Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

5 phát minh mở đầu cho sự thay đổi của thế giới

Khi nghĩ tới những phát minh đã làm thay đổi thế giới chúng ta, có thể bạn sẽ nhớ đến những chiếc xe hơi hay máy bay, hoặc giả bóng đèn điện hay tủ lạnh. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những phát minh ít nổi tiếng hơn, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc định hình sự phát triển của thế giới.

Và bạn biết không, kỷ nguyên công nghệ thông tin làm thay đổi thế giới của chúng ta thực sự bắt đầu từ việc phát minh ra những chiếc khung cửi…

Đầu mũi tên

Con người của thời kỳ đồ đá đã biết cách mài nhọn đầu mũi tên và sử dụng cung tên trong săn bắn. So với gậy hay giáo mác thì cung tên là một bước tiến lớn trong xã hội nguyên thủy, cho thấy kỹ năng săn bắn cũng như việc tổ chức kế hoạch săn bắn của con người đã phức tạp hơn trước. Đầu mũi tên cũng giúp con người có khả năng sinh tồn cao hơn trong các môi trường sống khác nhau.

5 phát minh đánh dấu cho sự thay đổi của thế giới
Đầu mũi tên. (Ảnh qua Google Art & Culture Project)

Văn tự tượng hình

Các văn tự tượng hình trên phiến đất sét có thể coi là hình thức ghi chép văn học và lịch sử cổ xưa nhất của chúng ta. Văn tự cũng đánh dấu sự bắt đầu của nền văn minh nhân loại. Dưới đây là một trong những phiến văn tự cổ, kể về triều đại của vua Nabonidus vào năm 556 cho tới những năm 530 trước Công Nguyên.

Phiến đất sét chứa văn tự tượng hình hơn 2500 năm tuổi. (Ảnh qua Google Art & Culture Project)

Các văn tự tượng hình cho thấy hệ thống chữ viết được sử dụng bởi các nền văn minh xuất hiện sớm nhất, và sự phát triển từ chữ tượng hình cho tới chữ viết ngày nay. Nếu không có những văn tự này, chúng ta sẽ biết cực kỳ ít về những nền văn minh cổ đại. Chúng ta cũng sẽ không biết về bộ Sử thi Lưỡng Hà mang tên Gilgamesh – thiên sử thi đầu tiên trong thế giới văn chương – kể về việc người anh hùng Gilgamesh khuất phục những con quái vật hung ác nhất của thế giới cổ đại.

Đồng hồ trắc tinh

Việc định vị và khám phá thế giới lẽ ra sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu đi đồng hồ trắc tinh, một công cụ được sử dụng để đo lường vị trí của mặt trời và những ngôi sao trên bầu trời. Đồng hồ trắc tinh cho phép con người bước vào hành trình khám phá thế giới, để rồi nhân loại có thể kết nối với nhau như ngày nay.

Đồng hồ trắc tinh. (Ảnh qua Google Art & Culture Project)

Ra đời trước cả la bàn, vào khoảng năm 200 trước Công Nguyên, đồng hồ trắc tinh sau đó được hoàn thiện trong thế giới Hồi giáo vào khoảng năm 800 sau Công Nguyên, và du nhập đến Tây Ban Nha vào thế kỷ thứ 12. Chiếc đồng hồ này được sử dụng như công cụ định vị và khảo sát thiên văn cho tới những năm 1650.

Máy in kinh Thánh Gutenberg

Vào năm 1455 Johann Gutenberg, một thợ rèn, thợ kim hoàn, kiêm thợ in người Đức, đã bắt đầu việc in kinh thánh với số lượng lớn. Cụ thể là gần 180 bản trong vòng 3 năm… Tất nhiên bạn sẽ thấy con số này chẳng có gì đặc biệt, nhưng vào thời bấy giờ thì nó quả là một sự đột phá. Gutenberg đã sử dụng loại máy có thể in nhiều bản của một trang giấy liên tục, tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực in ấn.

Máy in của Gutenberg. (Ảnh qua Pinterest)

Máy in của Gutenberg được cho là phát minh quan trọng nhất trong thiên niên kỷ thứ hai, đánh dấu sự khởi đầu cho kỷ nguyên hiện đại: cách mạng in ấn dẫn tới sự phát triển của thời kỳ Phục Hưng. Nó giúp truyền bá kiến thức và thông tin tới mọi nơi một cách nhanh chóng.

