Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

AR và VR khác nhau thế nào?

Hiện nay có hai thuật ngữ đang được sử dụng khá phổ biến là Thực tế ảo (VR) và Thực tế Tăng cường (AR). Vậy bản chất của hai công nghệ VR và AR là gì và chúng khác nhau như thế nào?

Thực tế ảo là gì?

Theo ScienceABC, thực và Ảo vốn là 2 từ mang ý nghĩa trái ngược nhau. Thực tế ảo (VR) sẽ đưa bạn vào một thế giới hoàn toàn ảo do máy tính tạo ra. Nó chuyển bạn từ môi trường với những đồ vật có thật ở xung quanh sang một môi trường ảo, nơi mà bạn thực sự trở thành một phần của nó và tương tác với nó theo những cách khác nhau. Bên cạnh việc tạo ra cho người dùng các trải nghiệm về hình ảnh ảo, công nghệ VR còn tương tác với người qua những giác quan khác như thính giác, khứu giác và xúc giác.

Thực tế tăng cường là gì?


Thực tế tăng cường (AR) là những hình ảnh thực tế trước mắt bạn được “tăng cường” hoặc bổ sung thêm các thông tin ảo.

Thực tế tăng cường (AR) là những hình ảnh thực tế trước mắt bạn được “tăng cường” hoặc bổ sung thêm các thông tin ảo. Nó giúp cho những hình ảnh thực tế trước mắt bạn trở nên phong phú hơn với các hình ảnh ảo. Như vậy nếu như VR là một thế giới hoàn toàn ảo do máy tính tạo ra thì AR lại là thế giới thực ở trước mắt được tăng cường thêm các hình ảnh hoặc thông tin ảo. Game Pokemon Go là một ví dụ của công nghệ AR.

Trải nghiệm VR và AR

Như đã đề cập ở trên VR sẽ đưa bạn từ thế giới thực và đặt bạn vào một thế giới hoàn toàn mới và khác biệt. Khi đeo kính VR vào thì bạn ngay lập tức sẽ được chuyển tới những địa điểm kỳ lạ nhất trên thế giới hoặc những nơi mà chỉ xuất hiện trong truyện cổ tích. Người dùng sẽ bị đắm chìm ngay vào những khung cảnh ảo hiển hiện trước mắt mà không liên quan gì đến những tiếng ồn hoặc chướng ngại từ thế giới thực. Khi đeo kính VR vào thì người dùng hoàn toàn bị tách khỏi thế giới thực.

AR sẽ kết hợp những gì mà bạn nhìn thấy và cảm nhận ở thế giới thực. Nó sẽ bổ sung các lớp thông tin theo yêu cầu nhằm hỗ trợ nhận thức của người dùng. Nếu bạn đã từng xem phim Iron Man (Người Sắt), bạn sẽ thấy khi Người Sắt nhìn vào bất cứ đồ vật hay con người nào, kính AR trên mũ anh ta sẽ hiển thị thêm các thông tin về đồ vật hay con người đó. Khái niệm AR còn được sử dụng ở nhiều bộ phim khác, chẳng hạn như là Minority Report, Wall-E, Avatar… Không giống như VR, AR đảm bảo cho bạn vẫn nhận thức được môi trường thực xung quanh trong lúc tương tác với những lớp thông tin ảo trên màn hình.

Kính VR và AR

VR và AR là hai công nghệ khác nhau, vì thế chúng sẽ hoạt động trên các loại kính riêng. Kính VR sẽ không dùng được cho AR và ngược lại.

Loại kính VR nổi tiếng nhất trên thị trường là Oculus Rift. Khi đeo kính, nó sẽ phủ toàn bộ mắt và tai bạn. Kính có độ phân giải 1080 x 1200 mỗi bên mắt, cho một góc nhìn rộng khi người dùng đeo kính. Một số loại kính hỗ trợ VR khác như Google Cardboard, Samsung Gear, HTC Vive và Sony Project Morpheus.

Loại kính AR thông dụng nhất là Hololens. Đây là một sản phẩm của hãng Microsoft. Nó có hình dáng như một chiếc mũ lưỡi trai bỏ đi phần chóp mũ. Phần kính của Hololens được gắn với một miếng đệm đeo đầu có thể tùy chỉnh để đeo vừa đầu bất kỳ ai. Hololens cho phép đặt trực tiếp các hình ảnh ảo lên không gian và tương tác trực tiếp với chúng. Hololens được trang bị cảm biến để nhận dạng cử chỉ ngón tay, từ đó tạo ra các hình ảnh mà người dùng có thể quan sát.

Những nhược điểm cần khắc phục của VR và AR

Trong khi cả VR và AR đều tạo ra một cái nhìn khác biệt về thế giới cho người dùng, những công nghệ này vẫn tồn tại một vài nhược điểm cần phải khắc phục.


Hai công nghệ trên sẽ còn phát triển đến đâu trong tương lai hoàn toàn phụ thuộc vào người dùng.

