Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những loài động vật khủng khiếp nhất hành tinh

Cá sấu nước mặn là loài cá sấu lớn nhất thế giới, con đực trưởng thành có thể dài tới 7 m. Lực cắn từ bộ hàm của chúng được ví ngang với khủng long bạo chúa.Can canh nhung loai dong vat dang so nhat hanh tinh hinh anh 8

Đây là hình ảnh đôi chân màu đen tuyệt đẹp của một con gấu Bắc cực khi đang ở dưới nước. Trong họ nhà gấu, gấu Bắc cực là loài hung dữ nhất, có khả năng hạ gục con mồi chỉ sau một cú tát. Chúng cũng có thể bơi gần 100 km mà không cần nghỉ, đánh hơi thấy mùi con mồi từ khoảng cách hơn 30 km. Ảnh: Getty Images.

Cái miệng rộng ngoác đáng sợ này là của một con dơi ma cà rồng. Loài vật này sống ở Mexico, Trung Mỹ và Nam Mỹ, thường hút máu động vật như bò, ngựa. Trong vài trường hợp, dơi ma cà rồng có thể tấn công con người. Ảnh: Getty Images/EyeEm.

Đây là đầu của một con rắn Taipan nội địa, loài rắn độc nhất thế giới sống ở Australia. Nọc độc của loài rắn này đủ để giết 250.000 con chuột về cõi chết chỉ sau một nhát cắn. Một con rắn Taipan nội địa trưởng thành dài khoảng 2 m, có màu nâu đậm hoặc màu xanh đậm ô liu. Ảnh: Shutterstock/reptiles4all.

Hổ là loài động vật lớn nhất trong họ nhà mèo, sống ở các khu rừng rậm và đồng cỏ khắp thế giới. Hổ ăn thịt sống và rất hung dữ, có thể tấn công con người. Trong thế kỷ 20, một con hổ Bengal sống ở vùng Champawat, Ấn Độ đã gieo rắc nỗi kinh hoàng cho người dân khi ăn thịt 436 người ở vùng biên giới Ấn Độ – Nepal. Ảnh: Getty Images.

Đây là đầu của con nhện độc lang thang Brazil. Loài nhện này có tên như vậy vì chúng không giăng tơ làm tổ, mà bò trên mặt đất vào ban đêm để tìm kiếm con mồi. Sách kỷ lục thế giới Guinness từng ghi nhận đây là loài nhện độc nhất thế giới. Ảnh: Shutterstock/Nashepard.

Bạch tuộc vòng xanh hoặc bạch tuộc đốm xanh sống trong các rạn san hô ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Loài bạch tuộc này có nọc độc đủ giết chết 26 người trưởng thành. Ảnh: Shutterstock/almond09.

Những chú hà mã trong vườn thú có thể khiến nhiều du khách cảm thấy hào hứng, nhưng tại một số quốc gia ở châu Phi, chúng là nguyên nhân gây ra nhiều cái chết của con người hơn bất kỳ loài động vật nào khác. Ảnh: Getty Images/EyeEm.

Đây là móng vuốt của một chú gấu xám Bắc Mỹ sống ở Canada. Gấu xám Bắc Mỹ bơi khỏe và chạy nhanh. Chúng được xem là nguy hiểm hơn nhiều so với người anh em họ gấu đen. Ảnh: Getty Images/National Geographic Creative.

Bộ lông màu xám bạc giúp chó sói lẩn trốn dễ dàng trong môi trường hoang dã. Một con sói trưởng thành cao khoảng 0,9 m, nặng khoảng 60 kg. Hiện nay, số lượng loài sói xám đang suy giảm do môi trường sống bị thu hẹp và nạn săn bắn của con người. Ảnh: Getty Images.

Linh cẩu là loài thú ăn thịt có nguồn gốc ở châu Phi. Tốc độ chạy nhanh cùng bộ hàm khỏe giúp linh cẩu hạ gục được những con mồi lớn như ngựa vằn, trâu, linh dương. Tuy nhiên, loài vật này ít tự săn mồi mà thường đi theo những con thú ăn thịt khác, rồi cướp lại chiến lợi phẩm. Ảnh: Shutterstock/Mark Bridge.

Ếch phi tiêu độc là một trong số những loài lưỡng cư độc nhất trên hành tinh. Chúng sống trên sườn núi phía tây dãy Andes ở Ecuador. Da của loài ếch này chứa lượng độc tố gấp 200 lần so với morphine. Ảnh: Shutterstock/Dirk Ercken.

Hiện có khoảng 600 loài bọ cạp sống trên khắp thế giới. Nọc độc của bọ cạp nằm ở phần đuôi. Tuy nhiên, loài động vật này thường chỉ tấn công khi tự vệ. Ảnh: Shutterstock/Protasov AN.

