Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Khám phá cơ chế tự phòng chữa bệnh của cơ thể

Trong suốt chiều dài lịch sử, loài người đã từng trải qua nhiều loại bệnh dịch khác nhau. Cơ thể con người sở hữu hệ thống miễn dịch, có khả năng chiến đấu với bệnh tật và tự chữa lành vết thương là một trong những bí ẩn và tuyệt tác của thiên nhiên. Trong thời điểm hiện nay, khi cả thế giới phải đương đầu với một loại bệnh dịch mới chưa có thuốc điều trị, thì hơn bao giờ hết, cần hiểu và nâng cao khả năng tự bảo vệ của cơ thể.


Tranh: Purdue Univeristy.
Khi cơ thể con người bị ốm hoặc bị thương, một mạng lưới rộng lớn và phức tạp của các tế bào, protein điều hòa và các gene chuyên dụng lập tức hình thành cơ chế phòng vệ trong cơ thể, nỗ lực triệt hạ những vi khuẩn xâm nhập hoặc tấn công những khối u đang phát triển.
Trong lịch sử cũng không hiếm những trường hợp cả một cộng đồng xã hội bị điêu đứng, thậm chí lịch sử văn hóa bị định hình lại chỉ vì một loại vi khuẩn lạ mà cơ thể người chưa kịp dựng bức tường đề kháng này. Chẳng hạn, nghiên cứu người Aztec mới đây cho thấy, trong đường ruột của cư dân này có chứa một chủng lạ của khuẩn Salmonella có thể gây ra những cơn sốt qua đường ruột – một loại vi khuẩn mà người châu Mỹ bản địa chưa bao giờ tiếp xúc cho đến khi những người từ châu Âu đặt chân lên lục địa của họ. Hệ miễn dịch của người Aztec chưa học được cách chống lại loài vi khuẩn hiểm ác đó.
Chính vì thế mà ngày nay, hệ miễn dịch đang là một trong những lĩnh vực nghiên cứu thu hút được sự chú ý và tài trợ nhiều nhất trong Y học.
Trong cuốn sách “Hệ miễn dịch – Khám phá cơ chế tự phòng chữa bệnh của cơ thể người”, nhà miễn dịch học Daniel M.Davis đã ví von rằng, nghiên cứu hệ miễn dịch trong cơ thể con người cũng giống như nghiên cứu những vì sao và ngân hà trong vũ trụ. Tác giả đưa cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về bức tranh rộng lớn của hệ miễn dịch, cùng những câu chuyện về hành trình khám phá ra những mảnh ghép của bức tranh ấy.

Hành trình khám phá đi từ những phát kiến kéo dài nhiều thập kỷ của các nhà khoa học tiên phong, từ những thí nghiệm đầu tiên về vắc xin tiêm chủng bệnh đậu mùa vào những năm 1720, cho đến những tiến triển vượt trội trong lĩnh vực điều trị ung thư bằng hệ miễn dịch. Việc nghiền ngẫm cuốn sách này sẽ giúp chúng ta có những khái niệm đầu tiên về sự phức tạp của “vũ trụ hệ miễn dịch” bên trong ta.

Cuốn sách được chia ra làm hai phần:
Phần đầu tiên giải thích những khái niệm cơ bản về sức đề kháng, hành trình khám phá các tế bào cùng các cơ chế phức tạp trong hệ miễn dịch. Phần thứ hai bàn về những nghiên cứu hiện đại về việc những tác nhân khác nhau ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
Tác giả chỉ ra nhiều điều đáng chú ý rằng: cơ thể có khả năng chống lại bệnh tật là liên tục thay đổi. Sức mạnh của hệ miễn dịch lúc tăng lúc giảm, bị ảnh hưởng bởi sự căng thẳng, tuổi già, thời gian trong ngày và trạng thái thần kinh. Hệ miễn dịch cũng thay đổi liên tục, chẳng hạn, số lượng tế bào miễn dịch trong máu có xu hướng đạt đến đỉnh điểm vào buổi tối và ở mức thấp nhất vào buổi sáng.
Cuốn sách cũng chỉ ra cách chiến đấu với bệnh tật một cách hiệu quả hơn thông qua những câu hỏi rất đơn giản nhưng cốt lõi như: Hàng ngày chúng ta ăn vào rất nhiều thành phần “ngoại nhập”, nhưng làm sao cơ thể tự nhận biết được thứ gì là tốt, thứ gì có hại cho? stress ảnh hưởng đến cách cơ thể phòng vệ cũng như việc tươi cười tương tác thế nào đến sức đề kháng như thế nào?
Tác giả cũng chia sẻ những tiên đoán về tương lai của ngành trị liệu bằng hệ miễn dịch và nhận định việc hiểu rõ hơn về hệ miễn dịch có thể ảnh hưởng đến ngành dược trong tương lai, đặc biệt trong cuộc chiến chống lại bệnh ung thư và các căn bệnh được gây ra do các phản ứng miễn dịch bất thường như thấp khớp.
Cuốn sách còn nhắc đến một mối đe dọa có thật mà chúng ta phải đối mặt: với tình hình biến đổi khí hậu, những di cốt mang mầm bệnh đã bị đóng băng trong quá khứ sẽ thoát ra ngoài lớp băng vĩnh cửu.
Hơn hết, giờ đây chúng ta nên dành thời gian để hiểu rõ hơn về những hàng rào bảo vệ mà tiến hóa đã cung cấp cho chúng ta, bởi vì cuộc chiến chống lại bệnh tật là liên tục. “Hệ miễn dịch” là một cẩm nang chỉ dẫn xứng đáng như vậy cho loài người.

