Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Khám phá trực thăng siêu tốc của Mỹ

Với Sikorsky S-97, người Mỹ sẽ tiếp tục là quốc gia thống trị công nghệ chế tạo trực thăng tương lai tuy nhiên ngay sau họ vẫn là người Nga.


Chuyến bay thử nghiệm lần đầu tiên của chiếc trực thăng Sikorsky S-97 được thực hiện vào ngày 22/5/2015. Mặc dù vẫn đang nằm trong giai đoạn phát triển nhưng đây đã dược coi là một trong những chiếc trực thăng có tốc độ nhanh nhất thế giới. Nguồn ảnh: Chive.

Nếu Sikorsky S-97 được gia nhập biên chế quân đội Mỹ thì đây cũng sẽ là chiếc trực thăng sử dụng cơ cấu cánh quạt đồng trục đầu tiên của quốc gia này. Tính tới thời điểm hiện tại, đã có tổng cộng 3 chiếc Sikorsky S-97 bản thử nghiệm được ra đời. Nguồn ảnh: Raider.

Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên Mỹ chế tạo ra một trực thăng đồng trục, tuy nhiên tất cả các phiên bản trực thăng đồng trục trước đây từng được Mỹ chế tạo đều mắc phải nhiều vấn đề kỹ thuật như rung lắc quá lớn, tiêu hao nhiên liệu và sự phức tạp trong quá trình điều khiển khiến các ý tưởng trước đó của họ không thể được hiện thực hóa. Nguồn ảnh: Raider.

Theo thiết kế của những loại máy bay đồng trục thông thường, do sở hữu hai cánh quạt đồng trục quay theo hai chiều khác nhau nên lực vặn xoắn sẽ tự bị hai cánh quạt tiêu hao hết, dẫn tới việc kiểu thiết kế trực thăng này không cần tới cánh phụ ở đuôi máy bay để kiểm soát tốc độ quay trong quá trình bay. Nguồn ảnh: Youtube.

Tuy vậy, Sikorsky S-97 vẫn sở hữu một cánh quạt đuôi và cánh quạt này có hình dáng cấu tạo cũng như công năng khác hoàn toàn so với các loại cánh quạt đuôi khác trên những chiếc trực thăng thông thường. Nguồn ảnh: Youtube.

Cụ thể, ở tốc độ thấp, Sikorsky S-97 sẽ di chuyển bằng lực đẩy được lấy từ độ nghiên của cánh quạt chính. Tuy nhiên khi tăng tốc độ bay, lực đẩy của chiếc trực thăng này sẽ được lấy từ cánh quạt đuôi theo chiều hướng từ trước ra sau. Điều này cũng lý giải tại sao Sikorsky S-97 lại có cánh đuôi rất to, tác dụng chính của cánh đuôi này là hoạt động như cánh của các loại máy bay cánh bằng, cho phép điều khiển đuôi của S-97 lên-xuống khi bay ở tốc độ cao. Nguồn ảnh: Arm.

Phi hành đoàn của trực thăng S-97 bao gồm 2 phi công, chiếc trực thăng này hiện giờ có sức chứa khoảng 6 người. Tổng chiều dài của Sikorsky S-97 vào khoảng 11 mét, trực thăng có trọng lượng rỗng 4 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa là 4,99 tấn. Nguồn ảnh: Youtube.

Đôi cánh đuôi cho phép Sikorsky S-97 bay với tốc độ tối đa lên tới 407 km/h khi đầy đủ tải trọng. Tốc độ giới hạn mà Sikorsky S-97 có thể đạt được là 444 km/h, vượt quá tốc độ này, phi công sẽ mất khả năng kiểm soát chiếc trực thăng này và có nguy cơ bị vặn xoắn đến vỡ tan ngay lập tức. Nguồn ảnh: Chive.

Hiện tại vẫn chưa rõ khi nào thì Sikorsky S-97 sẽ được ra mắt chính thức. Toàn bộ quá trình nghiên cứu S-97 đã tốn tới 200 triệu USD và mỗi chiếc Sikorsky S-97 bản thử nghiệm có giá trị vào khoảng 15 triệu USD. Nguồn ảnh: Desert.

Câu chuyện chè Thưng

Chè thưng coi ngọt ngào vậy mà lại là món “khó ăn” nhứt cho tôi, trước do cái tên bí hiểm, sau vì quá khứ đầy bí ẩn của nó....

Thái Hiền – Tiếng hát ấp ủ những mộng lành

Người ta lắng nghe Thái Hiền vì cô không hẳn đang trình diễn mà là đang kể chuyện, kể giản đơn nhưng tinh tế, không kiểu cách mà là những...

Chùm mòi món ngon niềm nhớ

Sài Gòn trái cây ngoại nhập chẳng thiếu thứ gì, vậy mà thứ mình nhớ và ăn ngon lành lại là những cây trái từ miền núi rừng kia. Ngày...

Những hình ảnh khó quên về đời thường ở Sài Gòn năm 1970

Cùng xem những hình ảnh rất sống động về Sài Gòn năm 1970 được ghi lại qua ống kính của cựu binh Mỹ tên Mark. Ảnh: Smugmug.com. Chợ Bến Thành,...

Thời Việt Nam Cộng Hòa Chính sách nông thôn

(Bài này là tư liệu của tác giả dùng để giảng dạy tại trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước năm 1975) Năm 1971, chúng tôi cùng với các...

Nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt

Có lẽ trong mỗi chúng ta, không ít người đã từng nghe qua câu nói: “Người không vì mình, trời tru đất diệt”. Tuy nhiên người nghe thì nhiều, người...

Thức lâu mới biết đêm dài – Những điều tưởng vậy nhưng không phải vậy

Cổ nhân có câu: “Thức lâu mới biết đêm dài.” Chuyện ở đời muôn hình vạn trạng, đừng vội kết luận, đừng vội phán xét vì đơn giản rằng chúng...

Giặc Cờ từ phương Bắc – Kỳ 2/3 – Giặc Cờ Vàng

Quân Cờ Vàng (黃旗軍, Hán Việt: Hoàng Kỳ quân) là một đảng cướp thổ phỉ, có nguồn gốc từ tàn quân của phong trào Thái Bình Thiên Quốc (Trung Quốc) kéo sang...

Bàn về thuyết: Tổ tiên người Việt là người Trung Hoa?

Dư luận từng xôn xao về một bài báo của một người có tên là Đỗ Ngọc Bích viết về chủ nghĩa dân tộc Việt Nam mà cô dùng những...

6 quả chuông trong Nhà Thờ Đức Bà

Sáu quả chuông nặng trên 28 tấn, trên 100 tuổi thọ. Nằm ngang tầm với nóc nhà thờ. Cách mặt đất chừng hơn 20 thước. Được chuyên chở từ Marseille...

Ảnh “độc” về con lai Việt – Mỹ sau chiến tranh Việt Nam

Cuộc sống của những đứa trẻ con lai mẹ Việt - bố Mỹ đã được nhiếp ảnh gia Philip Jones Griffiths lột tả chân thực qua những bức ảnh chụp năm 1985....

Nghĩa Cần Vương

LỜI NÓI ĐẦU Nghĩa Cần Vương là cuộc toàn dân kháng chiến, dưới chính nghĩa Hàm Nghi. Lẽ tất nhiên là đã có nhiều người không theo chính nghĩa đó....

Exit mobile version