Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sự màu nhiệm của nghệ thuật gấp giấy Origami Nhật Bản

Từ một trang giấy vô hồn, dưới bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Thế giới đầy màu sắc của Origami cứ khiến cho người xem phải trầm trồ thán phục…

Nghệ thuật xếp giấy Nhật Bản ra đời khi nào, các nhà khảo cổ cũng không có câu trả lời chính xác. Nhưng ai cũng hiểu rằng công nghệ sản xuất giấy từ Trung Quốc đã du nhập vào Nhật thế kỷ thứ 7.

Sau sự du nhập ấy, người Nhật đã áp dụng và biến đổi nhiều phương pháp chế tạo cũng như nguyên liệu chế tạo giấy, hình thành hẳn một nền văn hóa giấy với vật liệu giấy phong phú, chất lượng cao (gấp mở nhiều lần không rách, mềm, bền và đẹp… Đó chính là loại giấy mà người Nhật vẫn tự hào có một không hai trên thế giới với cái tên “Washi”). Chính từ đó, nghệ thuật xếp giấy độc đáo Origami của Nhật Bản ra đời.

Tuy nhiên việc sắp xếp các lá thư, xếp giấy để gói các đồ vật… hẳn là đã có từ rất xưa. Đến thời kỳ phong kiến với nhiều lễ giáo hơn, nền văn hóa xếp giấy đạt đến bước phát triển nhảy vọt. Vào thời điểm đó, Origami đã không chỉ là trò chơi của trẻ em mà còn là thú vui của người lớn, và có rất nhiều tạp chí ra đời với những mẫu xếp giấy vô cùng phức tạp.

Nhắc đến Nghệ thuật xếp giấy không thể không nói đến giấy. Từ khi phương pháp chế tạo giấy lần đầu tiên được tìm ra ở Trung Quốc và phát triển dần trong khoảng năm A.D. 105 – 700, công nghệ sản xuất giấy lan rộng sang các nước thuộc địa và du nhập vào Nhật vào thế kỉ thứ 7. Từ đó người Nhật đã áp dụng và biến đổi nhiều phương pháp chế tạo cũng như nguyên liệu chế tạo giấy, hình thành hẳn một văn hóa giấy với vật liệu giấy phong phú, chất lượng cao (gấp mở nhiều lần không rách, mềm, bền và đẹp…. Đó chính là loại giấy mà người Nhật vẫn tự hào có một không hai trên thế giới với cái tên “Washi”). Sản sinh từ nền văn hóa độc đáo này là bộ môn nghệ thuật vẫn được biết đến với cái tên Origami.

Các cuộc nghiên cứu của các nhà khảo cổ không cho ra được chính xác thời điểm hình thành của Origamialt. Tuy nhiên việc xếp các lá thư, xếp giấy để gói các đồ vật… hẳn là đã có từ rất xưa.Đến thời kì phong kiến với nhiều lễ giáo hơn, nền văn hóa xếp giấy đạt đến bước phát triển nhảy vọt.

Từ những bức tranh cổ còn được lưu truyền thì vào những năm 1700, Hạc (oritsuru) và các loại thuyền là những vật phổ biến được gấp và trang trí. Từ đó cho đến khỏang 100 năm sau các cuốn sách chuyên môn về Origami đã được in ấn và xuất bản, chứng tỏ một văn minh xếp giấy đã đạt được đến trình độ cao, đa dạng. Vào thời điểm đó, Origami đã không chỉ là trò chơi của trẻ còn mà còn là thú vui của người lớn, và có rất nhiều tạp chí ra đời với những mẫu xếp giấy vô cùng phức tạp.

Trong khi đó, vào khỏang thế kỉ 12 khi phương pháp chế tạo giấy được truyền sang Châu Âu, và một nghệ thuật xếp giấy độc lập đã được hình thành song vẫn không trở thành một nét văn hóa với bề dày về ảnh hưởng cũng như mức độ phát triển như Nhật.

Vào thời Minh Trị (Meiji), Origami được đưa vào các trường mẫu giáo thành một môn học dưới ảnh hửơng về phương pháp giáo dục của nhà giáo dục học người Đức Frebel (1782-1852). Các phương pháp xếp giấy của châu Âu cùng sự phát triển theo nhiều hướng khác nhau đã khiên cho nghệ thuật xếp giấy ngày càng phong phú. Chỉ ở thời Meiji đã có rất nhiều những tác giả vô danh tạo ra nhiều mẫu hình mới. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng chỉ gấp theo những mẫu có sẵn không không mang tính sáng tạo nên vào thời Đại chính(Taisho) khi giáo dục đựoc đưa theo hướng sáng tạo thì Origami bị bỏ rơi.