Daniel M. Davis (sinh năm 1970) là Giáo sư ngành miễn dịch học tại Đại học Manchester, Anh. Bằng việc sử dụng kính hiển vi để nghiên cứu sinh học tế bào miễn dịch, ông đã giúp tìm hiểu cách các tế bào miễn dịch tương tác với nhau như thế nào. Cuốn sách “Hệ miễn dịch: Khám phá cơ chế tự phòng chữa bệnh của cơ thể người” từng được đề cử cho giải thưởng sách khoa học năm 2018 của Hiệp hội Hoàng gia London. Một cuốn sách khác của ông là Gen tương hợp (The Compatibility Gene) cũng nhận được sự đánh giá cao từ đông đảo độc giả.
Sách được nhà xuất bản Dân Trí và Omega Plus ấn hành. Dịch giả: Trương Duy Hiệu, Trần Tuấn Hiệp.

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Chương 3 – Sách học

Sách học phần nhiều là sách của Trung quốc, còn sách do người Nam soạn thường chỉ là loại vỡ lòng, Nam sử, hay chú giải kinh điển của thánh...

Những công dụng thần kỳ của Coca mà bạn chưa chắc là đã biết

Coca Cola vốn là loại nước giải khát được yêu thích nhất nhì thế giới. Từ già tới trẻ, từ mẹ bỉm sữa tới thanh niên F.A, ai cũng mê...

Về Ca Khúc ‘Thư Ngoài Biên Trấn’ (Lời Tình Viết Vội) Của Nhạc Sĩ Giao Tiên

  “Bao năm xuôi ngược khắp miền hành quân ngày đêm Gian lao nhưng lòng vẫn nặng tình yêu núi sông Cho nên nhiều khi biết người yêu nhớ trang...

Vua Hùng – Quốc tổ của dân tộc Việt Nam

Với chiều dài 2.622 năm, thời kỳ Hùng Vương đã để lại nền văn hóa đặc sắc với nội hàm thâm sâu cho dân tộc. Đó là một thời kỳ...

Bộ ảnh màu về Việt Nam 1991-1993

Là một giáo viên, nhưng Hans-Peter Grump lại thường đi du lịch khắp thế giới để trải nghiệm cuộc sống ở các nước khác nhau và  khám phá những vùng đất...

Thái Bình cổ lục liệt truyện

Đôi lời bộc bạch: Người góp nhặt năng nhặt chặt bị sử phẩm, giai thoại, dữ kiện, tài liệu trong sách vở, trên mạng lưới, cũng như tư liệu qua...

Sài Gòn 1967 sinh động và đầy sắc màu

Dưới góc nhìn của Bill Mullin – một nhân viên chính phủ Mỹ, Sài Gòn năm 1967 hiện lên như một thành phố sinh động và đầy sắc màu. Đại...

Bách Việt và nguồn gốc của ngữ tộc Nam Đảo

Trích yếu:“Ngữ tộc Nam Đảo” là nhóm dân tộc xuyên biên giới quan trọng nhất ở châu Á-Thái Bình Dương, trong nghiên cứu về nguồn gốc của “Ngữ tộc Nam...

Ruộng hương hỏa có ý nghĩa gì?

"Ruộng hương hoả " là ruộng dành riêng giao cho tộc trưởng lo việc phụng thờ hương khói cho cha ông, tổ tiên. Ruộng hương hoả lưu truyền từ đời...

Bí ẩn ‘nhẫn cưới’ tại một số quốc gia trên thế giới

Nhẫn cưới thì ở đâu cũng cần phải có trong tất cả các buổi hôn lễ trên thế giới. Nhẫn cưới là tượng trưng cho sự gắn kết, sự vĩnh cửu bên...

Đôi điều về nghi thức Lên đồng của người Việt

Tuỳ theo từng nơi, từng lúc, người ta gọi là Lên đồng, Hầu đồng hay Hầu bóng… một hiện tượng nghi lễ còn chứa đựng không ít điều “bí ẩn”,...

Cáo chết ba năm quay đầu về núi

Theo học giả An Chi: “Câu này bắt nguồn ở thành ngữ tiếng Hán “hồ tử thú khâu” [狐死首丘] (cáo chết hướng [về] gò), thường nói tắt thành “thú khâu”...

Exit mobile version