Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thế Tổ Miếu– Nơi thờ phụng các vua nhà Nguyễn

Thế Tổ miếu (世祖廟) thường gọi là Thế miếu (世廟) tọa lạc ở góc tây nam bên trong Hoàng thành Huế, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Đây là nơi triều đình đến cúng tế các vị vua quá cố, nữ giới trong triều (kể cả hoàng hậu) không được đến tham dự các cuộc lễ này.

Thế miếu nằm phía bên trong góc tây nam của Hoàng thành. Ở địa điểm Thế Miếu tọa lạc ngày nay, vào năm 1804, vua Gia Long đã cho xây dựng miếu Hoàng Khảo để thờ thân phụ của mình là Nguyễn Phúc Luân. Đến năm 1821, sau khi vua Gia Long thăng hà, vua Minh Mạng cho dời miếu Hoàng Khảo lùi về phía sau khoảng 50m và đổi tên thành Hưng Miếu, còn vị trí ấy được dùng để xây dựng Thế Miếu.

Khi xây dựng Thế Miếu vào những năm 1821-1822, cũng như khi đúc Cửu đỉnh sau đó khoảng 15 năm, vua Minh Mạng đã nhắm đến một mục đích rất rõ ràng là để thờ phụng vua Gia Long và những vị vua kế nghiệp. Nhưng mãi đến cuối thời Pháp thuộc (1954), tại Thế Miếu chỉ thờ 7 vua, mỗi vua ở một gian (còn những gian kia thì để trống). Bảy gian thờ được thiết trí theo nguyên tắc “Tả chiêu hữu mục”(nhìn từ trong ra):

Còn các vua Dục Đức (làm vua 3 ngày), Hiệp Hòa (làm vua 4 tháng), Hàm Nghi (1885), Thành Thái (1889-1907) và Duy Tân (1907-1916), vì bị Nam triều và chính quyền Bảo hộ liệt vào hàng “phế đế” hoặc “xuất đế”, nên không được thờ ở đây. Đến khoảng năm 1958, bà con Nguyễn Phúc tộc và chính quyền địa phương xét thấy 3 vua Hàm Nghi , Thành Thái và Duy Tân là những vị vua yêu nước có tinh thần chống Pháp, nên đã tổ chức một cách trọng thể cuộc lễ cung nghi long vị của 3 vị vua này từ nhà thờ riêng của con cháu họ đến thờ ở Thế Miếu. Từ đó, tại Thế Miếu mới có 10 vị vua được thờ như chúng ta đang thấy.

Các công thần được phối thờ

1. Thái sư Hoài quốc công Võ Tánh (1768(?) – 1801)

2. Thái tử Thái sư Ninh Hòa quận công Ngô Tùng Châu (? – 1801)

3. Thái bảo Lâm Thao quận công Châu Văn Tiếp (? – 1784)

4. Thái bảo Bình Giang quận công Võ Di Nguy (? – 1801)

5. Thái phó Đoan Hùng quận công Nguyễn Văn Trương (? – 1810)

6. Thái phó Tiên Hưng quận công Phạm Văn Nhân (?-1815)

7. Thái phó Kiến Xương quận công Nguyễn Huỳnh Đức (? – 1819)

8. Thái tử Thái sư Tuân Nghĩa hầu Tống Phước Đạm (? – 1794)

9. Thiếu bảo Duy Tiên hầu Nguyễn Văn Mẫn (?-1789)

10. Thiếu phó Phụ Dực hầu Đỗ Văn Hựu (?-1789)

11. Thái bảo Kinh Môn quận công Nguyễn Văn Nhơn (? – 1822)

12. Thái phó Khoái Châu quận công Nguyễn Đức Xuyên (? – 1824)

13. Thái sư Tuy Thạnh quận công Trương Đăng Quế (1793 – 1865)

  1. Án thờ Thế Tổ Cao hoàng đế (vua Gia Long) và hai Hoàng hậu Thừa Thiên, Thuận Thiên ở gian chính giữa.
  2. Án thờ Thánh Tổ Nhân hoàng đế (vua Minh Mạng) và Hoàng hậu Tá Thiên ở gian tả nhất (gian thứ nhất bên trái, tính từ gian giữa).
  3. Án thờ Hiến Tổ Chương hoàng đế (vua Thiệu Trị) và Hoàng hậu Nghi Thiên ở gian hữu nhất (gian thứ nhất bên phải, tính từ gian giữa).
  4. Án thờ Dực Tông Anh hoàng đế (vua Tự Đức) và Hoàng hậu Lệ Thiên ở gian tả nhị (gian thứ hai bên trái).
  5. Án thờ Giản Tông Nghị hoàng đế (vua Kiến Phúc) ở gian hữu nhị (gian thứ hai bên phải).
  6. Án thờ Cảnh Tông Thuần hoàng đế (vua Đồng Khánh) và Hoàng hậu Phụ Thiên ở gian tả tam (gian thứ ba bên trái).
  7. Án thờ Hoằng Tông Tuyên hoàng đế (vua Khải Định) và Đoan Huy hoàng thái hậu ở gian hữu tam (gian thứ ba bên phải).

