Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chuồn chuồn – Nhà vô địch bay xa trong giới côn trùng

Tạp chí khoa học Plos One khẳng định rằng loài bướm nổi tiếng Danaus plexippus phải nhường danh hiệu vô địch về bay xa trong thế giới côn trùng cho nhà tân vô địch là loài chuồn chuồn Pantala flavescens.

Trong các đợt di cư hằng năm, bướm Danaus plexippus vượt qua chặng đường tới 8.000km, tưởng đã là nhà vô địch bay đường trường trong các loại côn trùng, nhưng theo những số liệu mới nhất thì chuồn chuồn Pantala flavescens còn di chuyển tới 14.000-18.000km.


Chuồn chuồn Pantala flavescens.

Pantala flavescens với vẻ ngoài bé nhỏ, thân dài không quá 4cm từ lâu đã được phong là loài chuồn chuồn phổ biến nhất trên thế giới. Chúng sống ở phần lớn các vùng châu Phi và Trung Mỹ, miền Đông nước Mỹ, phần lớn lãnh thổ châu Á, châu Úc. Người ta thấy chúng bay trên các đảo xa xôi của Thái Bình Dương, chúng là loài chuồn chuồn duy nhất trên đảo Phục Sinh. Cũng có khi chúng có mặt ở Nam Âu mặc dù các đợt gió khô rang từ sa mạc Sahara có gây trở ngại cho chúng trên đường bay.

Các nhà khoa học từng nêu giả thiết rằng Pantala flavescens là loài đại diện cho quần thể chuồn chuồn thống nhất sống đông đảo trên phần lớn diện tích Trái đất. Một công trình nghiên cứu di truyền mới đây đã khẳng định giả thiết đó. Các nhà khoa học đã phân tích các hệ gene của chuồn chuồn bắt được ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ, châu Á và phát hiện ngay cả những con sống ở những vùng cách xa nhau như Texas (Mỹ) và Ấn Độ cũng có hệ gene giống nhau đến kinh ngạc. Điều đó có nghĩa chuồn chuồn phải vượt những chặng đường khá xa để tìm bạn tình giao phối.

Trước đây, các nhà khoa học đã biết đến “máu lãng du” của loài chuồn chuồn Pantala flavescens khi chúng tập hợp lại thành những đàn đông đặc, nương theo chiều những cơn gió ẩm nóng để bay xa. Ở nhiều nước vùng Ấn Độ Dương, chuồn chuồn xuất hiện vào mùa mưa. Theo tính toán của các nhà khoa học, có đám chuồn chuồn bay di cư dầy đặc rộng tới 32km2. Các tác giả của công trình nghiên cứu này muốn theo dõi những tuyến di cư của chuồn chuồn Pantala flavescens, nhưng hiện chưa tìm ra cách thức bởi những thiết bị hiện đại dùng để theo dõi động vật di cư quá cồng kềnh đối với những con chuồn chuồn bé nhỏ.

Nhìn lại một thời Quốc văn giáo khoa thư

Câu chuyện về sách giáo khoa cho trẻ vẫn còn dài dài, vì đó là một vấn nạn lâu năm chưa được giải quyết rốt ráo. Chợt nhớ đến bài...

Tượng đài trước năm 1975 ở Sài Gòn

Nơi đặt tượng Trần Hưng Đạo, Phù Đổng Thiên Vương, An Dương Vương hay Trần Nguyên Hãn là những địa điểm quen thuộc với người dân Sài Gòn. Mỗi tượng...

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (4/7) – Chương III. – Nghiên cứu hóa sinh – giá trị thực phẩm của nước mắm

“Sự phong phú về đạm toàn phần hoặc tốt hơn về đạm hữu cơ tạo ra giá trị thực phẩm của một loại nước mắm và, do đó, làm nên...

Đá Gà – Thú vui lâu đời của người Việt

Kê kinh là một quyển sách rất cổ của người Hán, vẫn còn được lưu truyền tới ngày nay ở nhiều nước, trong đó có VN. Tuy nhiên, nội dung...

Giọng Nói Người Sài Gòn

Giọng nói người Sài Gòn không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh, cái giọng Sài...

Đám cưới ở Quảng Trị năm 1969

Hình ảnh đặc sắc về một đám cưới ở Quảng Trị năm 1969 do Jim Ritter, một sĩ quan thuỷ quân lục chiến Mỹ ghi lại. Những bức ảnh tôi còn...

Phan Khôi và cuộc thi quốc sử của báo Thần Chung, Sài Gòn 1929

Đề tài nêu trong bài này là một phần việc mà tôi đã tạm gác lại khi biên soạn để công bố sưu tập Phan Khôi – Tác phẩm đăng...

Gia Long – Nguyễn Phúc Ánh – Vị vua khai lập triều Nguyễn

Gia Long (chữ Hán: 嘉隆; 8 tháng 2 năm 1762 – 3 tháng 2 năm 1820), húy là Nguyễn Phúc Ánh (阮福暎), thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh (阮暎), là vị hoàng đế đã...

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (2/7) – Chương I – Lịch sử

Cha Legrand-de-la-Liraye viết ngày 25.10.1869: “Nước mắm thường không được tất cả người châu Âu đến xứ này ưa thích. Sau một thời gian sống giữa những người dân nghèo...

Vị trí nào cho nhà Triệu trong lịch sử Việt Nam?

Nguồn gốc dân tộc Việt Nam là một vấn đề lý thú, ẩn chứa nhiều bí ẩn rất thú vị chờ chúng ta tìm hiểu và làm sáng tỏ. Trong...

Thú vị đèn đường Sài Gòn xưa

Ngày xưa khi chưa có điện, Saigon dùng dầu phộng, dầu dừa, dầu mù u, mỡ heo thắng để đốt đèn đường…Năm 1870 dầu hỏa được dùng làm nhiên liệu để thắp...

Những trùm tài phiệt “đến từ hư không” làm khuynh đảo nước Nga – Kỳ 3: Đòn rắn của Putin

Với tính cách lạnh lùng và quyết đoán, Putin đã đưa nước Nga ra khỏi vòng kiểm soát của các tài phiệt. Cuối năm 1999, Boris Yeltsin tuyên bố từ...

Exit mobile version