Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vẻ đẹp “ngỡ ngàng” của những công trình kiến trúc Pháp cổ tại Hà Nội

Thủ đô Hà Nội, bên cạnh những tòa nhà cao tầng, hiện đại, đan xen với nó là những vẻ đẹp của kiến trúc Pháp cổ. Nhà hát lớn, Nhà thờ lớn, Trường Chu Văn An, cầu Long Biên… là những công trình mang kiến trúc Pháp cổ ở Thủ đô từng được đề xuất bảo tồn, phát huy giá trị.

Dạo quanh một vòng gần trung tâm hồ Hoàn Kiếm, chúng ta không khó có thể bắt gặp những công trình kiến trúc được xây dựng từ thời Pháp. Mỗi một công trình đều mang một nét đẹp độc đáo riêng, dưới đây là một số công trình mang vẻ đẹp của kiến trúc Pháp – vẻ đẹp gắn liền với hình ảnh Thủ đô Hà Nội nhiều năm qua.

Chợ Đồng Xuân.

Chợ Đồng Xuân không những là chợ lớn nhất trong khu phố cổ mà còn là một trong những chợ lớn nhất tại Hà Nội tại thời điểm xây dựng. Năm 1890, chính quyền Pháp mới bắt đầu xây dựng chợ Đồng Xuân, với năm vòm cửa và năm nhà cầu dài 52m, cao 19m. Mặt tiền theo kiến trúc Pháp, gồm năm phần hình tam giác có trổ lỗ như tổ ong, lợp mái tôn. Tại đây, đã diễn ra các trận chiến ác liệt giữa Vệ quốc quân chống lại lính Lê Dương của Pháp, rất nhiều Vệ quốc quân đã hy sinh tại đây trước khi rút khỏi Hà Nội.

Nhà thờ Lớn Hà Nội.

Nhà thờ Lớn Hà Nội (tên chính thức: Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội, đây cũng là một nhà thờ cổ tại TP Hà Nội. Nơi đây, thường xuyên diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của các giáo dân thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội. Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu, rất thịnh hành trong thế kỷ XII và thời Phục Hưng ở châu Âu, làm theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. Vật liệu xây dựng chính của nhà thờ là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bổi. Nhà thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá.

Cầu Long Biên.

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ 1899 -1902 – Daydé & Pillé – Paris.

Bưu điện thành phố.

Bưu điện thành phố nằm trên phố Đinh Tiên Hoàng, bên bờ hồ Hoàn Kiếm, Bưu điện Hà Nội là nơi ghi dấu nhiều thăng trầm lịch sử của mảnh đất Hà Thành. Ngược dòng thời gian, Sở Bưu điện Hà Nội là một trong những công trình được xây dựng từ khá sớm kể từ khi Hà Nội bắt đầu được quy hoạch và mở rộng với khu vực hồ Hoàn Kiếm làm trung tâm. Vị trí Sở Bưu điện Hà Nội nằm trên đại lộ Francis Garnier (nay là phố Đinh Tiên Hoàng), vốn là vị trí của chùa Báo Ân. Năm 1888, người Pháp đã phá hủy chùa để xây nhà bưu điện.

Nhà hát Lớn Hà Nội.

Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc phục vụ biểu diễn nghệ thuật, tọa lạc trên quảng trường Cách mạng Tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền, không xa hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Tác phẩm của 2 kiến trúc sư Harlay và Broyer mang nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp

Khách sạn Sofitel Metropole.

Khách sạn Sofitel Metropole, tên giao dịch tiếng Anh: Hotel Sofitel Legend Metropole Hanoi, là một khách sạn 5 sao nằm trên phố Ngô Quyền, Hà Nội. Sofitel Metropole mang phong cách kiến trúc cổ kính của thời Pháp thuộc, có vị trí gần hồ Hoàn Kiếm và Nhà hát Lớn của thành phố. Được xây dựng năm 1901 bởi 2 nhà đầu tư người Pháp, Metropole là khách sạn 5 sao đầu tiên và đồng thời là khách sạn lâu đời nhất ở Hà Nội.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tọa lạc tại Số 49 Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, tòa trụ sở Chi nhánh Ngân hàng Đông Dương (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) là một công trình kiến trúc có phong cách độc đáo hiếm có của Hà Nội xưa. Tòa nhà này được coi là công trình tiêu biểu nhất cho phong cách kiến trúc Art Deco ở Hà Nội thời thuộc địa.

