Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

10 điều kỳ diệu mà cơ thể chúng ta có thể làm được

Cơ thể chúng ta là một bộ máy thống nhất, bất kỳ sự thay đổi nào từ tâm lý đến thể chất đều sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của nó.

Những nghiên cứu khám phá khoa học ngày nay có thể làm sáng tỏ rất nhiều điều và có thể bạn không biết, chính những kiến thức về cơ thể người chính là khởi nguồn cho những ý tưởng hay ho phía loạt phim siêu anh hùng nổi tiếng. Vì bạn biết không, cơ thể chúng ta thực tế sở hữu những “siêu năng lực” hay những khả năng kì diệu chính bạn cũng không hề hay biết.

1. Hiệu ứng Pinocchio là có thật

Nhân vật cậu bé người gỗ Pinocchio cứ nói dối thì mũi sẽ dài ra dường như được xây dựng dựa trên một số kiến thức thực tế. Nghiên cứu khẳng định rằng khi chúng ta nói dối, điều đó được phản ánh trên khuôn mặt theo đúng nghĩa đen. Nhiệt độ của mũi và vùng xung quanh mắt sẽ tăng lên và được làm nóng lên.

Ảnh minh họa.

2. Cười giúp giảm đau

Ai cũng đã nghe tới câu nói “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” và điều này hoàn toàn được khoa học chứng minh. Cười giải phóng các chất hóa học trong não giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu và cũng có thể giảm đau.

3. Ráy tai có chức năng như chất làm sạch

Nhiều người trong chúng ta luôn nghĩ rằng cần phải làm sạch ráy tai hàng ngày như vệ sinh cơ thể vậy. Tuy nhiên, khoa học chứng minh điều ngược lại. Ráy tai sẽ làm sạch ống tai của chúng ta và bảo vệ nó khỏi nhiễm trùng. Việc loại bỏ chúng đem lại nhiều tác hại hơn là lợi ích. Vậy nên, tốt hơn hết, chúng ta chỉ nên loại bỏ phần ráy tai ở phần ngoài của tai.

4. Tóc biết rõ khi nào bạn đi ngủ

Các nang tóc thực sự có thể nói lên rất nhiều điều về giấc ngủ của chúng ta. Nghiên cứu chứng minh, chúng theo dõi và chứa đồng hồ sinh học 24 giờ, giúp thiết lập thói quen ngủ của chúng ta. Việc sử dụng tế bào từ nang tóc để hỗ trợ chữa trị triệu chứng rối loạn giấc ngủ đang được mở rộng nghiên cứu.

5. Cơ thể của chúng ta cần một giấc ngủ ngắn sau bữa trưa

Điều này không hề liên quan gì đến loại thức ăn chúng ta tiêu hoá. Lý do nằm ở đồng học sinh học của cơ thể. Nhịp sinh học sẽ gửi một số tín hiệu cảnh báo nhất định từ 7 đến 9 giờ sau khi chúng ta thức dậy và những tín hiệu này khiến bạn cảm thấy buồn ngủ.

6. Chớp mắt chính là “động cơ” của “bộ máy cơ thể”

Chúng ta dành khoảng 44 phút (trong một ngày) để chớp mắt, và đây là một chức năng thực sự quan trọng đối với chúng ta. Nó không chỉ giữ mắt không bị khô và bảo vệ khỏi các vật thể lạ mà còn giúp chúng ta nghỉ ngơi. Bộ não của chúng ta cũng sử dụng khoảnh khắc nhắm mắt ngắn đó để tạm “tắt nguồn”.

7. Dạ dày của chúng ta giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch

Hệ thống miễn dịch rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta, giúp chống lại tất cả các mối đe dọa từ bên ngoài. Tuy nhiên, nó cũng cần một số trợ giúp bổ sung. Đây là lúc dạ dày “ra tay”, axit trong dạ dày có khả năng ngăn chặn hầu hết các vi trùng trong thực phẩm mà chúng ta tiêu hóa xâm nhập vào cơ thể.

