, văn thao võ lược, một nhân tài hiếm có.

Chu Du (175 -210) tên tự là Công Cẩn, ông là danh tướng và khai quốc công thần của nhà Đông Ngô thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Chu Du sinh ra và lớn lên tại huyện Thư, quận Lư Giang (nay là huyện Thư Thành, tỉnh An Huy) trong một đại gia tộc có nhiều người làm quan. Ông nội của ông là Chu Cảnh và chú là Chu Trung đều làm quan Thái úy. Cha của Chu Du là Chu Dị từng làm quan huyện lệnh Lạc Dương.

Theo ghi chép trong Tam quốc chí của sử gia Trần Thọ, Chu Du từ lúc trẻ đã nổi tiếng là người có tướng mạo tuấn tú, thân hình cao lớn, tráng kiện. Không những thế, Chu Du còn có tài năng cả văn và võ.

Chu Du từ lúc còn ít tuổi đã tinh thông âm luật, chơi đàn giỏi. Cho dù uống rượu đã ngà ngà say, nhưng chỉ cần người chơi đàn mắc một lỗi nhỏ ông vẫn phát hiện ra. Không chỉ tinh thông âm nhạc, nho nhã khôi ngô, Chu Du còn có tài năng quân sự phi phàm.

Vào những năm cuối thời Đông Hán, quần hùng khởi binh tranh giành. Phá lỗ tướng quân Tôn Kiên khởi binh thảo phạt quyền thần Đổng Trác và chuyển nhà đến huyện Thư. Chu Du gặp con trai Kiên là Tôn Sách, hai người bằng tuổi nhau, trở thành bạn rất thân.

Chu Du còn cho gia đình Tôn Sách ở dãy nhà phía nam hướng ra đường lớn của nhà mình. Hai nhà cùng giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Về sau này, Chu Du và Tôn Sách có cùng chí hướng nên rất thân thiết, tình cảm như anh em, hợp binh chinh chiến, đánh đâu thắng đấy, không gì cản nổi, xưng bá ở Giang Đông.

Sau khi Tôn Sách qua đời, Tôn Quyền lên kế vị, Chu Du vị đại thần quan trong bảo vệ cơ nghiệp của tập đoàn chính trị này.

Khi đánh giá về Chu Du, có ý kiến cho rằng, Chu Du trong lịch sử có thể được xem là một nhân tài vô cùng xuất chúng. Tuy nhiên, Tam quốc diễn nghĩa khi miêu tả trận chiến Xích Bích dường như đã đem công lao quy phần nhiều cho Gia Cát Lượng. Trong khi đó, để có chiến thắng trong trận đại chiến này thực tế không thể không kể đến vai trò chính của Chu Du.

Nhưng đáng tiếc cho Đông Ngô, không lâu sau khi Chu Du lập được chiến tích oanh liệt ở Xích Bích năm 208 thì đến năm 210, Chu Du trở bệnh trên đường trở về Giang Lăng, nhưng vẫn cố gắng đi đến Ba Khâu, kiểm tra khả năng chiến đấu của binh sĩ.

Sau khi đại quân Đông Ngô xuất phát không lâu, Chu Du biết mình không qua khỏi, liền viết lại thư gửi Tôn Quyền. Trong thư Chu Du có nói: “Lưu Bị là anh hùng thiên hạ, đừng nhìn vào sự cơ hiện tại mà cho rằng đây không phải là đại họa. Trong tương lai, Lưu Bị sẽ là kẻ thù số một của Đông Ngô và cần diệt trừ càng sớm càng tốt”.

Rồi Chu Du qua đời, năm đó ông 36 tuổi. Tôn Quyền nghe tin khóc than: “Công Cẩn có tài phò vương, nay chợt đoản mệnh, cô còn biết nhờ cậy ai!”, rồi tự mình mặc áo tang đến để tang ông. Linh cữu Chu Du được chuyển về Ngô Quận, Tôn Quyền ra tận Vu Hồ nghênh đón.

Qua lời khuyên của Chu Du với Tôn Quyền có thể thấy ông đã nhìn thấu dã tâm của Lưu Bị, nhưng lúc đó Tào Tháo vẫn là thế lực hùng mạnh nhất, Tôn Quyền sợ Tào Tháo quay lại chinh phạt nên đã nghe theo kiến nghị của Lỗ Túc là duy trì liên minh Tôn – Lưu.

Ký ức Sài Gòn qua khứu giác

Ấn tượng thị giác thì nhanh chóng và tức thời. Cái nhìn đầu tiên về một con người, sự vật luôn mang lại nhiều cảm xúc nhất. Nên mới có...

Sài Gòn Tết xưa

Saigon xưa luôn là một cảm hứng đối với hầu hết người Sài Gòn ngày nay, dangnho muốn chia sẻ lại những hình ảnh tuyệt vời của ngày xưa. Người...

Hà Nội năm 1993 qua ống kính của Bernard Bisson

Bên trong chợ Đồng Xuân, các cậu bé bán báo dạo ở phố cổ, người đẹp áo dài trong lớp đào tạo tin học… là loạt ảnh khó quên về...

Phụ Nữ Trong Vương Triều Nhà Lý

Lý Công Uẩn sáng lập ra vương triều nhà Lý thay nhà Tiền Lê, lên làm vua dưới danh hiệu là Lý Thái Tổ năm 1010 và để lại dấu...

Nguồn gốc của câu “Mặt người dạ thú”

Có xuất xứ từ câu “Nhân diện thú tâm” Trong cuộc sống, câu thành ngữ này thường được dùng để chỉ loại người có phẩm chất đạo đức kém, những...

Rau Muống

Rau muống là một thứ rau quốc hồn quốc túy của đại tộc Bách Việt. Rau muống là hồn quê, hồn nước của dân Việt. Rau muống là cây rau...

Bức tranh tổng quan về tục thờ Thần Nông ở Nam bộ

Thần Nông là vị vua trong huyền thoại, có công dạy dân cày cấy, giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Vị thần này được thờ cúng...

Lá dó

Bài này nói sự khôn khéo chỉ làm trò chơi được một lúc, không đáng chuộng bằng sự thực dụng làm lợi cho mọi người được lâu dài. Nước Tống có...

Bản đồ và hình ảnh Sài Gòn xưa

Cùng chiêm ngưỡng một loạt bản đồ Sài Gòn xưa và các tấm ảnh panorama về Sài Gòn. 15 tấm bản đồ quý giá Việc định hình quá trình khai...

‘Phòng tuyến chùa’ có một không hai tại Nam kỳ: Kỳ 3/5 – Từ Trường Sư phạm đến Trung học Chasseloup – Laubat

Bức ảnh gần như duy nhất về chùa Khải Tường còn lưu lại đến nay do nhiếp ảnh gia Émile Gsell (1838 - 1879) chụp nửa đầu thập niên 1870....

Sự hưng thịnh và suy vong của đế quốc Ottoman

Đế quốc Ottoman, còn được gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, là một quốc hiệu Thổ Nhĩ Kỳ đã tồn tại từ năm 1299 đến 1923. Vào đầu thế...

Chuyện về Công tử Bạc Liêu – Kỳ 2 – Bá hộ Bì kén rể thầy thông Thầy ký Trạch trở thành rể quý

Chưa bao giờ Nhà Lớn trải qua những ngày tưng bừng nhộn nhịp như mấy ngày ông Hội đồng làm lễ - trước lễ sau tiệc - mừng ngày Cậu...

Exit mobile version