Đây là một phong cách kiến trúc mang tính cách tân, bắt đầu phát triển ở Hà Nội từ những năm 1920 và đặc biệt mạnh mẽ vào những năm 1930. Những công trình xây dựng theo xu hướng này thường sử dụng những hình khối kinh điển trong bố cục không gian, các khối vuông, chữ nhật kết hợp với các khối bán trụ tạo ra một hình thức kiến trúc hiện đại và giản dị. Art Deco cũng là hình loại kiến trúc được nghiên cứu và có nhiều sự cải biên nhằm tới sự hài hoà với khí hậu và cảnh quan Hà Nội.

Phạm Đình Chương: những chặng đường âm nhạc

Phạm Đình Chương, người nhạc sĩ tài hoa đã làm phong phú cho gia tài âm nhạc Việt Nam. So với một số các nhạc sĩ nổi tiếng khác, số...

Có một Hà Nội trầm lặng và cô đọng…

Có ai đó nói rằng, Hà Nội bây giờ xô bồ, ồn ào và náo nhiệt quá. Nhưng có lẽ, còn một Hà Nội rất khác, trầm lắng, cô đọng,...

Vì sao đế chế Ottoman sụp đổ?

Đế chế Ottoman nổi tiếng trong lịch sử bởi lực lượng quân đội mạnh, lãnh thổ rộng lớn. Vì sao khiến đế chế này sụp đổ sau 600 năm tồn...

Đời đá vàng – bản nhạc đời người

Dưới đây là một phần của một bài viết có tựa đề "Đời đá vàng - và bước chân người tu sĩ” của tác giả Hoàng Phương Anh, để phù...

Ngắm Hà Nội thập niên 1980 – 1990 qua ảnh của người Mỹ

Những hình ảnh đặc sắc về Hà Nội từ năm 1986-1995 do nhiếp ảnh gia người Mỹ William E Crawford thực hiện sẽ khiến nhiều người không khỏi bồi hồi…...

Chữ quốc ngữ bành trướng từ Nam ra Bắc

1. Chữ quốc ngữ buổi đầu ở Nam Kỳ thuộc Pháp Từ quốc ngữ dùng ở chương này dùng để chỉ tiếng Việt và chữ viết theo mẫu tự La Tinh. Tình...

Những vị vua Việt có học vấn uyên thâm

Bên cạnh những vị vua có tài quân sự kiệt xuất, lịch sử Việt Nam không thiếu những vị vua học vấn uyên thâm, để lại cho đời nhiều tác...

Sự phát triển của áo dài Việt Nam qua tranh vẽ

Từ 2000 năm TCN cho đến thế kỷ 21: sự “tiến hóa” của trang phục người phụ nữ Việt Nam qua nét vẽ quyến rũ và thú vị của Nancy...

Thần thoại giải thích nhật thực, nguyệt thực ở Việt Nam và Đông Nam á

Thần thoại giải thích nhật thực, nguyệt thực ở Việt Nam và một số nước Đông Nam á có tính tương đồng cao. Cốt truyện cơ bản được đan dệt...

Đánh dấu thuyền tìm gươm

Có người nước Sở đi đò qua sông. Khi ngồi đò, vô ý đánh rơi thanh gươm xuống sông. Anh ta vội vàng đánh dấu vào mạn thuyền, nói rằng:...

Sài Gòn năm 1968 – 1969 qua 100 bức ảnh của Brian Wickham (Phần 2)

Sau biến cố Mậu Thân 1968, an ninh ở Sài Gòn được thắt chặt. Hàng rào thép gai và các điểm kiểm soát quân sự mọc lên ở nhiều nơi....

Đi tìm căn cước thật của Việt Nam

Nguồn gốc dân tộc là một đề tài khoa học, phức tạp và còn nhiều tranh cãi. Điển hình là cuộc thảo luận trực truyến ở Diễn đàn Diễn đàn...

Exit mobile version