10 gian thờ 10 vị vua bên trong Thế Miếu

Thế Miếu có mặt bằng xây dựng khá lớn: khoảng 1.500m2 với chiều dài 54,60m và bề rộng 27,70m. Đây cũng là một tòa nhà kép làm theo kiểu “trùng lương trùng thiềm”. Tiền doanh (nhà trước) có 11 gian và 2 chái đơn. Chính doanh (nhà sau) có 9 gian và 2 chái kép. Hai bộ mái được nối lại với nhau bằng trần thừa lưu. Tất cả có ‘chung một đường mà ngăn riêng từng thất”(đồng đường dị thất) bằng các hàng cột. “Từng thất” nghĩa là từng gian. Khi “thỉnh” 3 vị vua yêu nước nói trên vào thờ tại đây, người ta đã phải cải tạo một phần của cái chái kép bên trái chính doanh, nhằm có thêm được một gian nữa để thờ cho đủ 10 vua.


Toàn cảnh Thế Tổ Miếu nhìn từ trên cao

Nền Thế Miếu cao 94cm. Mặt nền xưa lát gạch Bát Tràng tráng men vàng và lục. Qua những lần trung tu trước năm 1975, nền Tiền doanh đã được thay thế bằng gạch hoa tráng men vàng, còn nền chính doanh thì tráng xi măng.

Bộ khung của tòa nhà này được làm bằng gỗ lim. Trên chính doanh có đóng trần, được sơn màu vàng nhạt. Tất cả cột kèo, hoành trến, đòn tay, liên ba, đố bản đều sơn son thếp vàng. Đặc biệt là các án thờ, sập thờ và khám thờ, màu sắc sơn thếp hết sức rực rỡ. Các bức liên ba đều được phân khoảng thành ô hộc để trang trí bằng cách chạm khắc thơ văn chữ Hán và hình ảnh xen kẽ nhau theo lối “nhất thi nhất họa”. Nghệ thuật điêu khắc các hoa văn, họa tiết trên hệ thống vì kèo giả thú ở tiền doanh là rất điêu luyện, công phu. Ở phía trước mỗi khám thờ và sập thờ đều có treo một bức sáo trúc vẽ hình rồng mây để che tạo thêm sự nghiêm cẩn. Chỉ khi nào có cúng tế thì những bức sáo ấy mới được cuốn lên để hành lễ. Ngày xưa, đồ tự trí được thiết trí ở các gian thờ là rất phong phú và quý báu.

Bộ mái Thế Miếu nguyên xưa được lợp bằng ngói hoàng lưu ly (ngói ống tráng men vàng), nay đã được thay thế bằng ngói ấm dương tráng men. Ở chính giữa bờ nóc tiền doanh được chắp bình thiên hồ bằng pháp lam ngũ sắc. Cuối bờ nóc và các bờ quyết đều đắp hình rồng, nhưng đơn giản, có lẽ vì đã được làm lại trong những lần trung tu về sau. Trong các ô hộc ở bờ nóc và các bờ quyết cũng như ở dải cổ diềm, nguời ta chỉ vẽ các đề tài tranh cảnh ước lệ cổ điển, chứ không có hoa văn chữ Hán như ở nội thất.

Sân Thế Miếu khá rộng, lát gạch Bát Tràng, chỉ trừ Thần đạo ở chính giữa là lát đá Thanh. Gần trước thềm miếu có một hàng đôn bằng đá chạm gồm 14 cái, trên đó đặt 14 chiếc thống sứ lớn, bên trong trồng cây kiểng. Trong sân, đặt hai hàng đế bằng đá Thanh gồm 8 cái dùng để cắm tàng mỗi khi tế lễ.

Tại hai góc sân phía trước, thiết trí hai con kỳ lân bằng đồng, mỗi con đứng trong một thiết đình. Chung quanh sân và hai bên miếu là những bồn hoa cây cảnh, đặc biệt có một cây lưu niên rất quý, thường được gọi là “cây tùng Thế Miếu”, với hình dáng cổ kính, nghe nói là đã được vua Minh Mạng trồng vào năm 1822 khi Thế Miếu vừa xây xong .

