Hạnh phúc chỉ dành cho người ngốc nghếch, nói dối là không ích kỷ… là những điều mà bạn không nên tin để có được hạnh phúc.
Cuộc sống luôn đầy những nghịch lý nhưng bạn có biết, hầu hết những suy nghĩ có vẻ “trái chiều” này đều được tạo nên từ chính bên trong não bộ.
Phải chăng bộ não chúng ta “lâm bệnh” và đặt niềm tin sai chỗ? Giải mã những niềm tin bí mật này sẽ khiến cuộc sống của bạn vui vẻ, hạnh phúc hơn.
Không phải ai cũng cảm thấy mình hạnh phúc. Nhưng bạn đã bao giờ hỏi rằng, vì sao lại như vậy chưa? Nhiều nghiên cứu tâm lý học chỉ ra, lý do là bởi họ có những niềm tin sai lầm trong cuộc sống. Giải mã những niềm tin sai lầm này sẽ khiến họ trở nên hạnh phúc hơn.
Lầm tưởng 1: Hạnh phúc chỉ dành cho người ngốc nghếch
Nhiều người cho rằng, hạnh phúc chỉ đến với những người ngốc nghếch – luôn vẫy tay và cười với người lạ, nhảy múa dưới mưa hay lúc nào cũng lạc quan vô lo vô nghĩ về cuộc sống.
Những thiên tài lại luôn trầm tư lo lắng, suy nghĩ về thực tại nhiều hơn bởi vậy nhiều người nghĩ họ hiếm khi cảm nhận được niềm hạnh phúc.
Lo lắng đôi khi cũng là điều tốt, nhưng lo lắng quá thì hoàn toàn không nên. Trưởng thành toàn diện nghĩa là có khả năng nhận thức về bản thân – nghĩa là bạn biết mình là ai và có tầm ảnh hưởng như thế nào với người xung quanh.
Các nhà tâm lý học cho rằng bạn có thể sống theo hai cách: tự xem xét lại bản thân (điều chỉnh suy nghĩ, cảm xúc và hành động để cải thiện tình hình) hoặc tự dằn vặt mình (luôn nhìn mọi thứ tiêu cực).
Cách đầu tiên hẳn sẽ giúp khỏe mạnh, hạnh phúc hơn và cũng phổ biến với nhiều người hơn. Trong khi đó cách sau sẽ làm bạn phiền muộn và không ưa những con người hạnh phúc trên bởi họ không cùng tâm trạng khổ đau giống bạn.
Thế nhưng chẳng ai có thể sống hoàn toàn theo một trong hai cách cả. Bởi hầu như mọi người không ai có thể kiểm soát cơn giận của bản thân mà không dùng loại “thuốc hỗ trợ” nào.
Lầm tưởng 2: Lạc quan là tự lừa dối mình
Có lẽ vẫn còn nhiều người vẫn nhầm lẫn về sự lạc quan. Đó không phải việc bạn phớt lờ đi hiện thực mà là cách bạn chấp nhận nó và biết rằng mình sẽ vượt qua được nếu mình vẫn nỗ lực. Nhiều người thường gọi đó là “nghịch lý Stockdale”, đặt theo tên của một tù binh chiến tranh ở thời chống Mỹ.
Nhiều người luôn tự nhủ với bản thân mình khi ở trong tù “Yên tâm, chúng ta sẽ được thả ra vào Giáng Sinh”. Nhưng khi Giáng Sinh tới thì họ lại tiếp tục nhủ, chúng ta sẽ được thả vào Lễ Phục sinh, rồi lễ Tạ ơn hay mùa Giáng Sinh năm sau… Cuối cùng, họ chết dần vì suy sụp.
Tuy nhiên, với Stockdale, ông chấp nhận rằng mình đang không khác nào ở địa ngục nhưng luôn giữ vững niềm tin sẽ có cách giúp ông sống sót, thoát khỏi nơi này.
Bước đầu tiên, ông phát triển một hệ thống mật mã giúp tù binh trò chuyện với nhau, tìm cách để động viên nhau sau khi bị tra tấn.
Stockdale cũng viết thư về nhà với đầy mật mã, dù cho ông không biết liệu gia đình mình có thể hiểu được nó không. Nói cách khác, những suy nghĩ lạc quan ấy chuyển thành hành động chứ không chỉ nằm trong đầu.
Mặc dù không phải ai cũng tin việc ông làm sẽ có kết quả. Nhưng chính niềm tin và nỗ lực ông tạo ra đã có hiệu quả. Thay vì mãi ước muốn tới được vùng đất hứa, ông đã chết trên con đường đi đến đấy. Đó chính là việc là luôn nỗ lực để đạt được điều mình muốn.
