Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những vụ trả thù nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại

Nợ máu phải trả bằng máu là quan điểm của người cổ xưa để đáp trả kẻ thù, nhưng khi sự căm hận đã lên đến đỉnh điểm, con người có thể bất chấp tất cả nhấn chìm cả một chủng tộc trong biển máu để trả thù.

Khái niệm trả thù luôn song hành với lịch sử nhân loại. Con người luôn mang trong mình khát khao được trút sự thù hận của mình lên những kẻ đã đối xử tệ bạc với mình. Hammurabi, bộ luật cổ xưa nhất được tìm thấy từ trước tới nay, đã lấy quan điểm “an eye for an eye” – nợ máu phải trả bằng máu làm gốc rễ. Và nó đã diễn đạt chính xác khái niệm trả thù.

Bộ luật Hammurabi đã đánh dấu sự khởi đầu chính thức của việc chuẩn hóa khái niệm trả thù. Nó vẫn giữ được những ảnh hưởng của mình trong cuộc sống hiện tại, thể hiện trong việc hình thành hệ thống pháp luật dựa trên sự trừng phạt những kẻ dám đi ra ngoài những khuôn khổ của xã hội.

Trên thực tế, trả thù đã vượt ra xa khỏi những chuẩn mực đó. Khát khao được nhìn thấy kẻ thù của mình phải gánh lấy tai họa chỉ được giới hạn ở cấp độ cá nhân, và khi đó, hành động trả thù đã đi quá những giới hạn của pháp luật. Hãy cùng chúng tôi điểm lại những vụ trả thù đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại.

47 Ronin

Đây là sự kiện đã trở thành huyền thoại trong lịch sử nước Nhật, nó trở thành cột mốc được tô đậm bởi lòng trung thành và sự thù hận. Sự kiện này cũng đã trở thành cảm hứng cho nhiều tác phẩm điện ảnh và văn học ra đời sau đó.

Dưới thời Edo, các Samurai được biết đến với vai trò cố vấn quân sự, bảo vệ cho tài sản và tính mạng của những nhân vật quan trọng trong xã hội. Một trong những lời thề của các Samurai là trả thù cho cái chết của chủ nhân mình. Và 47 Samurai của Naganori Asano đã thực hiện trọn vẹn lời thề này. Người đứng đầu kế hoạch là Oishi Kuranosuke – nguyên trưởng quân sư của Asano quá cố.

Khi ghé thăm Edo (Tokyo hiện nay), Naganori Asano đã dùng gươm gây thương tích cho Kira Yoshinaka, sau khi tranh cãi nổ ra giữa 2 người. Nhà cầm quyền quyết định buộc Naganori phải mổ bụng tự sát. Tất nhiên, ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thực thi.

47 Ronin (những samurai vô chủ) kiên nhẫn chờ đợi. Hai năm sau, họ đột nhập vào nhà Yoshinaka, khống chế và buộc ông phải tự sát giống như chủ nhân quá cố của họ. Khi Yoshinaka từ chối, họ đã chặt đầu ông và đem nó đến ngôi mộ của Naganori. Ngay sau đó, họ đầu thú và 46 người Samurai này đã tự kết liễu đời mình. Số phận của người Samurai thứ 47 cho đến nay vẫn là một dấu hỏi lớn.

Thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy

Khi Kháng Cách, một cộng đồng thuộc Cơ Đốc giáo tách khỏi Công giáo La Mã, ra đời sau cuộc cải cách tôn giáo khởi phát bởi Martin Luther vào thế kỷ 16, nhà thờ đã coi họ như cái gai trong mắt mình. Không đơn giản chỉ là việc tranh giành nhau biểu tượng tôn giáo, nhà thờ đã mất đi nhiều hơn thế: quyền lực, lãnh thổ, tài chính…

Đỉnh điểm của những mâu thuẫn giữa 2 phe Kháng Cách và Công giáo cực đoan là sự kiện công chúa Marguerite de Valois kết hôn với Henry xứ Navarre. Cuộc hôn nhân giữa 2 người đứng đầu 2 phe đối lập đã hoàn toàn thất bại trong nỗ lực xoa dịu những căng thẳng. Những người Công giáo cực đoan vốn đã rất khó chịu với sự hiện diện của những người Kháng Cách giữa lòng thủ đô Paris, nay càng không thể chấp nhận được cuộc hôn nhân giữa công chúa của họ với một người Kháng Cách. Thêm vào đó, sự hào nhoáng xa xỉ của đám cưới giữa thời điểm mất mùa đói kém đang tràn lan càng làm cho mọi việc thêm phần căng thẳng.