8. Đôi mắt sở hữu bộ cơ hoạt động nhanh nhất trong cơ thể

Cơ chuyển động nhanh nhất trong cơ thể chúng ta nằm ở cơ quan thị giác trong mắt. Nó nhanh đến nỗi lọt vào Kỷ lục Guinness Thế giới. Chúng ta sở hữu hai bộ cơ nhanh nhất ở hai bên mắt, điều khiển hoạt động đóng của mí mắt. Nếu một vật thể sắp chạm vào mắt chúng ta, nó sẽ nhắm mắt lại trong vòng chưa đầy 100 mili giây (0,1 giây).

9. Chúng ta có “bộ giảm xóc” trên khắp cơ thể của mình

Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng cấu trúc phân tử trong cơ thể có chức năng như một “bộ giảm xóc”. Đây là phát hiện giúp làm sáng tỏ câu hỏi bằng cách nào cơ thể chúng ta chịu được với mọi cử động mà không bị xé vụn dưới tương tác của nó với rất nhiều bộ phận chuyển động khác.

10. Mũi giúp chúng ta nếm được vị đồ ăn

Thực tế, khứu giác của chúng ta chịu trách nhiệm về việc cảm nhận khoảng 80% mùi vị của đồ ăn. Nếu không có nó, chúng ta sẽ chỉ nếm được vị ngọt, mặn, chua và đắng. Tất cả các hương vị khác đến từ việc ngửi.

Ảnh minh họa.

Người có tài mà không có đức thì giống như nhà không có chủ

Cổ nhân luôn luôn lấy tiêu chuẩn chọn người gồm nhiều mặt cả đức lẫn tài, và không bao giờ xếp đức với tài ngang nhau. Họ vô cùng coi...

Chiếc ngai vàng của hoàng đế triều Nguyễn

Ngai vàng là biểu tượng quyền lực của triều đại. Chiếc ngai của hoàng đế triều Nguyễn do các nghệ nhân tài giỏi bậc nhất thời ấy thiết kế, hội...

Trường làng xưa

Khi đề cập đến việc học trong các thế kỷ trước, người ta thường đề cập đến Quốc Tử Giám hay hệ thống các trường địa phương do nhà nước...

Cầu Kho buổi giao thời và lớp cư dân mới

Sáng 17-2-1859, liên quân Pháp – Tây Ban Nha hạ thành Gia Định. Cùng với Bến Nghé “của tiền tan bọt nước”, Cầu Kho đã thay đổi cả tên đất...

Giải thích ý nghĩa câu “Chó cắn áo rách”

Chó cắn áo rách nghĩa là người nghèo khó (áo rách). Còn bị xui rủi (bị chó cắn) - tương tự như câu đã nghèo còn gặp cái eo vậy...

Khó nhọc là phúc, an nhàn là họa

Trong thời đại vật chất ngày nay, những người giàu có thỏa sức mua sắm, coi an nhàn là chuyện hưởng thụ đương nhiên. Còn những người nghèo khổ thì...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 9

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Loạt ảnh Sài Gòn nhìn từ trên cao năm 1968

Ngắm vẻ lạ mắt của Sài Gòn năm 1968 qua góc nhìn thẳng đứng chụp từ máy bay do quân đội Mỹ thực hiện. Ảnh: Vietnam Center and Archive. Khu...

Hở hang là gì?

Ai cũng có thể biết nghĩa từ "hở", đúng không nào? Nhưng từ trước đến giờ, nhiều người luôn nghĩ "hang" không rõ nghĩa và "hở hang" là một từ...

Nghèo mệnh chứ đừng nghèo tướng?

Cha ông ta xưa nay vẫn thường nói: “Khôn đâu có trẻ, khỏe đâu có già”, những lời của người xưa đều là những lời mang hàm nghĩa thâm sâu...

Gò Thành – Chứng tích nghìn tuổi của vương quốc Phù Nam

Di chỉ khảo cổ học Gò Thành ở Tiền Giang là chứng tích quý giá về nền văn hoá Óc Eo của vương quốc Phù Nam, có niên đại từ...

Hoài niệm về chợ thiệp Sài Gòn xưa

Hồi những năm 1970-1980, Sài Gòn từng có một “chợ” bán thiệp quanh năm nhưng từ khoảng đầu tháng 11 mới trở nên tấp nập, rộn ràng và tươi vui...

Exit mobile version