Lầm tưởng 3: Những điều phiền phức nhỏ đôi khi còn gây khó chịu hơn thảm họa lớn
Internet là nơi luôn có thể tạo nên cả một làn sóng dư luận gọi là “cộng đồng mạng” từ bất cứ điều gì. Những vụ bạo lực hành hung đôi khi chỉ để lại vài dòng status nhưng chỉ một lỗi nhỏ trong một game mới phát hành cũng kéo theo cả một cơn cuồng phong.
Không chỉ bởi Internet đầy những “anh hùng bàn phím” mà đơn giản nó còn là cách não bộ bạn phản ứng với sự thất vọng.
Thử tưởng tượng điều gì sẽ làm bạn buồn hơn: quán cafe yêu thích đóng cửa hay bị đứt ngón tay khi đang cố tự xay café? Nhiều người cho rằng, chắc chắn là điều thứ hai sẽ khiến bạn đau đớn. Nhưng thực tế không hẳn như vậy.
Lúc đó bạn sẽ có xu hướng tự an ủi mình rằng vẫn còn 9 ngón tay lành lặn kia hơn là đi băng bó vết thương. Lí do vì não bộ có một hệ thống để giúp bạn đối phó với nỗi đau nhưng chúng chỉ hoạt động trong những tình huống nguy cấp.
Bởi quá trình này đòi hỏi nhiều sự tập trung và năng lượng của não bộ, Điều này giống như việc bác sĩ sẽ kê cho bạn liều thuốc để giảm đau khi bị đứt ngón tay nhưng sẽ không như vậy nếu chỉ là một vết đứt tay thường.
Với hầu hết mọi người những điều nhảm nhí sau thường khiến bạn bực tức cả tuần liền. Như việc ai đó trả cho bạn đồng tiền giả, một người bạn quên cảm ơn bạn món quà họ được tặng, hay tiếng động cơ xe khó chịu dù bạn đã đem đến tiệm sửa rất nhiều lần. Chúng ta không bao giờ bận tâm nhiều đến những chuyện đó bởi chúng ta biết chúng “chẳng đáng gì”.
Thay vào đó chúng ta sẽ than phiền chúng với bất kì ai có thể lắng nghe và cứ mỗi lần gợi nhắc đến lại khiến chúng ta bực thêm gấp bội. Đôi khi bạn sẽ còn cảm giác khó chịu ấy đến hàng năm trời từ những chuyện “chẳng đáng gì” đấy.
Lầm tưởng 4: Nói dối là không ích kỷ
Thực tế, ai cũng muốn tỏ ra mình không hề ích kỷ nhưng điều này đồng nghĩa với việc bạn muốn giấu sở thích thực sự của mình sau ý kiến của người khác.
Ai cũng ngại đưa ra ý kiến của mình và đợi chờ từ người khác. Bạn thấy điều này mọi lúc mọi nơi từ chuyện kinh doanh lớn đến bài tập nhóm hay chuyện tình cảm lãng mạn. Giống như kiểu khi được hỏi “Anh thích xem phim gì?” và câu trả lời sẽ là “Anh chọn đi, phim nào cũng được. Em chỉ cần anh vui là được”.
Tất nhiên, thẳng thắn nêu lên mong muốn của bạn không khiến bạn thành một người ích kỷ mà là ở cách bạn phản ứng khi không đạt được nó.
Lúc nào cũng che giấu điều bạn muốn chỉ để chứng tỏ bạn là người biết hy sinh vì người khác (mà thậm chí họ còn không nhận ra) là một trong những cách cư xử sai lầm nhất.
Lầm tưởng 5: Từ chối sự giúp đỡ là tốt
Chúng ta được dạy để đối phó với bản thân của mình, bởi người duy nhất bạn có thể tin tưởng hoàn toàn là chính mình. Đó là lí do mọi siêu anh hùng đều hoạt động độc lập.
Batman không cần ai cả – thế giới mới cần anh. Chính việc mất cha mẹ và phải tự tìm được con đường riêng cho mình là lí do khiến anh trở thành Batman.
Nhưng chúng ta luôn cần bạn bè, đừng ngại nhờ họ giúp đỡ. Chính vì không muốn trở thành gánh nặng của người khác mà ngay từ đầu bạn đã không nhờ vả họ. Nhưng một mình bạn không thể giải quyết được và rồi gánh nặng trở nên lớn hơn nhiều, khi đó gánh nặng đè lên vai bạn bè còn gấp bội.
Quá phụ thuộc vào người khác về mặt cảm xúc, tài chính… đều không tốt nhưng luôn từ chối sự giúp đỡ từ bạn bè thậm chí còn tệ hơn.
Ví dụ như một người lính bị thương nhưng lại từ chối được cấp cứu, sau đó vết thương càng chảy máu và anh ta phải bỏ cả trận chiến.
Thử nghĩ xem, anh ta thật sự dũng cảm vì không sợ máu chảy, hay chỉ là một người hèn nhát vì sợ tỏ ra yếu đuối trước mặt những người đàn ông khác. Biết được câu trả lời chính xác hẳn sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của bạn sau này.
Tham khảo: Cracked, Wikipedia