Rất đông người Kháng Cách đã đến tham dự hôn lễ nhằm bảo vệ thủ lĩnh của mình. Nhưng ngay sau khi kết thúc đám cưới, đô đốc Coligny, lãnh tụ quân sự được kính trọng nhất của phe Kháng Cách đã bị ám sát. Thủ phạm ngay sau đó đã trốn thoát, nhưng những gì xảy ra sau đó đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Lo sợ trước sự trả thù của phe Kháng Cách, Vua Charles IX và Thái hậu Catherine đã quyết định “Tiên thủ hạ vi cường”: Hạ sát toàn bộ những người Kháng Cách trong thành Paris trước khi họ có bất kỳ động thái nào khác. Ước tính có trên dưới 4.000 người Kháng Cách đã thiệt mạng trong vụ thảm sát này.

Không chỉ dừng lại ở đó, Vua Charles đã mở rộng quy mô của cuộc thảm sát này ra trên toàn bộ lãnh thổ nước Pháp. Tất cả những ai mang trong mình dòng máu Kháng Cách đều bị xử tử. Tổng cộng khoảng 100.000 người đã thiệt mạng sau khi sắc lệnh này được ban ra.

Aaron Burr

Có rất ít cuộc trả thù mang nhiều tính chất chính trị như câu chuyện giữa Alexander Hamilton và Aaron Burr. Và cũng hiếm cuộc trả thù nào diễn ra chóng vánh và trực tiếp như thế.

Burr và Hamilton đều phục vụ trong quân đội cách mạng dưới sự lãnh đạo của Washington. Cả hai đều theo đuổi sự nghiệp chính trị và đều đạt được những thành công sau đó. Hamilton được biết đến như là người đồng sáng lập ra tờ báo Những người chủ trương Liên bang, một trong những tờ báo có ảnh hưởng chính trị cực lớn thời bấy giờ, đồng thời là Bộ trưởng Bộ Tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ. Ông chính là cánh tay đắc lực cho những tổng thống thời bấy giờ, gồm có George Washington, Thomas Jefferson và John Adams, với một trong những vai trò chính là loại bỏ những đối thủ ngáng đường họ trên con đường tranh cử tổng thống.

Nhưng với Burr, Hamilton đã đi quá giới hạn của mình. Ngay sau khi mất chức Tổng thống một cách cay đắng vào tay Thomas Jefferson, và tất nhiên, với công lớn thuộc về Hamilton khi ông luôn có ảnh hưởng lớn với Hạ viện Hoa Kỳ, Burr tới tranh cử chức Thống đốc New York và phát hiện ra mình cũng gặp phải sự chống đối của Hamilton ở đây. Không còn chịu nổi nữa, Burr quyết định thách đấu súng với Hamilton, và theo thông lệ, ngay lập tức được chấp nhận. Ngày 11 tháng 7 năm 1804 trở thành ngày định mệnh với toàn bộ nước Mỹ khi phó thủ tướng Aaron Burr và Bộ trưởng Bộ Tài chính Alexander Hamilton chĩa súng vào nhau – kết quả là Alexander bị thương nặng và tử vong sau đó không lâu, bất chấp những nỗ lực của các bác sỹ vào thời đó.

Luật đấu súng quy định rằng không một cáo trạng nào được phép đưa ra sau cuộc đấu, do đó, Burr vẫn tiếp tục quay về thực hiện tiếp nhiệm kỳ phó tổng thống của mình trước khi bị buộc tội phản quốc do nỗ lực xây dựng một đế chế cho riêng mình ở các bang thuộc miền Nam lãnh thổ Hoa Kỳ.

