Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những điều thú vị về con sam biển

So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Ở nước ta, con sam biển có nhiều ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hóa, Bình Thuận,… Hai loài sam phổ biến nhất ở bờ biển Việt Nam là Tachypleus tridentatus và Carcinos corpius rotundicauda.


Sam biển sống thành từng cặp cho đến hết đời.

Sam biển là loài vật có có 6 đôi chân và 4 mắt, trong đó có hai mắt lồi ra ở bên thân thể và hai mắt còn lại ở trên đầu nằm sát vào nhau. Con sam phân bố ở các vùng ven biển, chủ yếu là các dải cát tại khu vực có thủy triều cao. Sam biển sống thành từng cặp cho đến hết đời.

Mỗi cặp sam đẻ nhiều trứng từ tháng 4 đến tháng 7, tháng 8 và sau khi đẻ trứng, con sam cái sẽ bò đi nơi khác.

Sam biển không gây ngộ độc nhưng nhiều người thường bị nhầm lẫn con sam biển với con so biển – một trong những loài có độc tố tự nhiên có thể gây ngộ độc cho con người.

Con sam có rất nhiều công dụng trong y học, nó được dùng trong một số bài thuốc chữa bệnh suyễn, mụn nhọt, chữa bỏng, chữa ho, chữa rong huyết khi có thai. Đặc biệt, máu sam còn có tác dụng vô hiệu hóa vi khuẩn độc hại. Ngành y tế đã sử dụng máu sam để kiểm tra các loại thuốc chích, vaccine hay dụng cụ y tế xem chúng có bị nhiễm vi khuẩn gram âm nguy hiểm hay không.


Máu sam biển có rất nhiều công dụng trong y học.

Từ thịt sam biển, người ta có thể chế biến ra được rất nhiều món ăn khác nhau như gỏi sam, chân sam xào chua ngọt, sam xào xả ớt, trứng sam chiên giòn, sam hấp, sụn sam nướng,.. Hiện nay sam biển vẫn chưa nuôi trồng được mà chỉ sống trong tự nhiên. Khi đánh bắt lên bờ, sam biển cũng chỉ sống được không quá ba ngày.

Vivi – Huyền thoại trong tuổi thơ tươi đẹp

Họa sĩ Võ Hùng Kiệt sinh năm 1945 tại Vĩnh Long, Việt Nam. Hiện cư ngụ tại Spring Valley, CA, USA. Vivi là bút danh ghép từ hai chữ Việt...

Nghề Cổ Đất Việt – Khảm Xà Cừ

Từ vỏ con trai con ốc sống ở ao hồ, cửa sông, bàn tay khéo léo của người nghệ nhân đã tạo nên vô vàn sản phẩm khảm xà cừ...

Trí giả tự xử, ngu giả quan phân – Cảnh giới đối nhân xử thế của bậc trí giả

Một danh nhân triết học từng nói: “Thói quen thực sự là một loại sức mạnh vừa ngoan cường lại to lớn. Nó có thể làm chúa tể cuộc đời của...

Chuyện ít biết về Sài Gòn xưa: 3 đại gia …

Lịch sử Chợ Lớn gắn liền với thương mại và cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 xuất hiện các nhân vật đặc biệt, để lại dấu ấn ít...

Chuyện tình Ông + Bà Sài Gòn

Chuyện rằng từ thuở xa xưa Ông bà ta đã dây dưa ái tình Bởi thế nên tục truyền rằng: Ông Lãnh, Ông Tạ, Ông Đồn Ba người bạn thiết...

Tự điển tiếng Việt Đổi Đời – Kỳ 5 – Từ Vần T-X

T. - Tác động qua lại trở thành tương tác. Ngay chính bản thân tôi, nghe hai chữ “tương tác” tôi vẫn không hiểu nghĩa là gì. - Tài liệu trở thành tư liệu (tư liệu là tài liệu...

Ảnh tư liệu quý giá về tết Trung thu ở Hà Nội năm 1926

Xưởng làm bánh Trung thu trên phố Hàng Đường, con tò he bằng bột gạo, đồ chơi bằng thiếc ở phố Hàng Thiếc… là loạt ảnh đặc sắc về Tết...

Đám cưới ở Quảng Trị năm 1969

Hình ảnh đặc sắc về một đám cưới ở Quảng Trị năm 1969 do Jim Ritter, một sĩ quan thuỷ quân lục chiến Mỹ ghi lại. Những bức ảnh tôi còn...

Trương Định – Thủ lĩnh vĩ đại của nghĩa quân chống Pháp

Từ năm Tự Đức thứ 11 trở đi, đất nước đi vào khúc quanh lịch sử. Pháp bắt đầu đưa quân xâm chiếm đất nước ta: Tấn công Đà Nẵng...

Ngâm đủ thứ rượu – Trào lưu mù quáng và bệnh hoạn

Các gia đình Việt thường có thói quen dùng rượu ngâm với mong muốn điều trị bệnh tật hoặc bồi bổ sinh lực cho cơ thể. Do kiến thức hạn...

Ý nghĩa của những tình khúc không tên Vũ Thành An

Có ai đó đã ví von rằng, cuộc đời là những chuyến xe, đưa ta đi qua những miền đồng bằng êm ả, hay đồi núi, đèo cao gập ghềnh....

Trương Vĩnh Ký – Nhà văn hóa lỗi lạc

Nhà bác học Trương Vĩnh Ký là một vì sao sáng của người trí thức Việt Nam. Nhắc đến Trương tiên sinh ai ai cũng biết ông là nhà tiền...

Exit mobile version