Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

10 loài vật hầu như không ngủ

Trong khi tê tê, lười… dành rất nhiều thời gian để ngủ thì có nhiều con vật khác lại ngủ rất ít. Dưới đây là top 10 loài vật hầu như không ngủ.

Con Dê Sừng Đầu Tò - Ảnh miễn phí trên Pixabay
Dê rất dễ bị đánh thức nên bạn khó có thể thấy được cảnh chúng ngủ.

10. Dê

Loài vật này khá tỉnh táo kể cả khi ngủ, chỉ cần một tiếng động rất nhỏ cũng có thể đánh thức chúng khỏi giấc ngủ sâu. Vì thế dê chỉ có thể ngủ 5-6 giờ mỗi ngày.

9. Voi

Vào ban ngày, loài vật to lớn này ngủ trưa khoảng 15 phút trong tư thế đứng. Đến tối, khi đã mệt mỏi sau các hoạt động hàng ngày của mình, voi có thể rơi vào một giấc ngủ sâu từ 4-6 giờ.

8. Cừu

Mỗi ngày cừu chỉ ngủ từ 4-5 tiếng. Điều này có thể khiến nhiều người thắc mắc phần lớn thời gian trong ngày chúng làm gì trong khi chúng ta đếm cừu cho dễ ngủ.

7. Bò

Mô hình ngủ của bò gồm nhiều giấc ngủ ngắn trong ngày và ít nhất 1 giờ ngủ sâu với tổng thời gian ngủ khoảng 4 giờ. Loài vật này có thể cảnh giác suốt đêm nếu chúng cảm thấy nguy hiểm.

6. Lừa

Bạn có bao giờ nhìn thấy cảnh lừa ngủ chưa?

Kể từ khi được sử dụng để vận chuyển đồ, lừa di chuyển rất nhiều và chỉ ngủ 3 tiếng mỗi ngày. Chúng rất dễ tỉnh ngủ, vì thế bạn đừng mong đợi có thể nhìn thấy chúng ngủ như thế nào.

5. Hoẵng châu Âu

Xếp thứ 5 chính là hoẵng châu Âu với tổng thời gian ngủ mỗi ngày khoảng 3 giờ. Loài này giữ tỉnh táo mọi lúc để kiếm thức ăn và khám phá môi trường chung quanh chúng.

4. Ngựa

Loài vật này có khả năng ngủ đứng rất tuyệt vời. Mỗi ngày ngựa có nhiều giấc ngủ ngắn chỉ khoảng 15 phút. Vì không đứng bằng cả 4 chân nguyên ngày nên chúng dành thời gian nghỉ ngơi để nằm trên đất chìm vào giấc ngủ sâu. Tổng thời gian ngủ của ngựa trọng một ngày là khoảng 2 tiếng 30 phút.

3. Hươu cao cổ

Bạn có nhận ra rằng rất hiếm khi thấy được hình ảnh hươu cao cổ ngủ? Đó là vì nguyên một ngày chúng chỉ ngủ khoảng 2 giờ. Loài này cũng có nhiều giấc ngủ ngắn khoảng 15 phút.

2. Cá heo và cá voi sát thủ

Những con cá heo cái và cá voi mẹ phải cẩn thận vì con của chúng không ngủ trong suốt 30 ngày đầu đời. Điều này nghe có vẻ điên rồ nhưng những đứa trẻ này luôn tràn đầy năng lượng và thích khám phá môi trường xung quanh.

1. Cá mập

Đứng ở vị trí đầu bảng chính là loài vật nguy hiểm này. Dù ngủ đông hay những lúc nhàn rỗi thì sinh vật bí ẩn này cũng chỉ ngủ nhẹ. Nguyên nhân chính khiến chúng không thể ngủ sâu là vì mỗi khi thở nước đi qua mang của cá mập, và điều này đòi hỏi cơ thể của chúng phải làm việc.

Iris, theo Zoo Zoom

Vua Hùng – Quốc tổ của dân tộc Việt Nam

Với chiều dài 2.622 năm, thời kỳ Hùng Vương đã để lại nền văn hóa đặc sắc với nội hàm thâm sâu cho dân tộc. Đó là một thời kỳ...

Nhìn lại cuộc khởi nghĩa của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

I.Cuộc đời Sinh ra dưới thời Minh Mạng, thuở nhỏ ông có tên là Chơn, từ năm Kỷ Mùi 1859 đổi là '''Lịch''' (Nguyễn Văn Lịch), và cũng từ tên...

Cú pháp tiếng Việt

I. Cú Pháp Cú pháp là phép tắc dùng các tiếng để đặt câu văn cho chỉnh. Cú pháp là linh hồn của ngôn ngữ. Muốn viết văn cho đạt...

Ngoại hình ông già Noel thay đổi thế nào qua từng thời kỳ?

Thế kỷ 13 – 1200 Truyền thuyết về ông già Noel vốn bắt nguồn từ một vị thánh tên là Nicolas, sống ở thế kỷ thứ 4 trong một gia...

Ai đã thiết kế Bưu điện Saigon?

Theo Tim Doling -sử gia UNESCO, nói và viết tiếng Việt, tác giả nhiều sách về lịch sử thành phố Việt Nam- thì chính tài liệu "Hướng dẫn thuyết minh...

Loạt ảnh hiếm có về nữ sinh Đồng Khánh ở Huế năm 1942

Trường Đồng Khánh là ngôi trường của các thiếu nữ con nhà quyền quý ở Huế thời thuộc địa. Nữ sinh Đồng Khánh nổi tiếng về sự quý phái và...

Nguồn gốc câu “Lạy ông tôi ở bụi này”

“Lạy ông tôi ở bụi này” hay “lạy ông con ở bụi này”, “lạy thầy con ở bụi này” là một thành ngữ rất quen thuộc, dùng để nói về...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 22

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem.

Nguồn gốc lâu dài của danh xưng ‘Việt’

Như bạn đọc đã tìm hiểu trong nhiều bài viết trước được chúng tôi thực hiện [1], thì biểu tượng Việt ban đầu là hình tượng chiếc rìu, xuất phát...

Xe kiệu thời Nguyễn

Vua chúa ngày xưa đi lại bằng gì? Đó là câu hỏi mà nhiều du khách thường đặt ra cho hướng dẫn viên du lịch khi họ đến thăm Huế,...

Ngắm nhan sắc Hoàng hậu Nam Phương qua ảnh

Hoàng hậu Nam Phương (1914 – 1963) tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, là vị hoàng hậu cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Lúc sinh...

Cổ Loa – tòa thành cổ nhất của người Việt

Là kinh đô của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 TCN, thành Cổ Loa là tòa thành cổ nhất Việt Nam....

Exit mobile version