Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Phát xít Đức: Cha đẻ của mọi loại phản lực hiện đại

Không ngoa khi nói rằng phát xít Đức chính là cha đẻ của mọi thành tựu công nghệ hàng không sử dụng động cơ phản lực hiện đại ngày nay.


Ngành công nghiệp quốc phòng của phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai có thể nói là đứng đầu thế giới. Những thành tựu của nước này là không thể phủ nhận và những thành tựu đó đã “chia năm sẻ bảy” khi nước Đức thất trận. Nguồn ảnh: History.

Kỳ dị nhất phải nói đến một loại máy bay phản lực mang tên Horten Ho 229 được phát xít Đức phát triển vào năm 1944. Tuy số lượng sản xuất chỉ ba chiếc và vẫn đang trong quá trình thử nghiệm nhưng Ho 229 đã khiến quân Đồng Minh phải kinh ngạc với thiết kế độc đáo của nó. Nguồn ảnh: History.

Khác với tất cả các loại chiến đấu cơ thời bấy giờ, Ho 229 không có cánh cánh đuôi và là một trong những chiếc chiến đấu cơ phản lực đầu tiên của nhân loại. Nguồn ảnh: History.

Ho 229 cũng là chiến đấu cơ phản lực đầu tiên trên thế giới sử dụng thiết kế thân cánh liền khối, một thiết kế rất khó mà ngày nay vẫn rất ít máy được thiết kế theo kiểu này. Nguồn ảnh: History.

Trước đấy, một chiến đấu cơ phản lực trông có vẻ “bình thường” hơn của Đức quốc xã là loại Messerschmitt Me 262 được coi là chiến đấu cơ phản lực hai động cơ đầu tiên của thế giới đã ra đời từ năm 1941. Nguồn ảnh: Wiki.

Được xếp vào hàng máy bay tiêm kích, Me 262 có thành tích khá “thảm hại” trong CTTG 2 khi 100 chiếc Me 262 bị tiêu diệt đổi lại những chiếc Me 262 chỉ tiêu diệt được 150 chiến đấu cơ Đồng Minh. Ngoài ra còn các vấn đề kỹ thuật như khó bảo trì, tầm bay hạn chế, khó điều khiển và hoạt động không đáng tin cậy khiến phi công Đức luôn ngán ngẩm khi lái Me 262 . Nguồn ảnh: WWII.

Mặc dù vậy, thiết kế của Me 262 được coi là chuẩn mực coi mọi chiến đấu cơ đời đầu của Mỹ và Liên Xô sau này. Các bản thiết kế của Me 262 tất nhiên cũng đã bị sao chép, lấy cắp và “phổ cập” tới nhiều nước trên thế giới sau khi nước Đức bại trận trong CTTG 2. Nguồn ảnh: Wiki.

Chiến đấu cơ phản lực đầu tiên được sản xuất với số lượng lớn của Mỹ chính là F-86 Sabre. Có thể nhận thấy nhiều điểm tương đồng của F-86 với mẫu Me 262 của Đức quốc xã được sản xuất từ những năm 1940. Nguồn ảnh: IPMS.

F-86 Sabre là chiến đấu cơ được sản xuất với số lượng nhiều nhất của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh, tổng cộng đã có 9860 chiến đấu cơ F-86 được Mỹ và các nước phương Tây sản xuất. Ngoài ra còn có rất nhiều biến thể của nó được Canada sản xuất và cung cấp cho các nước ngoài NATO. Nguồn ảnh: Wiki.

Ở chiều hướng đối lập, Liên Xô cũng thiết kế ra chiếc MiG-15 vào năm 1949 và sản xuất được tới 18.000 chiếc tổng cộng. Đây là một trong những máy bay phản lực chiến đấu thành công nhất của Liên Xô trong lịch sử. Nguồn ảnh: Aviation.