Đối với VR, vì bản chất của VR là đưa người dùng đến một thế giới mô phỏng, nên nếu người dùng tiếp xúc nhiều với VR họ sẽ mắc hội chứng mô phỏng. Có những người đeo kính VR và xem một đoạn video đi tàu lượn, khi tháo kính ra họ có cảm giác say xe. Ngoài ra, để sử dụng được VR, người dùng cần đeo nó trong môi trường có kiểm soát, giám sát. Kính VR hiện tại chưa được thu gọn ở một kích thước đủ nhỏ để bạn có thể đặt trong ví và mang đi khắp nơi.

Đối với AR, những hình ảnh ảo do nó tạo ra nhỏ hơn nhiều so với VR. Và cũng giống như VR, nó cũng có nhược điểm riêng. Do là một thiết bị công nghệ đeo đầu, nó cần phải có kiểu dáng thời trang hơn để được xã hội chấp nhận. Trên thực tế, lý do chính khiến cho người dùng thờ ơ với Google Glass là do nó thiếu tính thẩm mỹ.

Tóm lại, giống như tên gọi của nó, cả VR và AR đều gắn với “thực tế”. VR thì chuyển bạn sang một dạng thực tế khác, trong khi AR bổ sung thêm thông tin cho thực tế xung quanh. Tuy nhiên, hai công nghệ trên sẽ còn phát triển đến đâu trong tương lai hoàn toàn phụ thuộc vào người dùng. Để lựa chọn công nghệ nào, bạn chỉ cần trả lời câu hỏi về sự thuận tiện, sự sẵn sàng của các thiết bị hậu cần, cũng như mong muốn của bạn được đắm chìm vào một thế giới hoàn toàn khác biệt hay đơn giản chỉ là bổ sung thế giới hiện có. Hãy chọn lựa một cách khôn ngoan!

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 5/10 – Giang hồ trong khám Chí Hòa

Sài Gòn, những năm cuối thập niên 1960, đầu 1970. Lúc này, trong trại giam Chí Hoà nhốt một dọc những tay giang hồ nổi tiếng vào thời gian ấy....

Khi ‘thượng đế’ Việt hành xử vô văn hóa

Quan niệm “Khách hàng là thượng đế” dành cho giới sản xuất, kinh doanh ở phương Tây khi vào Việt Nam đã bị hiểu có phần sai lệch. Một người...

Chữ “Kim” trong tiệm vàng

Chữ Kim ở các tiệm vàng. Trước 1975 ở miền Nam, tên tiệm vàng nào cũng có chữ “Kim”. Nó bắt nguồn từ một thương hiệu vàng nổi tiếng ở Việt Nam...

Phạm Quỳnh – Người nặng lòng với nhà và canh tân văn hóa

Phạm Quỳnh được coi là người đi tiên phong trong việc dùng tiếng Việt để viết lý luận. Dương Quảng Hàm đánh giá các công trình của ông là đã "luyện cho...

Bảng đối chiếu tên đường phố Sài Gòn thời Pháp thuộc, VNCH và hiện tại

Sau năm 1975, khoảng gần 1/3 tên đường của Sài Gòn cũ đã được thay đổi… Stt Thời thuộc Pháp  Thời VNCH Hiện tại 1. Boulevard Bonard Lê Lợi Lê...

Dấu ấn của kiến trúc thuộc địa trong bản sắc đô thị Huế

So với các đô thị lớn, kiến trúc thuộc địa tại Huế ít về số lượng, nhỏ về quy mô, và kém cầu kì trong trang trí. Vậy nên quan...

Nguồn gốc nhà thờ Cha Tam

Vào năm 1898, Đức Cha Jean Dépierre (Đễ, 1895-1899), Giám Mục Sài Gòn, thấy rằng họ đạo người Hoa mỗi ngày một suy giảm, từ 100 người giảm còn khoảng...

Hành Trình Dài 500 Năm Của Cây Bút Chì

Không chỉ là dụng cụ học tập ngay từ thuở chập chững tới trường mà bút chì còn là công cụ thường ngày của các kiến trúc sư, các nhà...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 3: Chương 1 – Nhật kỳ – Lễ Ðiểm danh Trích

Nhật kỳ vào thi của mỗi trường do triều đình ấn định từ trước, cách nhau bao nhiêu ngày tùy ở số học trò đông hay thưa. Mục đích là...

Xứ Đông Dương năm 1944 qua sách ảnh của Mỹ

Bãi biển Đồ Sơn nhìn từ máy bay, chùa Wat Xieng Thong ở Lào, các vũ công biểu diễn ở đền Angkor của Campuchia… là loạt ảnh quý về xứ...

Hương xưa bồ kết

Khi nói về vẻ đẹp bên ngoài của phụ nữ, người xưa có câu “Cái răng cái tóc là góc con người”. Hàng trăm năm trước, đối với phụ nữ...

Suy ngẫm về lời khen và sự giả dối của con người

Có người nói ngọt như rót mật vào tai, nhưng hàm ẩn châm chọc mỉa mai. Để đạt mục đích họ nói lời đường mật nhưng không thật tâm, âm...

Exit mobile version