Khung cửi Jacquard

Khung cửi Jacquard lần đầu được giới thiệu vào năm 1801, không chỉ là một hệ thống máy dệt, mà còn là tiền thân của chiếc máy vi tính đầu tiên. Chiếc khung cửi này hoạt động bằng cách cho những phiến đục lỗ vào để thay đổi hoạt động của máy. Từ đó các đường vân của tấm vải được dệt sẽ có hình dáng khác nhau.

Jacquard bên phát minh của mình. (Ảnh qua history-computer.com)

Có thể bạn chưa biết, chiếc máy tính IBM 1944, cũng được xây dựng dựa trên những băng giấy đục lỗ. Vậy là kỷ nguyên máy tính đã bắt đầu từ những chiếc khung cửi!

Nghề thêu ở Văn Lâm

Trải qua nhiều thế kỷ, những tác phẩm thêu thùa luôn gắn liền với hình ảnh người phụ nữ truyền thống. Và trong các làng nghề thêu truyền thống ở...

Những hình ảnh quý giá về tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho

Đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho, tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương ngày nay chỉ còn tồn tại trong ký ức… Đường sắt Sài Gòn – Mỹ...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 1: Thi Hội – Chương hai: Trường thi

Thi Hội là kỳ thi chung cho sĩ nhân toàn quốc nên trường thi Hội bao giờ cũng ở kinh đô. I - TRƯỜNG THI TRƯỚC THỜI NGUYỀN 1- NHÀ...

Những câu chuyện chưa kể về các bang của Ấn Độ

1. ANDHRA PRADESH Hyderabad là thủ phủ của bang Andhra Pradesh, thành phố này đã từng là kinh đô của vương quốc Nizam huyền thoại. Ngôn ngữ ở đây là...

Những hình ảnh thân thương về Sài Gòn năm 1991 – Phần 2

Cùng ngắm những hình ảnh thân thương về Sài Gòn năm 1991 được ghi lại qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe. Những ấn tượng đầu...

Phiêu bồng một Khúc Thụy Du

Đã mấy chục năm qua, bài hát đã thấm vào ký ức của bao thế hệ và mỗi người với góc nhìn, trải nghiệm riêng tư, lại có những lắng...

“Nông cổ mín đàm” tờ báo về kinh tế đầu tiên ở Việt Nam

Nông Cổ Mín Đàm là tờ báo tiếng Việt thứ tư ra đời tại Sài Gòn (sau Gia Định Báo 1865; Thông Loại Khóa Trinh 1888; Phan Yên Báo 1898)....

Câu ‘Nam Mô A Di Đà Phật’ rốt cuộc có ý nghĩa như thế nào?

“Nam Mô A Di Đà Phật” là câu niệm Phật hiệu phổ biến nhất, được nhiều người sử dụng nhất, xuất hiện khắp nơi trong cuộc sống, phim ảnh, truyền...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 5/10 – Giang hồ trong khám Chí Hòa

Sài Gòn, những năm cuối thập niên 1960, đầu 1970. Lúc này, trong trại giam Chí Hoà nhốt một dọc những tay giang hồ nổi tiếng vào thời gian ấy....

Tại sao có Tết Hàn Thực?

Theo phong tục cổ truyền, ngày mồng 3 tháng 3 tức Tết Hàn Thực, ta làm bánh chay. Tết này có xuất xứ từ bên Trung Quốc, làm giỗ ông...

Vua Bảo Đại – Rể Gò Công

Người Gò Công tôn sùng Trương Công Định. Nhưng Trương Công Định không phải là người Gò Công, mà là «Rể Gò Công». Hoàng Đế Bảo Đại cũng là Rể...

Vẻ đẹp mộc mạc và bình dị về Cần Thơ năm 1968-1969

Đây là loạt ảnh đời thường thú vị do cựu binh Mỹ William Ruzin chụp ở Cần Thơ năm 1968 và 1969. Trên bến Ninh Kiều, Cần Thơ năm 1968. Ảnh:...

Exit mobile version