Ngoài ra, hai bên trái phải của tòa miếu chính ấy, còn có hai công trình kiến trúc phụ thuộc dạng phương đường (nhà vuông): bên trái là điện Canh Y (nay không còn) và bên phải là miếu thờ Thổ công (mới được trùng tu cách đây không lâu).

Thế Miếu là miếu thờ quan trọng nhất của các vua triều Nguyễn, và nó mang nhiều giá trị lịch sử cũng như nghệ thuật, cho nên, tòa nhà to lớn này đã được trùng tu nhiều lần trước và sau năm 1954, mà đợt trùng tu gần đây nhất là vào những năm đầu thập niên 2000.

Dưới thời Triều Nguyễn, khu vực này cùng với Hưng Miếu là nơi chỉ dành cho nam giới. Nữ giới không được phép bước chân vào đây, cho dù họ là ai.

Thế Miếu là một trọng điểm trong tuyến tham quan Hoàng cung Huế.


Mặt trước Thế Tổ Miếu


Thế Tổ Miếu được xây dựng công phu với nhiều tiểu tiết đẹp mắt


Các chậu cây cảnh được trồng trong khuôn viên Tổ Miếu

Ngoài Thế Tổ Miếu, bên trong Hoàng thành còn có Triệu Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Hưng Tổ Miếu và Miếu Phụng Tiên. Mỗi nơi đều có những nét kiến trúc khác nhau. Sau khi tham quan Thế Tổ Miếu thì du khách có thể tìm đến các Miếu trên để hiểu thêm về các công trình trong thời kỳ nhà Nguyễn.


Triệu Tổ Miếu bên trong Hoàng thành

Chuyện về chiếc bình vôi xưa

Theo truyền thuyết, tục ăn trầu của người Việt đã có từ thời vua Hùng Vương thứ IV, theo đó chiếc bình vôi có thể đã có mặt từ thời...

Bùi Giáng, Ðại Lão Cái Bang

Lời Tác Giả: Bài viết Bùi Giáng, Ðại Lão Cái Bang cho Giai Phẩm Xuân Bính Tý (1996) của tuần báo Tình Thương của nhà văn Lâm Tường Dũ (hiền...

Lê Lợi – Lê Thái Tổ – Vị anh hùng và cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn

Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng...

Kho báu còn lại của triều Nguyễn ở Monnaie De Paris

Ngày 05/07/1884, chỉ một tháng sau khi ký hoà ước Giáp Thân (còn gọi là hòa ước Patenôtre), quân đội Pháp vào được thành Huế và khám phá kho báu...

Vì sao có tục kiêng hốt rác đổ đi trong ba ngày tết?

Trong "Sưu thần ký" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt, đem...

Phụ nữ Việt Nam xưa và nay: Khác nhau chuyện chăm sóc sức khỏe (Phần 2)

Vì khác biệt thời đại nên phụ nữ Việt Nam ngày nay và ngày xưa cũng khác nhau từ suy nghĩ, ứng xử, quan nhiệm vị thế trong xã hội...

Đi đường gặp đám tang nên như thế nào?

Hồi mới tiếp quản thủ đô (1954) chúng tôi đã chứng kiến nhiều đám tang rất nghiêm túc, trật tự. Mọi người đi đường đều tự giác tuân thủ kỷ...

Đồng Ông Cộ – Lối di chuyển độc đáo ngày trước

Đồng bào ở tỉnh Gia Định từ xưa tới nay thường nghe nói đến tên “Đồng Ông Cộ” nhưng không hiểu rõ cụm từ này do ai đặt ra mà...

“Xế Điếc” là gì ?

Sài Gòn vào cuối thập niên 30 đầu thập niên 40 ,người Nam Kỳ chúng ta còn gọi Xe đạp là xe máy, tuy đã bán ra khá nhiều nhưng...

Ý nghĩa của bức tượng “bộ khỉ tam không”

Ba con khỉ, một con che hai mắt, một con bịt hai tai và một con bịt miệng là hình tượng khá ρhổ biến nhưng về ý nghĩa của nó,...

Trăn trở về thực dưỡng

TRĂN TRỞ – Tôi biết tới Tamari Gò Công không phải từ con đường tơ lụa, cũng không phải từ những quyển sách dưỡng sinh của Tiên hiền Oshawa…mà từ...

Những hình ảnh về Hà Nội tưởng chừng của quá khứ

Bạn hãy đi mà xem, quanh cái Hà Nội xô bồ này, bên con đường nơi dòng người hối hả ngược xuôi, vẫn có ở đó những hình ảnh tưởng...

Exit mobile version