Boudica

“Sòng phẳng” và “Chơi đẹp” chưa bao giờ là những điểm tích cực của Đế chế La Mã. Khi Vua Prasutagus qua đời, ông để lại quyền cai trị Celtic Iceni cho người vợ Boudicca và 2 người con gái của mình. Nhưng Rome lại có kế hoạch khác: họ xâm lược Iceni, biến người dân thành nô lệ và cưỡng hiếp 2 người con gái của Boudica. Không may cho Rome, họ không hiểu rằng mình đã vay một món nợ quá lớn.

Những gì chúng ta được biết về Boudica đều có nguồn gốc từ những ghi chép trong lịch sử của đế chế La Mã. Họ mô tả bà như là “một người phụ nữ cao lớn và đáng sợ, với mái tóc đỏ rực dài đến tận hông… Bà mang theo một ngọn giáo có khả năng truyền sự khiếp đảm tới bất cứ ai trông thấy mình”. Và lịch sử cũng đã chứng minh rằng, Boudica nói riêng và người Celts nói chung không nhỏ bé và khiếp nhược như bất cứ một dân tộc nào đã bị xâm lược bởi đế chế La Mã. Ngược lại, họ đã cho thấy mình là một trong những dân tộc đáng sợ nhất trong lịch sử nhân loại.

Vào khoảng năm 60 sau Công nguyên, nhân thời điểm chính quyền La Mã đang bận rộn trong cuộc chiến ở miền Bắc xứ Wales, Boudica đã lãnh đạo những người Iceni và Trinovantes nổi dậy. Họ đã thiêu hủy hoàn toàn Camulodunum, một trong những thuộc địa của La Mã lúc bấy giờ, đồng thời cũng là nơi đặt đền thờ Vua Claudius. Ngay sau đó, đội quân nhanh chóng tiến đến Londinium (London hiện nay). Sau khi chiến thắng binh đoàn số 9 của Đế chế La Mã, 2 thành phố Londinium và Verulamium đã bị thiêu hủy hoàn toàn. Ước tính khoảng 70.000 – 80.000 người bản địa và người La Mã đã thiệt mạng trong cuộc thảm sát này.

Dù sau cùng, Boudica đã phải chịu thất bại trước sự vượt trội về lực lượng của đối phương (nhiều ghi chép cho rằng, La Mã đã thiệt hại mất 3 binh đoàn trong trận Watling Street), nhưng cuộc nổi dậy này đã khiến bà trở thành một biểu tượng của người dân Anh. Lịch sử đã ghi nhận bà như là một trong 10 nữ tướng vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.

Thành Cát Tư Hãn

Ngay sau khi đã thôn tính gần như toàn bộ châu Á, Thành Cát Tư Hãn tiếp tục tính đến các quốc gia vùng Trung Đông. Để thể hiện thiện chí của mình, ông gửi một món quà bao gồm nhiều châu báu và mỹ nữ tới Đế quốc Khwarezm, được hộ tống bởi khoảng 500 binh lính. Tuy nhiên, người Khwarezm tỏ ra không mấy thiện chí với một chủng tộc “sinh sống trong túp lều”, và họ thẳng thừng từ chối bằng cách hạ sát toàn bộ những binh lính hộ tống đoàn vận chuyển.

Tại thời điểm này, Thành Cát Tư Hãn vẫn tỏ ra hết sức bình tĩnh. Ông cho người Khwarezm một cơ hội thứ hai khi tiếp tục gửi một sứ giả đến thương lượng với họ. Và người Khwarezm đã mắc một sai lầm khủng khiếp khi gửi trả Thành Cát Tư Hãn cái đầu của vị sứ giả đáng thương này.

