Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sự thật đáng kinh ngạc về đại dương

Đại dương, nơi sinh sống của hàng ngàn loại động vật biển phong phú khác nhau vẫn ẩn chứa vô vàn điều bí ẩn mà chúng ta chưa khám phá hết. Dưới đây là 10 sự thật gây kinh ngạc về đại dương mà không phải cũng biết.

1. Mực nước biển tiếp tục tăng

Sự nóng lên của khí hậu và hiện tượng băng tan làm mực nước biển tăng lên nhanh hơn so với suy nghĩ của nhiều người.

Theo hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc, kể từ đầu thế kỷ 20 các tảng băng tan chảy đã đóng góp thêm 15cm cho mực nước biển, điều này sẽ ảnh hưởng tới môi trường sống của hơn một tỷ người trên thế giới.

2. Nồng độ axit trong nước biển ngày càng tăng


Độ PH trong đại dương đang giảm, trong khi đó nồng độ axit đã tăng lên hơn 30% kể từ năm 1751.

3. Biển sâu là nơi sinh sống của những sinh vật sống cách đây 65 triệu năm


Có những sinh vật xuất hiện cách đây 65 triệu năm nhưng ngày nay vẫn còn sống dưới đại dương sâu thẳm. Ví dụ, năm 1938, xác một con cá Coelacanths bị cuốn trôi vào bờ, đây là một loài cá cổ đã từng tồn tại trên trái đất từ cách đây 360 triệu năm.

4. Biển là ngôi nhà của dãy núi dài nhất thế giới


Mid-Atlantic Ridge – Sống núi giữa Đại Tây Dương, ranh giới mảng tách giãn chạy giữa đáy của Đại Tây Dương, chính là dãy núi dài nhất thế giới. Hơn 90% dãy núi nằm sâu dưới mực nước biển.

5. 86% các loài ở đại dương vẫn chưa được biết đến


Theo ước tính của các nhà khoa học, 86% các loài đại dương vẫn chưa được biết đến. Con người vẫn chưa thể khám phá hết các bí mật của đại dương, bao gồm cả các loài sống bên trong đại dương.

6. Nước biển trên thế giới chứa khoảng 20 triệu tấn vàng


Tuy khó tin nhưng sự thật là nước biển trên thế giới chứa gần 20 triệu tấn vàng. Rất nhiều nhà khoa học đã tìm cách lọc vàng từ nước biển nhưng đều thất bại do hàm lượng vàng trong nước biển rất thấp (0,002g/1 tấn) và hiện chưa tìm ra phương pháp hiệu quả về mặt chi phí.

7. Đại dương mang theo hàng tấn vi khuẩn


Có hàng tỷ vi khuẩn và virus cư trú trong đại dương. Bên cạnh những loài vô hại thì cũng có những loài có thể khiến bạn bị các bệnh ngoài da, nhiễm trùng tụ cầu khuẩn hoặc viêm gan.

8. Mỗi năm có khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa tuồn ra đại dương


Mỗi năm có khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa tuồn ra đại dương, trong đó 80% đến từ vùng đất liền.

9. Đại dương có thể nghiền nát bạn

Khi càng đi sâu vào đại dương, áp lực nước càng đẩy mạnh vào cơ thể bạn. Cuối cùng áp lực nước sẽ làm nát các cơ quan nội tạng của bạn.

10. Phần lớn đại dương có màu đen


Ánh sáng Mặt trời chỉ có thể đi xuống 200 mét trong đại dương. Ở khoảng cách lớn hơn mọi thứ hoàn toàn tối và được gọi là Vùng Aphotic – Vùng thiếu sáng.

Bộ sưu tập ấn ngà của vua Tự Đức

Nổi tiếng là ông vua hay chữ, vua Tự Đức có hẳn một bộ ấn ngà được chế tác rất tinh xảo, khắc những lời răn đầy ý nghĩa về...

Vỉa hè Sài Gòn những năm 1960 có gì? Chuyện ăn uống của Sài Gòn ngày xưa

Từ những quán ăn được trang trí và bày biện rất đơn giản và có phần tạm bợ trên dọc đường đi, trong các khu chợ đến các quán hàng...

Sài Gòn 1967 sinh động và đầy sắc màu

Dưới góc nhìn của Bill Mullin – một nhân viên chính phủ Mỹ, Sài Gòn năm 1967 hiện lên như một thành phố sinh động và đầy sắc màu. Đại...

Nhớ đèn “ết đa” (măng-xông) thời đã xa

Quê tôi xưa chỉ thắp đèn dầu, bây giờ nhà nhà sáng điện. Điện khí hóa đưa ánh sáng đèn điện về quê, ánh sáng văn minh từ thuở cha...

ĐÀ trong ĐẬM ĐÀ nghĩa là gì?

Mục “Tiếng Việt” trên báo Văn nghệ số 31 (2945), thứ Bảy 30-7-2016, có đăng bài “Đậm đà” của một tác giả ký tên là Từ Nguyên (tr.19). Cho biết...

Luật ngã , hỏi

Trong khi viết quốc ngữ, người Đàng Trong hay lẫn lộn về dấu ngã dấu hỏi cũng như người Đàng Ngoài hay lẫn lộn về x với s, ch với...

Về vấn đề láy từ trong tiếng Việt

I . Mở đầu Ví dụ ta lấy từ héo. Muốn làm giảm nghĩa của héo, ta có hai cách : - hoặc dùng cú pháp từ hơi, ta có hơi héo...

Làm gì nếu bị mắc kẹt trong thang máy?

Có lẽ cơn ác mộng tồi tệ nhất với hầu hết mọi người khi di chuyển trong các tòa nhà cao tầng là bị kẹt trong thang máy. Đây quả...

Lai lịch Lăng Cha Cả

Những chuyến xe buýt đi trên đường Hoàng Văn Thụ thường hay nghe, “Đến Lăng Cha Cả có ai xuống không?” mỗi khi xe gần đến vòng xoay cầu vượt....

Tại sao có lễ cúng cơm trong 100 ngày?

Gia đình Việt Nam nhà nào cũng vậy, mỗi ngày có hai bữa cơm là giờ phút đầm ấm nhất. Trong nhà có người về muộn, mọi người cũng cố...

Người Hoa hơn gì người Việt

Trong khuôn khổ bài viết này, người Hoa được hiểu là người quốc tịch Việt gốc Hoa ở Chợ Lớn – Sài Gòn. Không phải người Hoa đang ở Trung...

Nguồn gốc câu thành ngữ “Ngao sò tranh đấu, ngư ông đắc lợi”

Điển tích ngư ông đắc lợi Điển tích về ngư ông đắc lợi Xưa kia, vào thời xuân thu chiến quốc, có 2 nước là Yên và Triệu thường xuyên...

Exit mobile version