Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hóa thạch kỳ giông 167 triệu năm tuổi

Các nhà khoa học tìm thấy hóa thạch kỳ giông cổ xưa nhất thế giới trong một mỏ đá ở Siberia.

Minh họa kỳ giông cổ xưa . Ảnh: Fox News.

Minh họa kỳ giông cổ xưa sống dưới nước. Ảnh: Fox News.

4 hóa thạch xương sống của kỳ giông, trong đó có đốt sống cổ đầu tiên với nhiệm vụ nâng đỡ hộp sọ, được khai quật tại mỏ đá Berezovsky, Siberia, Fox News hôm nay đưa tin. Mỏ đá này cũng lưu giữ vết tích của nhiều sinh vật tiền sử khác như khủng long, cá, bò sát và động vật có vú.

Kỳ giông mới phát hiện được đặt tên là Egoria malashichev, dài khoảng 20 cm. Nó có thể từng bơi cùng các sinh vật biển như cá mập, thằn lằn biển và bọ cạp khổng lồ.

Nhóm nhà khoa học dựng hình ảnh 3D các đoạn xương của kỳ giông. Ảnh: Fox News.

Nhóm nhà khoa học dựng hình ảnh 3D các đoạn xương của kỳ giông. Ảnh: Fox News.

“Dựa vào thông tin từ hóa thạch, kỳ giông xuất hiện lần đầu vào giữa kỷ Jura, bao gồm đại diện của cả những loài kỳ giông ngày nay và những loài nguyên thủy nhất”, Pavel Skutschas, tác giả chính của cuộc nghiên cứu, giáo sư sinh vật học tại Đại học St Petersburg, cho biết.

“Khi mới xuất hiện, kỳ giông cố gắng chiếm giữ các vị trí khác nhau trong hệ sinh thái. Vì thế, kỳ giông nguyên thủy sống ở những vùng nước lớn, trong khi những loài gần với kỳ giông ngày nay lại sống trong những vùng nước nhỏ. Loài kỳ giông mới phát hiện ở vị trí giữa, dù về mặt hình thái, nó gần với loài nguyên thủy hơn”, Skutschas giải thích.

Việc phát hiện đốt sống cổ đầu tiên vô cùng quan trọng. Nó cho phép các nhà khoa học nhận diện được loài mới với thông tin đặc trưng, riêng biệt. Họ cũng tìm thấy một số loài kỳ giông khác tại mỏ đá Berezovsky, trong đó có kỳ giông Urupia monstrosa dài khoảng 60 cm, sống cách đây 165 triệu năm.

Egoria malashichev và Urupia monstrosa có thể thuộc cùng một chi, nhưng nhóm chuyên gia vẫn cần nghiên cứu thêm. “Mùa xuân tới, các đồng nghiệp của chúng tôi ở Anh sẽ đến St Petersburg để nghiên cứu các mẫu vật. Có thể chúng tôi sẽ phát hiện hai loài kỳ giông này từng có khu vực sinh sống rất rộng, trải khắp châu Âu và châu Á”, Skutschas cho biết.

Các món ăn ngon ở Đakao

Nói về văn hóa mà không nói đến các món ăn thì có phần thiếu sót, vì ăn uống cũng là một phần khá quan trọng trong đời sống văn...

Thủy Xá và Hỏa Xá – 2 nước chư hầu của nhà Nguyễn

Nói đến nước Thủy Xá (水 舍) và Hỏa Xá (火 舍) chắc không mấy ai biết hai nước này ở đâu, đời sống văn hóa thế nào và có...

Thử tìm một định nghĩa thế nào là người học thức?

Lễ Ký có nói: “Ngọc bất trác, bất thành khí; nhân bất học, bất tri lý”. Có người dịch như vầy: “Ngọc chẳng mài, chẳng ra chi. Người mà chẳng...

Phong tục Tết Đoan Ngọ Việt Nam

Truyền thống Việt Nam đã để lại cho hậu thế nhiều di sản văn hóa độc đáo, trong đó có các phong tục truyền thống. Tết Đoan ngọ là một...

Con trâu và người dân quê Việt Nam

"Ai bảo chăn trâu là khổ? Không, chăn trâu sướng lắm chứ..." (Quốc văn giáo khoa thư) Với trẻ em thôn quê, có con vật nào gần gũi, thân thiết...

Nửa thế kỷ tình khúc “love story”

Love Story là tên của một tác phẩm văn học; đồng thời cũng là tên của một bộ phim rất thịnh hành và là tên nhạc khúc rất nổi tiếng...

Người nhẫn nhịn mới có thể làm việc lớn

Trong “Nhẫn Kinh” viết: “Người có thể làm Tể tướng là dựa vào tài năng của họ, người ấy có thể làm đại thần ở chốn triều đình là bởi vì...

Người có tài mà không có đức thì giống như nhà không có chủ

Cổ nhân luôn luôn lấy tiêu chuẩn chọn người gồm nhiều mặt cả đức lẫn tài, và không bao giờ xếp đức với tài ngang nhau. Họ vô cùng coi...

Thú thê bất thú ngưỡng đầu nữ, giá hán bất giá đê đầu hán

Người xưa có câu: “Thú thê bất thú ngưỡng đầu nữ, giá hán bất giá đê đầu hán”, nghĩa là: Chọn vợ, không chọn gái ngẩng đầu – Lấy chồng,...

1.001 kiểu quảng cáo ấn tượng của người Sài Gòn xưa

Không hào nhoáng như các quảng cáo ngày nay, người Sài Gòn xưa quảng cáo thương hiệu của họ một cách đơn giản nhưng lại vô cùng ấn tượng.  Từ...

100 chân lý bất biến của cuộc đời

Trong cuộc sống, có những chân lý tưởng chừng đơn giản, nhưng không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu rồi nhưng không phải ai cũng thực hành theo được. Giá...

Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc?

Tiếng ta còn thì nước ta còn! Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm: 1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân...

Exit mobile version