Để trả thù cho tất cả những nạn nhân xấu số trên, Thành Cát Tư Hãn đã phát động một cuộc thảm sát với quy mô có lẽ chỉ đứng sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2. Bốn vị tướng xuất sắc nhất, trong đó có Bạt Tốc Đài, cùng với binh đoàn gồm 200.000 chiến binh thiện chiến đã tiêu diệt hoàn toàn một đội quân có số lượng lớn gấp 5 lần họ. Toàn bộ đế quốc Khwarezmia bị xóa sổ, với khoảng 4 triệu người thiệt mạng. Lịch sử mô tả rằng “ngay cả chó mèo cũng không được tha mạng”. Chưa thỏa mãn cơn giận dữ của mình, Thành Cát Tư Hãn còn cho làm chệch hướng toàn bộ những dòng sông trên lãnh thổ Khwarezmia nhằm mục đích xóa sổ hoàn toàn quốc gia này khỏi bản đồ.

“Khi hai nước giao tranh, đừng giết sứ giả”. Nhất là khi sứ giả đó được cử đến bởi Thành Cát Tư Hãn.

Một trời Thái Thanh

25  tháng Ba năm 2020 tang lễ Thái Thanh. California đang mùa đại dịch Covid-19. Không thể ra khỏi nhà. Tôi ngồi lặng lẽ cầu nguyện và nhớ chị. Từ...

Quang Trung Hoàng Đế – Nhân vật lịch sử hiếm có

Việt Nam là một quốc gia có quá khứ thuộc địa lâu dài: 11 thế kỷ Bắc thuộc và 01 thế kỷ Tây thuộc. Năm 1527 Mạc Đăng Dung soán...

Tại sao nút nguồn các thiết bị điện tử đều là biểu tượng này?

Nút nguồn của các thiết bị điện tử đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta, nhưng có bao giờ bạn thắc mắc vì sao nút nguồn lại là...

“Thanh cát” là vải chứ không phải áo

Blog của DzungLam ngày 29-11-2011 có đăng bài “Song Viết - Tiếng ngọc lụa reo trong những cốt cách thanh cao” của Hà Hữu Nga, một bài đại luận dài...

Chuyện nạp phi độc nhất vô nhị của vua Duy Tân

Vua Duy Tân tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh San. Ông sinh năm Canh Tí 1900, là con thứ 5 của vua Thành Thái và thứ phi Nguyễn Thị Định....

Cây đa ở làng

Nói đến làng quê Việt Nam không thể không nhắc đến hình ảnh cây đa đầu làng. Cách đây gần 70 năm (1952), khi sáng tác nhạc phẩm Làng tôi,...

Nhà thờ Sài Gòn qua hồi ký của R.P.Parrel

Trong tác phẩm “Tôn giáo xứ Nam Kỳ” tập 2, P. Launay cho rằng trong số công trình tôn giáo tại thuộc địa, nhà thờ Sài Gòn chiếm vị trí...

Cuộc đời cô quạnh của nhạc sĩ Thanh Bình: Con đường mình đi sao chông gai…

Nhạc sĩ Thanh Bình qua đời năm 2014 khi không có vợ con bên cạnh, chỉ có những ca khúc do ông viết thay lời đưa tiễn ông, nhất là...

Trầu cau, món ăn đã lụi tàn

Trên đường du khảo trên quê hương, các em sẽ nhìn thấy một sắc thái văn hóa Đông Nam Á của thời Hùng Vương còn tồn tại cho tới ngày...

Gọi tên là biết Sài Gòn

Ngày 1-2-1865, Phó đô đốc Pierre Paul Marie de la Grandière (1807 - 1876) của nhà cầm quyền Pháp tiến hành đặt tên cho 26 con đường trên địa bàn...

Một người Huế ăn mì Quảng

Trong những món ăn của Quảng Nam, tôi có duyên với cao lầu và cao lầu gỗ ở Hội An rất sớm. Riêng món mì Quảng, thì cơ duyên đến...

Đồng Tập Trận (Mả Ngụy)

Đồng Tập Trận hay còn được gọi là Mô Súng, là Mả Ngụy (hay Mả Biền Tru) là một cánh đồng nổi tiếng, gồm hàng ngàn hecta, từng là nơi...

Exit mobile version