Về cơ bản, thiết kế của những máy bay phản lực đời đầu chỉ bao gồm một động cơ phản lực bên trong khá đơn giản. Tuy nhiên đây là bước tiến đầu tiên để ngành hàng không quân sự thế giới phát triển vượt trội được như ngày nay. Nguồn ảnh: Youtube.

Thậm chí, các mẫu máy bay quân sự hiện đại của thế kỷ 21 cũng vẫn mang hơi hướng thiết kế của những chiếc máy bay phản lực do phát xít Đức thiết kế từ cách đây hơn 70 năm. Ảnh: Thiết kế của B-2 Spirit có phần tương đồng với chiếc Horten Ho 229 của Đức quốc xã. Nguồn ảnh: Wiki.

Tiền thưởng đời vua Minh Mệnh (1820-1840)

Đời vua Minh Mệnh cũng đúc các loại thoi bạc, mặt tiền đúc bốn chữ Minh Mệnh niên tạo (Tạo tác trong niên hiệu Minh Mệnh), lưng tiền đúc nổi...

ĐÀ trong ĐẬM ĐÀ nghĩa là gì?

Mục “Tiếng Việt” trên báo Văn nghệ số 31 (2945), thứ Bảy 30-7-2016, có đăng bài “Đậm đà” của một tác giả ký tên là Từ Nguyên (tr.19). Cho biết...

Xe cộ ở Triều Tiên

Luật pháp tại Triều Tiên, đất nước bí ẩn nhất thế giới, quy định rõ rằng công dân không có quyền sở hữu xe hơi riêng. Chính vì vậy, toàn...

Chuyện về Công tử Bạc Liêu – Kỳ 2 – Bá hộ Bì kén rể thầy thông Thầy ký Trạch trở thành rể quý

Chưa bao giờ Nhà Lớn trải qua những ngày tưng bừng nhộn nhịp như mấy ngày ông Hội đồng làm lễ - trước lễ sau tiệc - mừng ngày Cậu...

Nhà thờ Bắc Ninh – Biểu chứng lịch sử đức tin và kiến trúc

Vào năm 1889, Đức Cha An-tô-ni-ô Cô-lô-mơ Lễ (người Tây Ban Nha) – giám mục tiên khởi Bắc Ninh đã mua một mảnh đất cách thành cổ Bắc Ninh chừng...

Nghịch lý giáo dục Việt Nam – Điểm thi là mục đích

Nếu lợi tức của giáo dục vẫn tập trung vào các kỳ thi, vào tấm bằng, thì người ta sẽ còn xoay xở ra trăm phương ngàn kế để “đầu...

Đã từng có một Hà Nội rất khác…

Hà Nội hôm nay đang phát triển và thay đổi diệm mạo, nhiều con đường mới và công trình mới được xây dựng. Nhưng cũng đã từng có một Hà...

Vẻ đẹp mộc mạc và bình dị về Cần Thơ năm 1968-1969

Đây là loạt ảnh đời thường thú vị do cựu binh Mỹ William Ruzin chụp ở Cần Thơ năm 1968 và 1969. Trên bến Ninh Kiều, Cần Thơ năm 1968. Ảnh:...

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nổi tiếng đất Nam Bộ

Bên cạnh kiến trúc độc đáo, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê còn gắn với một cuộc tình của nữ nhà văn Pháp Marguerite Duras và thiếu gia người Hoa Huỳnh...

Hai bà Trưng và trang bi hùng sử tộc Việt

1 Vài nét về thời đại, những tư liệu gốc về Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa giành độc lập, tự do cho dân tộc Sau 97 năm dưới ách...

Truyện chưởng trên báo Sài Gòn xưa

Nói đến báo chí Sài Gòn trước năm 1975, không thể bỏ qua tiểu thuyết kiếm hiệp, còn gọi truyện chưởng. Thể loại này từng làm mưa làm gió trên...

Những nấc khung thời gian phố phường

“Mỗi cánh cửa đều chứa đựng cả một khoảng kí ức. Màu sắc, không gian và thời gian đã biến chúng thành một phần linh hồn nơi ngõ nhỏ. Ai biết...

Exit mobile version