Cá sấu nước mặn là loài cá sấu lớn nhất thế giới, con đực trưởng thành có thể dài tới 7 m. Lực cắn từ bộ hàm của chúng được ví ngang với khủng long bạo chúa. Loài vật được đánh giá là thông minh nhất trong nhóm bò sát này còn được biết đến với khả năng ngụy trang, tính kiên nhẫn bất động rình hàng giờ liền trước khi bất thình lình tấn công con mồi. Ảnh: Getty Images/Lonely Planet Images.

Rồng Komodo sống ở đảo Komodo, Indonesia, có chiều dài khoảng hơn 2 m. Rồng Komodo thường ăn các loài thú không xương sống và thú có vú. Với những con mồi to, rồng Komodo cắn và tiết dịch nhầy chứa vi khuẩn khiến con mồi chết từ từ. Sau đó, chúng lần theo dấu vết đến nơi con mồi ngã xuống rồi chén thịt. Ảnh: Getty Images/Imagebroker RF.

Cá mặt quỷ sống chủ yếu các vùng duyên hải của Ấn Độ – Thái Bình Dương. Nọc độc từ những chiếc gai trên lưng của cá mặt quỷ là nỗi ác mộng của con người nếu chẳng may dẫm phải. Lượng độc tố bên trong có thể khiến một người trưởng thành tử vong nhanh chóng. Ảnh: Sutterstock/VisionDive.

Vết cắn của một con kiến thợ săn (kiến đạn) khiến con người cảm nhận như bị trúng đạn, cơn đau kéo dài tới tận 12 giờ sau đó. Loài kiến này sống chủ yếu ở trong rừng Amazon. Ảnh: Sutterstock/Ryan M. Bolton.

11 quy tắc lạ lùng chỉ thấy ở Nhật Bản có thể bạn chưa biết!

Từ lâu Nhật Bản đã được biết đến là một cường quốc kinh tế có nền giáo dục phát triển và con người ở đây rất chăm chỉ, thông minh,...

Nhà cổ ở Sài Gòn từng là nơi ở của giám mục Bá Đa Lộc

Căn nhà nằm trong khuôn viên Tòa Tổng Giám mục là ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn hiện nay với tuổi đời hơn hai thế kỷ, từng là nơi ở...

Chùm ảnh ở Kiev thập niên 1980 qua bưu thiếp Xô-viết

Đại lộ Kreshchatik, đài tưởng niệm Cách mạng Tháng Mười, nhà thờ Cổng Tam vị nhất thể… là loạt ảnh tráng lệ về thành phố Kiev thập niên 1980 được...

Học giả Đào Duy Anh và việc biên soạn Hán Việt từ điển

Học giả Đào Duy Anh sinh ngày 25.4.1904 tại Thanh Hóa và mất ngày 1.4.1988 tại Hà Nội. Quê gốc của ông ở làng Khúc Thủy, tổng Tả Thanh Oai,...

Những câu nói đáng suy ngẫm

1. Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại...

Chút suy nghĩ về chuyện “Cõng rắn cắn gà nhà” của Nguyễn Ánh – Gia Long

Người ta đã viện dẫn nhiều sự kiện lịch sử để chứng minh cho sự “thối nát” của triều Nguyễn, nổi bật nhất là việc Nguyễn Ánh – Gia Long...

Khác biệt trong việc cài khuy áo

Chiếc áo sơ mi là một trong những món đồ không thể thiếu trong tủ quần áo của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, đố bạn tìm ra điểm khác biệt...

Thông điệp bất ngờ từ những chiếc bật lửa của lính Mỹ tại Việt Nam

Chiếc bật lửa Zippo là vật dụng bất khả ly thân của nhiều lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam. Nó không chỉ là một công cụ để tạo ra lửa, mà...

Tại sao miếu hiệu 3 vua đầu triều Nguyễn xưng là ‘tổ’, đến vua Tự Đức là ‘tông’?

Miếu hiệu của vua Gia Long là Thế tổ, của vua Minh Mạng là Thánh tổ, của vua Thiệu Trị là Hiến tổ, của vua Tự Đức là Dực Tông....

Đàn Nam Giao – Nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ tế

Theo thống kê, đã có 10 trong tổng số 13 vị vua nhà Nguyễn đích thân tế hoặc sai người tế thay ở đàn Nam Giao với 98 buổi đại...

Chữ “Nhẫn” của người Việt

Một trong những đức tính truyền thống giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại cho đến ngày nay, dầu trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đó là...

Những cái nhất của Sài Gòn xưa

Ngôi trường xưa nhất Trường Lê Quý Đôn được xây vào năm 1874, hoàn tất năm 1877 do người Pháp quản lý. Lúc đầu trường có tên Collège Indigène (Trung...

Exit mobile version