Dân Sài Gòn xưa lưu truyền câu “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định” để nói về bốn người giàu nhất “Hòn ngọc Viễn Đông”. “Nhì Phương” chính là ông Đỗ Hữu Phương (1841 – 1914) hay Tổng đốc Phương.
Hình ảnh ông Đỗ Hữu Phương – Tổng đốc Phương – thời trẻ in trên một cuốn sách xuất bản năm 1880. Đỗ Hữu Phương sinh cuối tháng 6/1841 tại Chợ Đũi (Sài Gòn), có cha là Bá hộ Khiêm, một người giàu có tiếng Sài Gòn xưa. Ảnh tư liệu.
Tranh vẽ Tổng đốc Phương in trên một ấn phẩm xuất bản năm 1884. Sự nghiệp quan trường của Đỗ Hữu Phương bắt đầu năm 1865, khi ông được cử làm hộ trưởng Chợ Lớn. Năm 1872, ông được chỉ định làm hội viên Hội đồng thành phố Chợ Lớn. Ảnh tư liệu.
Hình ảnh Tổng đốc Phương in trên một ấn phẩm xuất bản năm 1894. Năm 1879, ông Phương làm phụ tá cho thị trưởng Chợ Lớn là Antony Landes. Do các mối quan hệ làm ăn với người Hoa, ông giàu lên rất nhanh từ giai đoạn này. Ảnh tư liệu.
Hình ảnh Tổng đốc Phương trên một bưu thiếp Pháp xưa. Vào giai đoạn đỉnh cao sự nghiệp, uy thế ông lên cao đến mức quan Toàn quyền Paul Doumer khi vào Nam còn ghé nhà ông ăn uống. Ảnh tư liệu.
Dinh thự của Tổng đốc Phương ở Chợ Lớn. Vị trí ngôi nhà nằm trên đường Châu Văn Liêm ở quận 5 TP HCM ngày nay. Ảnh tư liệu.
Một góc nhìn khác về dinh Tổng đốc Phương. Ảnh tư liệu.
Chi tiết kiến trúc kiểu phương Tây mặt tiền dinh thự. Ảnh tư liệu.
Phía sau dinh thự kiểu Tây là một khu nhà trang trí các mô típ Trung Hoa. Ông Đỗ Hữu Phương là người gốc Hoa. Ảnh tư liệu.
Cận cảnh khu nhà Trung Hoa trong khu tư dinh của Tổng đốc Phương. Ảnh tư liệu.
Nội thất bên trong ngôi nhà. Ảnh tư liệu.