Tuy nhiên lật lại bề dày lịch sử của Origami, cùng với hiện tại,với không ít những tác phẩm mới, tính chất giáo dục của Origami cũng đã được xem xét lại và được công nhận về khả năng phát triển một cách đa dạng. Và ngày nay origami đang mở rộng tầm ảnh hưởng ra tầm thế giới, không chỉ giới hạn là một thú vui mà còn được nghiên cứu phục vụ cho các mục đích khoa học khác bởi nhiều tổ chức và cá nhân.

Có thể nói Origami cũng như nhiều từ tiếng Nhật khác như Sake, Shushi, Kimono… đã được quốc tế hóa để khi nhắc đến ai cũng hiểu đó là một đặc trưng của văn hóa Nhật, không lẫn vào đâu được. Và dù bây giờ nghệ thuật xếp giấy đã phát triển vượt biên giới, mang lại niềm say mê cho biết bao nhiêu người trên toàn thế giới, nhưng người ta vẫn trân trọng gọi nó bằng cái tên giản dị Origami như một sự tưởng nhớ đến cái nôi cho một sự hình thành và phát triển một môn nghệ thuật độc đáo.

Nguyên sử – Liệt truyện – Ngoại Di – An Nam

Nước An Nam, đất Giao Chỉ ngày trước vậy. Nhà Tần chiếm thiên hạ, đặt các quận Quế Lâm, Nam Hải, Tượng. Nhà Tần mất, Nam Hải Úy Triệu Đà...

Chữ “Việt cổ” của ông Đỗ Văn Xuyền

Trong bài “Chữ Việt cổ đã được giải mã?”, VTC News ngày 29/1/2013 đã đưa tin: “Chiều 29/1/2013, tại 80 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, nhà nghiên cứu Đỗ Văn...

Kỳ thú ‘thế giới động vật’ trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn

Được đúc vào thời vua Minh Mạng, Cửu Đỉnh nhà Nguyễn là một bộ sưu tập những hình ảnh mang tính biểu tượng về nước Việt xưa. Một điều lý...

Vua Hàm Nghi – người mở đầu cho nền hội họa hiện đại Việt Nam?

“Vua Hàm Nghi là một trong những họa sĩ đầu tiên của Việt Nam bắt đầu vẽ theo truyền thống châu Âu – với thể loại tranh sơn dầu, bằng...

Những thiếu sót và bất hợp lý trong sử sách về Mạc Đăng Dung và nhà Mạc

Nhận thức phổ biến ngày nay về Mạc Đăng Dung và nhà Mạc dựa chủ yếu vào các bộ sử dưới thời Lê Trung hưng, trên cả phương diện dữ...

Về trang phục của phụ nữ Việt Nam thời hiện đại

Trang phục được hiểu là đồ che phủ hoặc quần áo, các đồ phụ trang cho thân thể con người. Ngoài những chức năng cơ bản như giữ ấm, bảo...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Lai rai nhắc chuyện cũ

Danh từ hay thành ngữ “Thả cầm thi. Thả kìm thơ” nầy, tôi nghe từ nhỏ, lúc chín, mười tuổi, hay mười hai, mười ba tuổi, do một nhạc sĩ...

Ý nghĩa của dấu mã vạch trên bao bì sản phẩm

Khi mua các sản phẩm thực phẩm nói riêng, và các loại hàng hóa khác nói chung, ngoài các thông tin cần quan tâm như hình thức, cách sử dụng,...

Sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc

Tôi vốn là người làm nghề nghiên cứu văn học.Trong cái nghề thuộc loại công tác tư tưởng này, những năm trước 1975, tôi chỉ được phép đọc các sách...

Nói chuyện về các tên đường ở Sài Gòn năm 1957

Bài viết của nhà văn, nhà báo Bình Nguyên Lộc (tác giả của Đò Dọc) đăng trên báo Nhân Loại năm 1957 để tản mạn và châm biếm về cách...

Chí khí hai bà Trưng và cuộc nổi dậy của tinh thần Việt

Sử sách Việt Nam, dù mới dù cũ, đều dành phần trang trọng nói về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nhà Hậu Lê,...

A Di Đà Phật nghĩa là gì?

Trong tiếng Việt, A Di Đà Phật có 2 nghĩa: 1. Tên của Phật A Di Đà - vị giáo chủ cõi Tây phương Cực lạc và là vị Phật được tôn...

Exit mobile version